fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật thương mại quốc tế chương VI

Bài giảng môn học Luật thương mại quốc tế chương VI cung cấp cái nhìn tổng quan về thanh toán quốc tế, một yếu tố thiết yếu trong giao dịch thương mại toàn cầu. Chương VI sẽ giải thích các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến, bao gồm tín dụng chứng từ, chuyển tiền, và thanh toán bằng thư tín dụng, đồng thời phân tích ưu và nhược điểm của từng phương thức. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ tìm hiểu về các quy định pháp lý liên quan đến thanh toán quốc tế, các tổ chức tài chính tham gia và vai trò của họ trong việc đảm bảo an toàn và minh bạch trong giao dịch.

Bài giảng môn học Luật thương mại quốc tế chương VI

Chương 6: Thanh toán quốc tế

I. Phương tiện thanh toán quốc tế

  1. Séc (Check)
    – Là phương tiện thanh toán truyền thống, ra đời gần như sớm nhất trong các phương tiện thanh toán, đồng thời séc cũng là cơ sở để phát triển các phương tiện thanh toán khác như hối phiếu.

a. Cơ sở pháp lý

– Công ước Geneva 1931 về séc

– Luật mẫu về séc quốc tế của UNCITRAL 1982

– Quy định của mỗi quốc gia về séc (trong đó Luật về séc của Anh rất phát triển, đã được nhiều nước tham khảo)

b. Khái niệm

– Theo luật thống nhất về séc – Công ước Geneva 1931: Séc là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do 1 khách hàng của ngân hàng ký phát cho ngân hàng đó, yêu cầu ngân hàng đó phải trả 1 khoản tiền từ tài khoản của mình cho người mang séc hoặc người được chỉ định trên séc.

– Theo luật hối phiếu của Anh 1982: séc là hối phiếu được lập ra đối với ngân hàng để thanh toán khi có yêu cầu.

– Các bên liên quan:

  • người phát hành séc – người ký phát: chủ tài khoản, người mua, người trả tiền
  • người bị ký phát: người bị yêu cầu phải chi trả khoản tiền (thường là ngân hàng)
  • người hưởng lợi: là người được ngân hàng trả tiền
  • người chuyển nhượng séc: là người chuyển quyền thụ hưởng séc cho người khác

c. Các đặc điểm của séc

– Séc có giá trị như tiền mặt:

  • séc ra đời từ chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ
  • có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền mặt: khi người được hưởng lợi nhận séc có thể coi như việc thanh toán đã xong (có thể mang ra ngân hàng đổi lấy tiền mặt)

– Séc là 1 loại hối phiếu trả ngay: khi trình séc với ngân hàng thì sẽ được nhận tiền ngay lập tức

Bài giảng môn học Luật thương mại quốc tế chương VI'
Bài giảng môn học Luật thương mại quốc tế chương VI’

d. Điều kiện ký phát séc

– Có tiền trong tài khoản của người ký phát:

  • tại thời điểm ký phát
  • tại thời điểm séc được xuất trình nhận thanh toán

– Số tiền ghi trên séc phải nhỏ hơn số tiền có trong tài khoản. Nếu không có đủ tiền trong tài khoản thì người ký phát séc phải có tài khoản thấu chi tại ngân hàng.

– Người phát hành séc phải có đủ năng lực pháp lý

– Séc phát hành phải trên mẫu in sẵn của ngân hàng

e. Sử dụng séc

– Tại VN: thông dụng trong thanh toán nội địa, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hầu như không dùng séc (lý do là vì các bên thường không gặp nhau trực tiếp để trao séc, thời điểm phân chia rủi ro và thời điểm thanh toán không trùng nhau ==> sẽ bất lợi cho 1 bên)

– Trên phạm vi quốc tế: được dùng trong thanh toán các khoản tiền nhỏ

  1. Hối phiếu (Bill of Exchange)
    – Khái niệm: là tờ lệnh đòi tiền vô điều kiện do 1 người ký phát cho 1 người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy lệnh, hoặc đến ngày cụ thể nhất định, hoặc đến ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả số tiền nhất định cho người nào đó, hoặc theo yêu cầu của người này trả cho người khác, hoặc trả cho người cầm tờ lệnh đó.

Như vậy séc về bản chất là 1 loại hối phiếu, và là 1 loại hối phiếu “trả ngay”.

– Hối phiếu được sử dụng khá thông dụng trong thanh toán quốc tế hiện nay.

  1. Kỳ phiếu (Pronissory note)
    – Là 1 giấy nhận nợ do người lập phiếu phát ra cam kết trả tiền vô điều kiện vào 1 ngày nhất định cho người hưởng lợi, hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho người khác được quy định trong kỳ phiếu đó.

– Đặc điểm:

  • là 1 công cụ hứa trả tiền: chú ý: kỳ phiếu không phải là công cụ để buộc bên có nghĩa vụ thanh toán phải chi trả tiền ngay lập tức
  • thường kèm theo yêu cầu bảo lãnh cho kỳ phiếu: đây là giấy nhận nợ, VD bên mua ký hợp đồng nhập khẩu và có nghĩa vụ phải thanh toán nhưng họ lại chưa có khả năng chi trả vào lúc đó, nên họ sẽ ký 1 kỳ phiếu để hứa sẽ trả vào 1 ngày nhất định, và để có giá trị thì kỳ phiếu phải được bên thứ 3 bảo lãnh, thường là Chính phủ sẽ đứng ra bảo lãnh.
  • không yêu cầu chấp nhận kỳ phiếu trong quá trình lưu thông: kỳ phiếu thường chỉ được sử dụng ở những bước đầu tiên trong quá trình xuất nhập khẩu khi các bên chưa có khả năng chi trả, và khi đến thời hạn chi trả thì bên bán hàng sẽ mang kỳ phiếu đến để yêu cầu lập hối phiếu.
  • kỳ phiếu được ký phát trước cho người thụ hưởng trước khi người này thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
  • So sánh séc, hối phiếu, kỳ phiếu: Séc Hối phiếu Kỳ phiếu
    Bản chất
    Điều kiện thanh toán
    Tính chuyển nhượng Không được phép chuyển nhượng
    Phạm vi sử dụng
    Vị trí của người ký phát

II. Phương thức thanh toán

  1. Chuyển tiền (chuyển khoản)
    – Nội dung:
  • 1 người yêu cầu ngân hàng chuyển số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở địa điểm nhất định
  • chuyển tiền: người yêu cầu có thể đến ngân hàng để viết giất chuyển tiền, hoặc có thể thực hiện qua điện báo hoặc thư báo

– Chuyển tiền là phương pháp đơn giản, được áp dụng khi 2 bên mua bán có lòng tin với nhau rất cao, nên phù hợp với các giao dịch nội địa, rất ít được sử dụng trong xuất nhập khẩu.

  1. Nhờ thu
    – Là phương thức thanh toán trong đó người bán, sau khi giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho người mua, ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

– Điều chỉnh bởi:

  • các quy tắc thống nhất về nhờ thu của ICC
  • các quy định trong nước

– Phân loại nhờ thu:

  • căn cứ vào thời hạn:

Nhờ thu trả ngay: người mua / người nhập khẩu phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ chứng từ
Nhờ thu trả chậm: người mua không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người bán / người xuất khẩu

  • căn cứ theo chứng từ:

Nhờ thu phiếu trơn: chỉ gồm Hối phiếu và yêu cầu nhờ thu của ngân hàng của người xuất khẩu
Nhờ thu kèm chứng từ: ngoài Hối phiếu, Yêu cầu nhờ thu của ngân hàng, còn có bộ chứng từ gửi hàng. Khi đó người nhập khẩu muốn nhận hàng hóa thì phải đồng ý trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu (để được ngân hàng giao cho bộ chứng từ gửi hàng)
Hiện nay, hầu hết nhờ thu là nhờ thu trả ngay, hoặc nhờ thu kèm chứng từ

  1. Phương thức tín dụng chứng từ (L/C – Letter of Credit – Thư tín dụng)
    – Đây là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, mặc dù khá phức tạp nhưng nó đảm bảo sự an toàn cho cả bên bán và bên mua. Phương thức này ra đời vào năm 1993.

– Nội dung: 1 ngân hàng (phát hành – nơi mở L/C) theo yêu cầu của 1 khách hàng sẽ trả tiền cho người thứ 3 hoặc theo lệnh của người thứ 3 (người hưởng lợi); hoặc trả, chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người hưởng lợi phát hành; hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác thanh toán; chấp nhận, thanh toán hoặc cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ.

– Trong các hợp đồng xuất, nhập khẩu, thì việc mở Thư tín dụng thường là 1 trong các điều khoản bảo lưu của hợp đồng, tức là kiều kiện đó được thực hiện thì hợp đồng mới có giá trị pháp lý.

Thông thường bên nhập khẩu phải mở L/C thì hợp đồng mới có giá trị pháp lý và khi đó bên xuất khẩu mới phát sinh nghĩa vụ gửi hàng. Sau khi gửi hàng, bên xuất khẩu sẽ mang bộ chứng từ tới ngân hàng tại nước xuất khẩu (thường là đại lý hoặc chi nhánh của ngân hàng đã mở L/C) để được nhận thanh toán. Chú ý: để được thanh toán thì bộ chứng từ phải là bộ chứng từ “sạch”, tức là bộ chứng từ mà nhà vận chuyển xác nhận rằng:

  • hàng hóa đủ số lượng, đúng chủng loại hợp đồng
  • phải đóng gói đúng theo quy chuẩn

Tình huống: 1 thương nhân VN ký hợp đồng xuất khẩu với 1 thương nhân nước ngoài, trong đó có quy định điều kiện bảo lưu là mở L/C, tuy nhiên khi bên nhập khẩu chưa mở L/C thì bên xuất khẩu đã gửi hàng. Khi bên xuất khẩu mang bộ chứng từ tới ngân hàng để thanh toán thì bên nhập khẩu cho rằng hợp đồng vô hiệu vì điều khoản bảo lưu đã không được thực hiện. Hỏi khi đó thì ngân hàng có thanh toán cho bên xuất khẩu không ? Các mốc thời gian: ngày 20/3 ký hợp đồng, ngày 24/3 bên xuất khẩu gửi hàng, ngày 26/3 bên nhập khẩu mở L/C, ngày 27/3 bên xuất khẩu mang chứng từ ra ngân hàng yêu cầu thanh toán.

Trả lời: Đây là 1 tranh chấp “mẫu” rất phổ biến trong thời điểm đầu áp dụng L/C.

Ở đây, nếu theo đúng điều kiện bảo lưu thì hợp đồng xuất nhập khẩu chưa có hiệu lực vào ngày 24/3, do đó số hàng hóa được gửi từ ngày 24/3 là hàng hóa không có trong hợp đồng, và bên nhập khẩu không có nghĩa vụ phải thanh toán.

Trong thực tế, khi vụ việc được đưa ra trọng tài thương mại, thì theo phán quyết của trọng tài, ngày 26/3 là ngày hợp đồng phát sinh hiệu lực pháp lý, chứ không phải là từ ngày 26/3 các bên mới được phép thực hiện các công việc của hợp đồng, như vậy bên xuất khẩu thực hiện giao hàng từ ngày 24/3 vẫn được coi là thực hiện công việc của hợp đồng, và bên nhập khẩu vẫn phải chấp nhận lô hàng và phải thanh toán cho bên xuất khẩu.

Tình huống: Nhà xuất khẩu ở thành phố Hồ Chí Minh, người mua hàng ở Ấn Độ, nơi đưa hàng đến là thành phố Osaka, Nhật Bản. Hãy lựa chọn điều kiện thương mại Incoterms 2010 thích hợp cho các trường hợp sau:

(1) Hàng hóa là gạo 8000 tấn, người bán sau khi làm thủ tục xuất khẩu thuê phương tiện vận tải, trả cước phí vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hóa. Địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua sau khi hàng giao lên phương tiện vận tải ở nước xuất khẩu.

(2) Hai bên mua bán hoàn toàn chấp thuận các điều kiện đã nêu ở mục (a), nhưng thay đổi địa điểm chuyển rủi ro: sau khi người bán giao hàng an toàn trên phương tiện vận tải ở nước nhập khẩu.

(3) Nếu người bán sau khi làm thủ tục xuất khẩu sẽ giúp người mua thuê phương tiện vận tải để chuyên chở gạo đến thành phố Osaka, Nhật Bản nhưng cước phí vận tải người mua sẽ trả ở cảng tới. Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa người mua tự thực hiện.

(4) Hàng hóa là gốm sứ mỹ nghệ 10 tấn. Người bán sau khi làm thủ tục xuất khẩu giao hàng cho người vận tải là hết nghĩa vụ. Người mua thực hiện các công việc khác để đưa hàng đến nơi nhập khẩu tại Osaka, Nhật Bản.

(5) Hai bên mua bán chấp nhận hoàn toàn các điều kiện nêu ở mục (d) nhưng đề nghị người bán thực hiện các công việc có liên quan đến vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa, rủi ro về hàng hóa được chuyển từ người bán sáng người mua sau khi người bán giao hàng cho người vận tải tại nước xuất khẩu.

Trả lời:

(1) CIP-Thành phố Hồ Chí Minh – Incoterms 2010. Chú ý: nếu sử dụng vận tải đường biển thì sẽ dùng CIF

(2) DAP-[địa điểm của người mua]-Incoterms 2010. Chú ý: địa điểm của người mua phải chính xác, VD “87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội”, chứ không được ghi chung chung là “Hà Nội”

(3) Có thể chọn bất kỳ tập quán nào trong nhóm F và có sự thỏa thuận thêm là người bán sẽ giúp người mua thuê phương tiện vận tải và người mua sẽ trả cước phí đó. Nếu không nói rõ vận tải bằng đường biển thì dùng FCA

(4) Có thể chọn bất kỳ tập quán nào trong nhóm F. Nếu không nói rõ vận tải bằng đường biển thì dùng FCA

(5) Có thể sử dụng tập quán CIP hoặc CIF. Nếu không nói rõ sử dụng vận tải bằng đường biển thì dùng CIP

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Thương mại quốc tế: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-thuong-mai-quoc-te?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.