fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương IV

Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương IV cung cấp cái nhìn sâu sắc về quy trình xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, một phần quan trọng trong hệ thống pháp lý Việt Nam. Chương này giúp sinh viên và những người quan tâm hiểu rõ về thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong vụ án hành chính. Nội dung bài giảng sẽ phân tích các quy định pháp lý liên quan đến việc xét xử vụ án hành chính từ giai đoạn khởi kiện đến khi có bản án sơ thẩm, giúp học viên nắm vững quy trình tố tụng hành chính và áp dụng vào thực tế.

Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương IV

Chương 4: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính

Câu hỏi: Tại sao có 4 cấp tòa nhưng lại chỉ có 2 cấp xét xử ?

Trả lời: Vì sau phúc thẩm là bản án có hiệu lực (phúc thẩm là chung thẩm). Tái thẩm và giám đốc thẩm không phải là cấp xét xử.

– Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính: tòa án cấp huyện, và tòa án cấp tỉnh.

– Hội đồng xét xử sơ thẩm: 1 thẩm phán là chủ tọa phiên tòa, 2 hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp vụ án phức tạp thì có 2 thẩm phán và 3 hội thẩm.

– Hình thức: giống với tố tụng dân sự và tố tụng hình sự. Cũng có các giai đoạn:

Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương IV
Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương IV

Giai đoạn chuẩn bị mở phiên tòa:

  • Chuẩn bị về nội dung: hội đồng xét xử hoàn thiện lại hồ sơ, xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án, đưa ra các quan điểm của mình khi xét hỏi
  • Chuẩn bị về hình thức: đảm bảo nguyên tắc xét xử công khai ==> chuẩn bị cơ sở vật chất để người dân tham gia, đảm bảo an ninh trong phiên tòa

Giai đoạn phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hành chính:

  • Chuẩn bị khai mạc phiên tòa (Điều 167): Thư ký phiên tòa phổ biến nội quy phiên tòa, kiểm tra và xác nhận sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia theo giấy triệu tập
  • Khai mạc phiên tòa (Điều 169)
  • Xét hỏi
  • Tranh tụng
  • Nghị án: biểu quyết Biên bản nghị án. Ra bản án (Điều 194): gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và nhận định, quyết định của tòa án.
  • (nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xét hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi và tranh tụng) (Điều 192) ==> đây là điểm mới rất tiến bộ
  • Tuyên án

– Chú ý: trong phần Nghị án, thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến của thẩm phán chủ tọa không được hội đồng xét xử biểu quyết. Ý kiến bảo lưu này được ghi nhận trong Biên bản nghị án.

– Bản án sơ thẩm sau khi tuyên án chưa có hiệu lực ngay. Phải chờ đến hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án sơ thẩm mới có hiệu lực PL.

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-to-tung-hanh-chinh?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.