Bài giảng môn học Luật Tố tụng hình sự chương IX cung cấp nội dung chuyên sâu về xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Đây là một phần quan trọng trong hệ thống tố tụng, nhằm đảm bảo sự công bằng và khắc phục những sai sót trong quá trình xét xử. Chương này tập trung vào các căn cứ, thủ tục tái thẩm và giám đốc thẩm, đồng thời giải thích rõ quyền hạn của cơ quan xét lại cũng như quy trình thực hiện. Bài giảng không chỉ giúp người học nắm vững lý thuyết mà còn hiểu rõ ý nghĩa thực tiễn trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân và tổ chức trong tố tụng hình sự.
Bài giảng môn học Luật Tố tụng hình sự chương IX
Chương 9: Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
I. Khái niệm giám đốc thẩm, kháng nghị giám đốc thẩm
1. Khái niệm giám đốc thẩm
– Là việc xét lại bản án, QĐ đã có hiệu lực PL bị kháng nghị vì phát hiện những vi phạm PL nghiêm trọng trong quá trình xử lý vụ án
2. Cơ sở pháp lý kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
– Đối tượng: bản án hoặc QĐ đã có hiệu lực PL
– Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 273):
+ việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ
+ kết luận trong bản án hoặc QĐ không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án
+ có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử
+ có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự: tức là vi phạm về nội dung, VD định tội danh sai, áp dụng hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ, QĐ hình phạt không đúng, cho hưởng án treo không có căn cứ, …
– Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 275):
+ Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị bất kỳ bản án, QĐ đã có hiệu lực PL của tòa án các cấp, trừ QĐ của Hội đồng thẩm phán TANDTC
+ Chánh án tòa án quân sự TW, Viện trưởng VKS quân sự TW có quyền kháng nghị bất kỳ bản án hoặc QĐ đã có hiệu lực PL của tòa án quân sự cấp dưới
+ Chánh án TANDTC cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, Chánh án tòa án quân sự cấp quân khu, Viện trưởng VKS quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị bản án hoặc QĐ đã có hiệu lực PL của Tòa án cấp dưới
– Bản kháng nghị, những tài liệu bổ sung (nếu có) được gửi cho:
+ tòa án đã ra bản án hoặc QĐ bị kháng nghị
+ tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm
+ người bị kết án và những người có quyền và lợi íích liên quan đến việc kháng nghị
– Thời hạn kháng nghị (Điều 278):
+ nếu kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày bản án hoặc QĐ có hiệu lực PL
+ nếu kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, kể cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ
+ việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của PL về tố tụng dân sự
II. Phiên tòa giám đốc thẩm
1. Những quy định chung
– Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm (Điều 280):
+ phải có sự tham gia của VKS cùng cấp. Nếu không có đại diện VKS thì phiên tòa sẽ bị hoãn trong mọi trường hợp
+ khi xét thấy cần thiết, tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và có thể triệu tập những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm.
– Thành phần Hội đồng giám đốc thẩm (đòi hỏi tính chuyên môn cao hơn nhiều so với sơ thẩm) (Điều 281):
+ gồm 3 thẩm phán
+ với Hội đồng giám đốc thẩm của Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh, Ủy ban thẩm phán tòa án quân sự cấp quân khu, Hội đồng thẩm phán TANDTC thì phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên ủy ban thẩm phán, hội đồng thẩm phán tham gia hội đồng
QĐ giám đốc thẩm của Ủy ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán phải được quá nửa số thành viên của Ủy ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán tán thành.
– Thời hạn và phạm vi giám đốc thẩm (Điều 283, 284):
+ phiên tòa giám đốc thẩm được tiến hành trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày nhận được kháng nghị
+ Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung kháng nghị
– Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm: được tiến hành như 1 phiên họp của Hội đồng giám đốc thẩm
– Trình tự phiên tòa giám đốc thẩm (Điều 282):
+ 1 thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án
+ các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến
+ người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến. Các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm sẽ hỏi thêm
+ đại diện VKS phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án
2. Quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm (Điều 285)
– Hội đồng giám đốc thẩm có quyền ra 1 trong các QĐ sau:
+ không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc QĐ đã có hiệu lực PL
+ hủy bỏ bản án hoặc QĐ đã có hiệu lực PL để điều tra lại hoặc xét xử lại
+ hủy bản án hoặc QĐ đã có hiệu lực PL và đình chỉ vụ án.
Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật Tố tụng hình sự: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-to-tung-hinh-su?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: