Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương V cung cấp kiến thức quan trọng về xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, giúp người học hiểu rõ các quy định pháp lý liên quan đến việc xem xét lại bản án sơ thẩm của tòa án hành chính. Chương này phân tích quy trình, thủ tục, cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên trong giai đoạn phúc thẩm, từ đó làm rõ cách thức giải quyết các vụ án hành chính khi có kháng cáo, kháng nghị. Bài giảng giúp người học nắm vững các quy định pháp lý, từ đó áp dụng hiệu quả trong thực tiễn tố tụng hành chính tại Việt Nam.
Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương V
Chương 5: Xét xử phúc thẩm vụ án hành chính
– Thẩm quyền:
+ tòa cấp huyện xét xử sơ thẩm ==> phúc thẩm tại tòa cấp tỉnh
+ tòa cấp tỉnh xét xử sơ thẩm ==> phúc thẩm tại tòa cấp cao
– Thành phần: 3 thẩm phán, không có hội thẩm
– Trình tự tố tụng: giống sơ thẩm
– Sau khi tuyên án phúc thẩm: bản án có hiệu lực ngay
– Mô hình xét xử vụ án hành chính:
Sơ thẩm ==> Phúc thẩm ==> Giám đốc thẩm, Tái thẩm ==> Thủ tục đặc biệt
Thủ tục đặc biệt (Điều 287): ngay cả khi đã có quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC mà có căn cứ xác định có vi phạm PL nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán TANDTC, đương sự không biết được khi ra quyết định đó thì được xem xét lại nếu theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, theo kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, theo kiến nghị của Viện trưởng VKSNDTC, hoặc theo đề nghị của Chánh án TANDTC.
(chú ý: Thủ tục đặc biệt này hiện trên thế giới chỉ có VN mới có)
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-to-tung-hanh-chinh?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: