Bài giảng môn học Luật Tố tụng hình sự chương II: Cơ quan có thẩm quyền, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng hình sự cung cấp kiến thức chi tiết về vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và những người tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, bài giảng còn phân tích quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia tố tụng như bị can, bị cáo, luật sư, người làm chứng. Đây là tài liệu quan trọng giúp người học hiểu rõ quy trình tố tụng và mối quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống pháp luật hình sự.
Bài giảng môn học Luật Tố tụng hình sự chương II
Chương 2: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng hình sự
I. Cơ quan tiến hành tố tụng
Gồm : Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
1. Cơ quan điều tra
– Chủ yếu ở 2 nơi:
+ CQĐT trong công an
+ CQĐT trong quân đội
Ngoài ra còn có CQĐT của VKSNDTC chỉ điều tra tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ của cơ quan tư pháp
a. CQĐT trong Công an nhân dân
+ cơ quan cảnh sát điều tra: cấp huyện, cấp tỉnh, cấp bộ
+ cơ quan an ninh điều tra: cấp tỉnh, cấp bộ (chỉ điều tra các tội xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, tội phạm chiến tranh ==> là các tội nặng, phức tạp nên không có ở cấp huyện)
b. CQĐT trong quân đội nhân dân
+ CQĐT hình sự bộ Quốc phòng
+ cơ quan an ninh điều tra bộ Quốc phòng
c. CQĐT của VKSNDTC
+ CQĐT của VKSNDTC
+ CQĐT VKS quân sự TW
2. Viện kiểm sát
+ VKSNDTC
+ VKS cấp cao: chỉ có ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh
+ VKS cấp tỉnh
+ VKS cấp huyện
3. Tòa án
+ TANDTC
+ Tòa án cấp cao: chỉ có ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh
+ Tòa án cấp tỉnh
+ Tòa án cấp huyện
II. Người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến hành tố tụng
1. Người tiến hành tố tụng
– Cơ quan điều tra:
+ thủ trưởng / phó thủ trưởng
+ điều tra viên
+ cán bộ điều tra (mới bổ sung theo Luật TTHS 2015)
– Viện kiểm sát:
+ viện trưởng / phó viện trưởng
+ kiểm sát viên
+ kiểm tra viên (mới bổ sung theo Luật TTHS 2015)
– Tòa án:
+ chánh án / phó chánh án
+ thẩm phán
+ hội thẩm
+ thẩm tra viên (mới bổ sung theo Luật TTHS 2015)
+ thư ký tòa án
2. Việc thay đổi người tiến hành tố tụng
a. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng (Điều 42)
Có 3 trường hợp:
+ họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo
+ họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó
+ có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ
b. Quyền đề nghị thay đổi người thực hành tố tụng (Điều 43)
Khi phát hiện người tiến hành tố tụng thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại Điều 42 mà họ không từ chối tham gia tố tụng, thì có quyền đề nghị thay đổi. Người có quyền đề nghị thay đổi gồm:
+ kiểm sát viên
+ bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ
+ người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự
Chú ý: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án không có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng
III. Người tham gia tố tụng
Gồm 3 nhóm:
+ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
+ người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của đương sự
+ người tham gia tố tụng khác
1. Người tham gia tố tụng có quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý liên quan đến vụ án
– Có 7 loại: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
a. Người bị tạm giữ (Điều 48)
– Gồm 5 trường hợp:
+ người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp: phát hiện thấy tội phạm, cần bắt ngay để ngăn chặn chạy trốn
+ phạm tội quả tang: “bắt tận tay, day tận trán”, tức là đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện, thực hiện xong tội phạm thì bị phát hiện, và bị đuổi bắt ngay sau khi thực hiện tội phạm. Bất cứ người nào cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang (mà không cần lệnh bắt)
+ người bị bắt theo quyết định truy nã
+ người phạm tội tự thú
+ người phạm tội đầu thú
– Quyền của người bị tạm giữ: Điều 48, khoản 2
– Nghĩa vụ của người bị tạm giữ: theo Luật tạm giữ, tạm giam
b. Bị can (Điều 49)
– Là người đã bị khởi tố về hình sự: khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can (khoản 1 Điều 126).
c. Bị cáo (Điều 50)
– Là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử
d. Người bị hại (Điều 51)
– Là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra.
Theo Luật TTHS 2003 thì người bị hại phải là con người tự nhiên; còn trong Luật TTHS 2015 thì mở rộng người bị hại gồm cả cơ quan, tổ chức
e. Nguyên đơn dân sự (Điều 52)
– Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại
Cá nhân là nguyên đơn trong trường hợp họ không phải là đối tượng tác động trực tiếp của tội phạm. Ví dụ: A giết B thì B là người bị hại, B là con 1 có bố mẹ già yếu, bố mẹ B yêu cầu A phải cấp dưỡng, khi đó bố mẹ của B là nguyên đơn với tư cách là cá nhân.
Chú ý: nguyên đơn dân sự chỉ được quyền kháng cáo về bồi thường thiệt hại, không được kháng cáo về hình phạt dành cho bị đơn (như đối với người bị hại). Đây là bất cập dành cho nguyên đơn là tổ chức. Đến luật TTHS 2015 đã thay đổi, gộp Người bị hại và Nguyên đơn dân sự thành Bị hại.
f. Bị đơn dân sự (Điều 53)
– Là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
VD: con chưa thành niên phạm tội, thì bố mẹ là bị đơn dân sự và phải bồi thường; lái xe cho cơ quan gây tai nạn thì cơ quan là bị đơn dân sự và phải bồi thường
g. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 54)
– Là người có quyền lợi, nghĩa vụ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng.
Chú ý: đây là 2 tư cách được quy định trong 1 điều luật, có người chỉ có quyền lợi liên quan đến vụ án, có người chỉ có nghĩa vụ liên quan đến vụ án, có người có cả quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án
VD: A cho B mượn xe máy, B dùng xe máy đó đi cướp giật, khi đó A là người có quyền lợi liên quan đến vụ án (với điều kiện A không biết B dùng để đi cướp giật)
VD: A trộm cắp chiếc nhẫn vàng và tặng cho B, khi đó B là người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án (B sẽ phải trả lại chiếc nhẫn cho người bị mất)
VD: A trộm chiếc nhẫn vàng và bán cho tiệm vàng, khi đó chủ tiệm vàng là người vừa có quyền lợi, vừa có nghĩa vụ liên quan đến vụ án: có nghĩa vụ phải trả lại chiếc nhẫn vàng, có quyền đòi lại tiền đã trả cho A để mua chiếc nhẫn đó
Chú ý: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án không có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng
2. Người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của đương sự
a. Người bào chữa
– Là người được cơ quan tiến hành tố tụng chứng nhận, tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội
– Người bào chữa có thể là (Điều 56):
+ luật sư: chú ý: luật sư nếu bảo vệ cho người bị đơn thì được gọi là người bào chữa; còn nếu bảo vệ cho người bị hại thì được gọi là người bảo vệ
+ bào chữa viên nhân dân: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình, VD hội phụ nữ cử người bảo vệ cho thành viên của mình, hội nông dân, …
+ người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
– Những người không được bào chữa (Điều 56):
+ người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó
+ người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó
+ người tham gia tố tụng trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, hoặc người phiên dịch
– Người bào chữa do người bị tạm giam, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn (luật TTHS 2015 quy định người thân thích của bị can, bị cáo cũng có quyền mời người bào chữa). Trong những trường hợp sau thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa (NN sẽ trả tiền thù lao):
+ bị can, bị cáo về tội mà theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự (đến luật TTHS quy định hạ xuống mức hình phạt từ 20 năm tù trở lên)
+ bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần
– Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa (Điều 58)
– Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng 1 vụ án hình sự với điều kiện quyền và lợi ích của họ không đối lập với nhau
– Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho 1 người bị tạm giam, bị can, bị cáo
b. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự
– Là người được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
– Quyền và nghĩa vụ (Điều 59)
3. Những người tham gia tố tụng khác
a. Người làm chứng
– Là người biết các tình tiết có liên quan đến vụ án, được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập để khai báo về những vụ việc cần xác minh trong vụ án
– Quyền và nghĩa vụ (Điều 55)
– Những người không được làm chứng:
+ người bào chữa cho bị can, bị cáo
+ người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
Chú ý: người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất những vẫn có khả năng nhận thức thì vẫn có thể trở thành người làm chứng, VD người mù vẫn có thể làm chứng để khai báo những gì nghe được, người điếc vẫn có thể làm chứng để khai báo những gì nhìn thấy được
b. Người giám định
– Là những người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo quy định của PL
– Quyền và nghĩa vụ (Điều 60)
c. Người phiên dịch
– Là người biết ngôn ngữ cần thiết cho việc giải quyết vụ án, được cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu tham gia tố tụng trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt
– Quyền và nghĩa vụ (Điều 61)
Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật Tố tụng hình sự: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-to-tung-hinh-su?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: