Bài giảng môn học Luật Tố tụng hình sự chương V về khởi tố vụ án hình sự cung cấp cái nhìn sâu sắc về quy trình, thẩm quyền, và các căn cứ pháp lý liên quan đến việc khởi tố. Nội dung bài giảng giúp sinh viên hiểu rõ vai trò của cơ quan tiến hành tố tụng, các tình huống khởi tố theo yêu cầu người bị hại, và các vấn đề pháp lý quan trọng khác. Đây là tài liệu không thể bỏ qua để nắm vững kiến thức nền tảng về Luật Tố tụng hình sự và áp dụng hiệu quả trong thực tiễn.
Bài giảng môn học Luật Tố tụng hình sự chương V
Chương 5: Khởi tố vụ án hình sự
I. Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
– Khái niệm: Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên mà trong đó cơ quan thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có hay không có các dấu hiệu của tội phạm, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự
– Khởi tố vụ án hình sự bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được thông tin từ vụ án (VD có người tố giác, báo tin, tự thú ; hoặc các cơ quan bằng nghiệp vụ của mình phát hiện ra dấu hiệu tội phạm), kết thúc khi cơ quan có thẩm quyền xem xét các thông tin để kiểm tra có dấu hiệu phạm tội hay không, nếu có thì ra quyết định khởi tố vụ án, nếu không thì ra quyết định không khởi tố vụ án
– Nhiệm vụ: cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án xác định có hay không có vụ việc phạm tội, có hay không có dấu hiệu tội phạm, để trên cơ sở đó ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự
II. Thẩm quyền khởi tố vụ án (Điều 104)
1. Cơ quan điều tra
– CQĐT có quyền khởi tố vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan mình
– Nếu cơ quan nào phát hiện đầu tiên thì phải nhanh chóng ra quyết định khởi tố vụ án
2. Viện kiểm sát
– VKS cũng có quyền khởi tố vụ án, nhưng hẹp hơn nhiều so với CQĐT
– Thẩm quyền khởi tố vụ án của VKS mang tính thụ động, phái sinh:
+ trường hợp 1: CQĐT ra quyết định không khởi tố vụ án, nhưng VKS xét thấy cần phải khởi tố vụ án, nên ra quyết định yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án
+ trường hợp 2: khởi tố vụ án theo yêu cầu của Hội đồng xét xử
3. Thẩm quyền khởi tố vụ án của tòa án
– Chỉ có 1 trường hợp Tòa án có quyền ra quyết định khởi tố vụ án: khi đang xét xử vụ án mà Hội đồng xét xử thấy có tội phạm mới thì có thể yêu cầu tòa án khởi tố vụ án. Tức là tòa án ra quyết định khởi tố vụ án :
+ tại phiên tòa, và
+ phát hiện tội phạm mới:
- Nếu tội phạm mới không liên quan đến vụ án đang xét xử thì có thể yêu cầu VKS khởi tố hoặc tự mình khởi tố vụ án
- Nếu có liên quan đến vụ án đang xét xử: trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung
III. Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại (Điều 105)
– Chỉ hạn chế trong một số tội:
– Điều kiện:
+ những tội đó chắc chắn có người bị hại
+ tội phạm thuộc khoản 1 của tội quy định trong BLHS
– Nếu người bị hại yêu cầu không khởi tố thì vụ án sẽ bị đình chỉ
– Chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại
– Có thể yêu cầu rút đơn yêu cầu khởi tố với các điều kiện:
+ phải trước khi mở phiên tòa
+ việc rút phải tự nguyện
+ phải đúng người làm đơn mới được rút đơn
+ không còn có đơn khác (tức là đã rút hết đơn, trong trường hợp người bị hại gửi nhiều đơn)
IV. Cơ sở, căn cứ khởi tố vụ án
1. Cơ sở khởi tố vụ án (Điều 100)
– Tố giác của người dân
– Tin báo của cơ quan, tổ chức
– Tin báo trên phương tiện truyền thông
– Các cơ quan có thẩm quyền tự mình phát hiện tội phạm
– Người phạm tội tự thú
Chú ý: đơn thư tố cáo nặc danh thì không đủ căn cứ để khởi tố vụ án, nhưng vẫn phải kiểm tra, xem xét
2. Căn cứ khởi tố vụ án
– Phải có sự việc có dấu hiệu tội phạm (tức là có hành vi nguy hiểm cho XH, có lỗi, được quy định trong BLHS, và phải chịu hình phạt)
V. Trình tự khởi tố vụ án
Gồm 3 bước chính:
– Bước 1: Tiếp nhận tố giác, tin báo
– Bước 2: Kiểm tra, xác minh
– Bước 3: Ra quyết định khởi tố / không khởi tố vụ án
Quy định thực hiện trong 20 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng
Căn cứ không khởi tố vụ án (Điều 107)
– Không có sự việc phạm tội
– Hành vi không cấu thành tội phạm
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự
– Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật
– Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
– Tội phạm đã được đại xá
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác
Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật Tố tụng hình sự: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-to-tung-hinh-su?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: