Sơ đồ bài viết
Bài giảng môn học Lý luận nhà nước và pháp luật chương V cung cấp cái nhìn sâu sắc về hình thức và hệ thống pháp luật, cũng như quá trình áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Chương này đi sâu vào các nguồn luật, cơ cấu của hệ thống pháp luật, và cách thức pháp luật được thi hành nhằm bảo đảm trật tự xã hội. Đây là tài liệu quan trọng dành cho sinh viên luật và những người nghiên cứu về pháp lý, giúp hiểu rõ hơn về vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Bài giảng môn học Lý luận nhà nước và pháp luật chương V
CHƯƠNG V. PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG
I. Khái niệm và nguyên tắc của Luật Lao động
1. Khái niệm Luật Lao động:
Luật Lao động là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động (cá nhân, tổ chức), trong đó có quan hệ giữa công nhân, viên chức với xí nghiệp, cơ quan nhà nước, những quan hệ giữa tổ chức công đoàn với Ban quản lý xí nghiệp với thủ trưởng cơ quan nhà nước có liên quan đến sử dụng lao động của công nhân viên chức.
Quan hệ pháp luật lao động thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động với tổ chức, cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động.
Đặc điểm:
– Được thiết lập chủ yếu trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động.
– Khi tham gia quan hệ pháp luật lao động, người lao động phải chịu sự quản lý của người sử dụng lao động, phải tuân thủ kỷ luật lao động, nội quy doanh nghiệp, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chịu sự kiểm tra, giám sát của người sử dụng lao động và được nhận lương, tiền thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp và các chế độ trợ cấp, bảo hiểm xã hội mà pháp luật quy định.
– Sự tham gia của tổ chức công đoàn với tư cách là người đại diện cho tập thể nguời lao động mang tính bắt buộc nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động.
2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động:
2.1 Bảo vệ người lao động.
– Đảm bảo quyền rự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp không bị phân biệt đối xử giữa những người lao động.
– Trả lương (công) theo lao động
– Thực hiện bảo hộ lao động đối với người lao động
– Đảm bảo quyền được nghỉ ngơi của nguòi lao động
– Tôn trọng quyền đại diện của tập thể lao động.
– Thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
2.2 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.
2.3 Kết họp hài hoà giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.
II. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động và người sử dụng lao động
1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động:
1.1 Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động có các quyền cơ bản sau:
– Được trả công lao động theo số lượng, chất lượng lao động và hiệu quả lao động; tiền lương ngang nhau cho công việc như nhau.
– Được bảo hộ lao động toàn diện, được làm việc trong điều kiện an toàn cho sức khỏe, tính mạng.
– Được nghỉ ngơi theo chế độ nhà nước quy định như: nghỉ hàng năm (phép), nghỉ lễ, Tế, nghỉ hàng tuần … mà vẫn hưởng lương.
– Được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội khi ốm đau, thai sản, giảm hoặc mất khả năng làm việc, rủi ro, hết tuổi lao động hoặc mất việc làm.
– Được hưởng phúc lợi tập thể và các quyền lợi khác
– Được đình công theo quy định của pháp luật.
1.2 Nghĩa vụ của người lao động:
– Làm tròn trách nhiệm theo đúng hợp đồng đã ký kết.
– Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động.
– Tuân theo sự quản lý, điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động.
2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người sử dụng lao động:
2.1 Quyền của người sử dụng lao động.
– Quyền tuyển chọn, bố trí và điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, công tác.
– Quyền được cử đại diện để thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp hoặc trong ngành.
– Quyền khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động trong những trường hợp nhất định.
2.2 Nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
– Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các thỏa thuận khác với người lao động.
– Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và các điều kiện lao động khác.
– Bảo đảm kỷ luật lao động.
– Tôn trọng nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người lao động, đồng thời phải quan tâm đến đời sống của họ và gia đình.
Đây là những quyền và nghĩa vụ chung nhất của người lao động và người sử dụng lao động trong tất cả các quan hệ pháp luật lao động. Quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên được xác định tùy theo từng mối quan hệ riêng mà họ tham gia.
III. Vai trò, quyền hạn của Tổ chức Công đoàn trong quan hệ với người lao động và người sử dụng lao động
1. Hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam:
* Khái niệm Công đoàn: Công đoàn là một tổ chức chính trị xã hội và nghề nghiệp rộng lớn nhất của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trung ương: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
Liên đoàn lao động cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn:
2.1 Quyền hạn:
– Quyền tham gia xây dựng các quy chế lao động trong đơn vị như nội dung lao động, định mức lao động, thỏa ước lao động tập thể. Tổng liên đoàn lao động Viêt Nam có quyền tham gia xây dựng Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật khác về lao động. (Đ.5 Luật Công đoàn năm 1990)
– Quyền cùng người sử dụng lao động tổ chức đại hội công nhân viên chức hoặc đại hội đại biểu công nhân viên chức, chỉ đạo đại hội công nhân viên chức và phong trào thi đua trong cơ quan, doanh nghiệp, xây dựng nghị quyết đại hội tham gia vào Hội đồng doanh và Ban thanh tra công nhân của đơn vị. Đây là quyền hạn rất quan trọng của Công đoàn.
– Quyền tham gia cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động, bảo đảm thực hiện nguyên tắc phân phối công bằng, đúng quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện của đơn vị sử dụng lao động.
– Quyền tham gia quản lý và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của cơ quan, doanh nghiệp.
– Quyền thay mặt người lao động kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động của người sử dụng lao động.
– Quyền tham gia xử lý kỷ luật lao động; tham gia giải quyết tranh chấp lao động trên cơ sở của pháp luật lao động.
– Quyền đại diện ký kết thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động.
– Quyền tổ chức đình công theo quy định của pháp luật (Đ.174) BCH Công đoàn cơ sở sẽ quyết định việc đình công sẽ lấy ý kiến trực tiếp của người lao động, hoặc lấy ý kiến của thành viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, tổ trưởng công đoàn, tổ trưởng sản xuất…
BCH Công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động ra quyết định đình công bằng văn bản sau được quá nửa tập thể lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu hoặc lấy chữ ký.
Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của tập thể lao động, pháp luật quy định chỉ Thủ tướng Chính phủ mới có quyền quyết định hoãn hoặc ngưng cuộc đình công và TAND mới có quyền quyết định cuối cùng về những cuộc đình công.
Tóm lại, trong quan hệ lao động, Công đoàn là đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Do đó, trong mọi trường hợp, người sử dụng lao động phải tôn trọng các quyền của Công đoàn, phải cung cấp thông tin, phương tiện làm việc để tổ chức công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và vai trò của mình. Người sử dụng lao động phải phối hợp hoạt động với công đoàn để xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa góp phần hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh ổn định và nâng cao mức sống cho người lao động
Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Lý luận nhà nước và pháp luật: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-ly-luan-nha-nuoc-va-phap-luat?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: