fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương II

Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương II tập trung vào quá trình khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính, một trong những giai đoạn quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp hành chính. Chương này cung cấp cái nhìn chi tiết về quy định pháp lý, thủ tục khởi kiện, các yêu cầu cần thiết khi nộp đơn khởi kiện và các điều kiện thụ lý vụ án hành chính. Sinh viên sẽ được tìm hiểu về các bước từ việc xác định thẩm quyền giải quyết, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cho đến việc tòa án tiếp nhận và thụ lý vụ án.

Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương II

Chương 2: Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính

I. Khái niệm vụ án hành chính

– Khái niệm: Vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp hành chính được tòa án có thẩm quyền thụ lý theo yêu cầu khởi kiện của cá nhân, tổ chức đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

– Điều kiện phát sinh vụ án hành chính: phải có đủ 2 sự kiện:

  • người khởi kiện thực hiện quyền khởi kiện
  • tòa án thực hiện quyền thụ lý

– Đặc điểm của vụ án hành chính:

  • nội dung của vụ án hành chính là tranh chấp hành chính giữa đối tượng quản lý hành chính nhà nước với chủ thể quản lý hành chính nhà nước phát sinh do việc thực thi quyền hành pháp (nói ngắn gọn là tranh chấp giữa người dân và cơ quan hành chính nhà nước)
  • vụ án hành chính chỉ phát sinh theo yêu cầu khởi kiện của 1 bên trong tranh chấp hành chính
  • vụ án hành chính phát sinh khi yêu cầu khởi kiện được tòa án có thẩm quyền thụ lý

II. Khởi kiện vụ án hành chính

Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính

– Khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, tổ chức theo quy định của PL TTHC yêu cầu tòa án thụ lý vụ án hành chính để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ

Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính

– Điều kiện về chủ thể khởi kiện: phải có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng

    • cá nhân: phải từ đủ 18 tuổi. Trường hợp chưa đủ 18 tuổi hoặc không đủ năng lực hành vi tố tụng thì phải thông qua người giám hộ
    • tổ chức: người đại diện theo PL, hoặc người đại diện theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức

    – Điều kiện về đối tượng khởi kiện:

    • quyết định hành chính: phải là quyết định hành chính cá biệt
    • hành vi hành chính: phải là hành vi thực hiện công vụ

    – Điều kiện về thời hiệu khởi kiện: (Điều 116 luật TTHC 2015)

    • 01 năm kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc bị xâm hại bởi hành vi hành chính
    • 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

    – Điều kiện về hình thức khởi kiện: (Điều 118) phải có đơn khởi kiện theo mẫu

    Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương II
    Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương II

    – Điều kiện tiền tố tụng: trước đây (trước luật TTHC 2010) thì PL quy định trước khi khởi kiện vụ án hành chính thì bắt buộc phải thực hiện khiếu nại, chỉ khi khiếu nại không được giải quyết thì mới được khởi kiện.

    Từ Luật TTHC 2010 đã bãi bỏ quy định này, chủ thể khởi kiện có thể lựa chọn quyền khiếu nại hoặc quyền khởi kiện, tuy nhiên không được sử dụng đồng thời cả 2 quyền này (tức là nếu đã chọn khởi kiện thì không được quyền khiếu nại đồng thời)

    – Điều kiện về loại việc được khởi kiện: trước đây (trước luật TTHC 2010) thì PL quy định chỉ được khởi kiện những loại việc cụ thể (theo phương pháp liệt kê), nếu không nằm trong danh sách đó thì sẽ không được khởi kiện.

    Từ Luật TTHC 2010 đã dùng phương pháp loại trừ, người dân được quyền khởi kiện tất cả các loại việc, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

    III. Thụ lý vụ án hành chính

    1. Khái niệm thụ lý vụ án hành chính
      – Thụ lý vụ án hành chính là hành vi tố tụng do tòa án có thẩm quyền thực hiện theo những căn cứ, hình thức được PL TTHC quy định nhằm chính thức chấp nhận giải quyết vụ án hành chính theo yêu cầu khởi kiện của người dân.

    – Đặc điểm của thụ lý vụ án hành chính:

    • là quyền của tòa án
    • tòa án phải có thẩm quyền giải quyết
    • tòa án chỉ thụ lý vụ án hành chính khi đã có đủ các căn cứ và hình thức theo PL TTHC
    1. Căn cứ thụ lý vụ án hành chính
      – Căn cứ thẩm quyền xét xử của tòa án (Điều 31, Điều 32)

    – Căn cứ vào các điều kiện khởi kiện:

    • chủ thể khởi kiện
    • đối tượng khởi kiện
    • thời hiệu khởi kiện
    • hình thức khởi kiện

    – Chủ thể khởi kiện phải trình biên lai đã nộp tạm ứng án phí sơ thẩm (trừ trường hợp được miễn án phí)

    ==> sau khi đã có đầy đủ các căn cứ trên, thì tòa án mới chính thức vào sổ thụ lý vụ án hành chính. Từ đây, vụ án hành chính được chính thức bắt đầu.

    Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-to-tung-hanh-chinh?ref=lnpc

    Mời bạn xem thêm:

    Đánh giá bài viết

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết liên quan

    .
    .
    .