fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương VI

Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương VI cung cấp kiến thức chuyên sâu về xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, và thủ tục đặc biệt trong tố tụng hành chính. Chương này giải thích quy trình các thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm, giúp học viên hiểu rõ các trường hợp đặc biệt khi tòa án cấp cao xem xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Bài giảng còn làm rõ các điều kiện, quy định và vai trò của các bên liên quan trong từng thủ tục, hỗ trợ sinh viên nắm vững hệ thống pháp lý hành chính và áp dụng vào thực tế.

Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương VI

Chương 6: Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và Thủ tục đặc biệt

Chú ý: Đương sự chỉ có quyền kiến nghị Giám đốc thẩm, Tái thẩm, còn việc có thực hiện Giám đốc thẩm, Tái thẩm hay không là do cơ quan có thẩm quyền quyết định (khác với sơ thẩm và phúc thẩm là quyền của đương sự, tòa án bắt buộc phải thực hiện khi đương sự yêu cầu)

==> đây là lý do quy trình tố tụng thông thường dừng lại ở phúc thẩm

Ôn bài cũ:

– Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền khởi kiện vụ án hành chính?

==> Sai. Vì chỉ cá nhân, tổ chức bị vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp bởi quyết định, hành vi hành chính mới được khởi kiện vụ án hành chính.

– Có thể khởi kiện vụ án hành chính cho người khác được không ?

==> Có. Trường hợp người chưa đủ năng lực hành vi tố tụng (vị thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự) thì có thể khởi kiện thông qua người đại diện, người giám hộ (Điều 54, khoản 4, Điều 9)

– Người đại diện của đương sự có quyền khởi kiện vụ án hành chính?

==> Sai. Chỉ có người đại diện theo PL mới có quyền khởi kiện vụ án hành chính, đại diện theo ủy quyền không có quyền khởi kiện vụ án hành chính.

– Người đại diện cho đương sự có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực PL.

==> Có. Cả đại diện theo PL và đại diện theo ủy quyền của đương sự đều có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực PL.

Tình huống: Ông Hoàng ký hợp đồng thuê căn nhà của bà Hương, trong hợp đồng thuê có nêu rõ ông Hoàng được quyền sửa chữa căn nhà để phù hợp với mục đích kinh doanh. Khi đang sửa chữa nhà thì thanh tra viên đến kiểm tra và lập biên bản về hành vi xây dựng trái phép. Căn cứ vào biên bản vi phạm, Chủ tịch UBND quận đã ra quyết định xử phạt hành chính với ông Hoàng về hành vi xây dựng không phép. Cho rằng việc xử phạt là không thỏa đáng, hỏi:

Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương VI
Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương VI

+ Ai là người có quyền khởi kiện?

+ Xác định đối tượng khởi kiện?

+ Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?

Ý kiến thảo luận:

+ Cả ông Hoàng và bà Hương đều có quyền khởi kiện: ông Hoàng có quyền khởi kiện vì quyết định xử phạt nêu tên ông Hoàng là người phải nộp phạt, còn bà Hương có quyền khởi kiện vì là chủ căn nhà, và bà Hương và ông Hoàng có hợp đồng thuê nhà, việc quyết định xử phạt có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bà Hương.

Chú ý: nếu ông Hoàng khởi kiện thì bà Hương được coi là người có quyền và lợi ích liên quan, và ngược lại.

+ Đối tượng khởi kiện có thể là Quyết định xử phạt của Chủ tịch UBND quận, cũng có thể là hành vi lập Biên bản của thanh tra viên.

Thực tế, đối tượng khởi kiện trong trường hợp này là Quyết định xử phạt (vì quan niệm rằng hành vi lập biên bản chỉ là 1 khâu của việc ra quyết định hành chính)

+ Nếu đối tượng khởi kiện là Quyết định của Chủ tịch UBND quận thì tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết. Nếu đối tượng khởi kiện là hành vi lập Biên bản của cán bộ quận thì tòa án cấp quận có thẩm quyền giải quyết.

1. Tính chất của giám đốc thẩm, tái thẩm

– Giám đốc thẩm và tái thẩm đều là việc xem xét lại bản án đã có hiệu lực PL. Khác nhau:

+ giám đốc thẩm: khi có vi phạm nghiêm trọng trong tố tụng

+ tái thẩm: khi có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án

– Tính chất của giám đốc thẩm: Điều 254, Điều 255

– Tính chất của tái thẩm: Điều 280, Điều 281

Câu hỏi: Có thể có giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án sơ thẩm không?

Trả lời: Có. Vì thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được áp dụng đối với bản án đã có hiệu lực PL, cả bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm. Khi bản án sơ thẩm đã có hiệu lực PL thì không thể phúc thẩm mà buộc phải áp dụng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

2. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

– Chủ thể kháng nghị:

+ giám đốc thẩm: Điều 260

+ tái thẩm: Điều 283

– Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm:

+ giám đốc thẩm: (Điều 263) 3 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực (Chú ý: bản án sơ thẩm có hiệu lực sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị ;  bản án phúc thẩm có hiệu lực sau khi tuyên án)

+ tái thẩm: (Điều 284) 1 năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị

Câu hỏi: Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm, bên nào dài hơn?

Trả lời: Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm chỉ trong vòng 3 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực PL, còn thời hạn kháng nghị tái thẩm trong vòng 1 năm kể từ ngày biết được căn cứ kháng nghị ==> kháng nghị tái thẩm không bị giới hạn thời gian (có thể sau 10, 20 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực, mới biết được tình tiết để kháng nghị tái thẩm). VD vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, bản án đã có hiệu lực sau hơn 10 năm thì tái thẩm.

3. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

– Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm: Điều 255

Chú ý: căn cứ giám đốc thẩm là “có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”, đây là căn cứ định tính, rất khó xác định trong thực tế. Thực tế xét xử hầu như chỉ căn cứ vào thời hạn giám đốc thẩm.

– Căn cứ kháng nghị tái thẩm: Điều 281

4. Thẩm quyền của giám đốc thẩm, tái thẩm

– Thẩm quyền giám đốc thẩm: Điều 266

– Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm: Điều 272

– Thẩm quyền của Hội đồng giám tái thẩm: Điều 285

Chú ý: trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm không nhất thiết phải có đương sự tham gia. Tòa án chỉ mời đương sự tham gia trong trường hợp cần thiết.

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-to-tung-hanh-chinh?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết