Bài giảng môn học Luật thương mại quốc tế chương I giới thiệu tổng quan về Luật thương mại quốc tế, giúp sinh viên nắm bắt những kiến thức cơ bản về khái niệm, phạm vi điều chỉnh, và vai trò của luật này trong nền kinh tế toàn cầu. Nội dung chương I cũng đề cập đến các nguyên tắc quan trọng trong thương mại quốc tế, các tổ chức thương mại hàng đầu như WTO, UNCITRAL, và các hiệp định thương mại song phương, đa phương. Đây là nền tảng lý thuyết quan trọng cho sinh viên trước khi đi sâu vào các quy định và thỏa thuận pháp lý chi phối hoạt động thương mại giữa các quốc gia.
Bài giảng môn học Luật thương mại quốc tế chương I
Chương 1: Tổng quan về Luật thương mại quốc tế
I. Các khái niệm
- Thương mại
– Khái niệm (khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005) : Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm :
- mua bán hàng hoá,
- cung ứng dịch vụ,
- đầu tư,
- xúc tiến thương mại, và
- các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Câu hỏi: Hoạt động giáo dục đào tạo có phải là hoạt động thương mại không ?
Trả lời: Nếu mục đích là sinh lời thì sẽ là hoạt động thương mại, ngược lại sẽ là hoạt động phi thương mại. Ví dụ hoạt động đào tạo sinh viên của Đại học luật Hà Nội là hoạt động phi thương mại, vì hàng năm trường đại học luật vẫn nhận được kinh phí hỗ trợ từ NN để đảm bảo cho hoạt động của trường, tức là hoạt động của trường đại học luật không sinh ra lợi nhuận.
Chú ý: có quan điểm cho rằng mọi hoạt động cung ứng, mua bán đều là hoạt động thương mại, theo đó thì giáo dục cũng là hoạt động thương mại
Ở VN hiện nay, với quan điểm xã hội hóa giáo dục, NN đã mở cửa (tức là cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực giáo dục) với giáo dục ở một số lĩnh vực, VD lĩnh vực quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, … và không mở cửa với một số lĩnh vực, VD không mở cửa với đào tạo luật, triết học, báo chí, … hoặc chỉ mở cửa với đào tạo luật quốc tế, không mở cửa với đào tạo luật dân sự, hình sự
– Trong quan hệ quốc tế “công” (khi gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế, hay các hiệp định thương mại), việc xác định 1 hoạt động là thương mại hay phi thương mại là rất quan trọng. Vì nếu xác định là hoạt động thương mại thì sẽ phải mở cửa cho đối tác nước ngoài đầu tư vào. Nếu VN coi 1 hoạt động là phi thương mại, nhưng quốc gia khác lại không coi đó là phi thương mại, mà VN không bảo vệ được quan điểm thì sẽ phải chấp nhận hoạt động đó là thương mại, và sẽ phải mở cửa hoạt động đó.
Bản chất của việc xác định hoạt động thương mại / phi thương mại là để NN bảo vệ “miếng bánh” của hoạt động đó trong nước.
– Trong quan hệ quốc tế “tư” (quan hệ giữa thương nhân – thương nhân), việc xác định 1 hoạt động là thương mại hay phi thương mại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định thẩm quyền của cơ quan giải quyết tranh chấp. Nếu các bên muốn sử dụng trọng tài thì tranh chấp đó phải là tranh chấp thương mại. Nếu các bên xác định đó là tranh chấp phi thương mại thì phải yêu cầu tòa án giải quyết.
- Thương mại quốc tế
– Khái niệm: Là hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới của 1 quốc gia hoặc biên giới hải quan
– Hoặc: thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài
- Luật thương mại quốc tế
– Là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế
– Nguồn của luật thương mại quốc tế:
- điều ước quốc tế
- luật quốc gia
- án lệ
- Tự do hóa thương mại
– Là xu hướng được khởi xướng từ sau thế chiến II
– Tự do hóa thương mại là giảm bớt sự can thiệp của NN vào hoạt động thương mại. Ví dụ: giảm thuế, phí, dỡ bỏ thuế quan, giảm bớt các biện pháp kiểm dịch động, thực vật, giảm bớt các biện pháp va tiêu chuẩn chất lượng, giảm bớt các thủ tục hành chính, …
– Gồm:
- tự do lưu thông hàng hóa
- tự do cung cấp dịch vụ
- tự do dịch chuyển nguồn vốn
- tự do chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
- tự do dịch chuyển thể nhân: dịch chuyển người lao động
Câu hỏi: trong các nội dung của tự do hóa thương mại trên thì nội dung nào là khó thực hiện nhất ?
Trả lời: Tự do dịch chuyển thể nhân là khó nhất. Thực tế cho đến nay thì các nước đều không mở cửa cho việc dịch chuyển thể nhân (mở cửa thị trường lao động), mà chỉ mở cửa một cách rất hạn chế và có chọn lọc. Ở VN chỉ mở cửa cho nhân sự cấp cao mà VN không đáp ứng được, và cũng chỉ trong một số lĩnh vực nhất định.
Ngay cả trong WTO thì hiện mới chỉ thực hiện được tự do lưu thông hàng hóa và tự do cung cấp dịch vụ.
- Bảo hộ mậu dịch
– Là việc chính phủ 1 nước tăng cường các biện pháp tác động đến thương mại nhằm mục đích bảo vệ các ngành sản xuất, dịch vụ trong nước.
– Nguyên nhân (lý do) của bảo hộ mậu dịch trong khi cả thế giới đang đi theo tự do hóa thương mại: tự do hóa thương mại yêu cầu sự bình đẳng giữa các quốc gia, tuy nhiên “sự bình đẳng giữa những nước có xuất phát điểm khác nhau lại là sự không bình đẳng”, các nước đều có hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau, việc đòi hỏi bình đẳng hòa toàn trong thương mại quốc tế là không khả thi, và ở góc độ nào đó là không công bằng.
Bản chất của tự do hóa thương mại là do các nước phát triển đặt ra, dẫn dắt “cuộc chơi”, do đó họ sẽ thiết kế các luật lệ để sao cho có lợi cho họ.
– Chú ý: Tự do hóa thương mại và Bảo hộ mậu dịch là 2 xu hướng trái ngược nhau, mâu thuẫn với nhau, nhưng lại luôn song hành với nhau. Bất kỳ quốc gia nào cũng thực hiện bảo hộ mậu dịch để bảo vệ nền sản xuất trong nước, nhưng lại đều muốn hưởng lợi ích từ tự do hóa thương mại.
WTO hướng tới tự do hóa thương mại, nhưng vẫn chấp nhận bảo hộ mậu dịch ở mức độ nhất định, cụ thể là WTO vẫn chấp nhận và khuyến khích các nước thực hiện bảo hộ mậu dịch bằng biện pháp thuế quan.
II. Chủ thể của thương mại quốc tế
Gồm: thể nhân, pháp nhân, quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức kinh tế quốc tế
- Thể nhân
– Thể nhân là chủ thể “yếu” nhất trong 5 chủ thể của TMQT, nhưng lại là chủ thể quan trọng nhất của TMQT.
Tại sao ? Vì trong 5 chủ thể của TMQT thì thể nhân là chủ thể duy nhất hữu hình, 4 chủ thể còn lại đều vô hình, và sự hoạt động của 4 chủ thể đó đều phụ thuộc vào thể nhân, không có thể nhân thì 4 chủ thể còn lại đó không thể hoạt động được.
– Điều kiện chung của thể nhân để trở thành chủ thể của TMQT:
- đầy đủ năng lực hành vi dân sự: các quốc gia có quy định khác nhau
- không nằm trong nhóm bị truất quyền: bị truất quyền công dân, hoặc bị truất quyền kinh doanh (VD cấm kinh doanh trong 1 lĩnh vực nào đó trong 1 thời gian)
- không nằm trong nhóm “bất khả kiêm nhiệm”: tức là nghề nghiệp chính mà thể nhân đang thực hiện không nằm trong danh mục cấm kiêm nhiệm công việc khác, VD công chức, luật sư, bác sỹ, công chứng viên
– Thể nhân là chủ thể đầu tiên của TMQT: từ thời cổ đại, các cá nhân đã buôn bán từ vùng này sang vùng khác, từ nước này sang nước khác
- Pháp nhân
– Là chủ thể không hữu hình do PL tạo nên và trao cho chủ thể đó quyền và nghĩa vụ pháp lý
Pháp nhân = con người của pháp luật (tức là con người do pháp luật sinh ra)
– Pháp nhân được sinh ra khi được cấp Giấy chứng nhận thành lập
– Điều kiện của pháp nhân:
- được thành lập hợp pháp
- có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
- có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó
- nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
– Pháp nhân xuất hiện sau thể nhân trong TMQT, nhưng có sức mạnh vượt trội so với thể nhân. Hiện nay pháp nhân là chủ thể có sự ảnh hưởng lớn nhất trong số 5 chủ thể của TMQT.
Tại sao pháp nhân lại có sự ảnh hưởng lớn nhất ? Vì sức mạnh tại chính của pháp nhân đã cho phép pháp nhân có nhiều quyền lực.
- Quốc gia
– Quốc gia là chủ thể có:
- lãnh thổ xác định
- dân cư ổn định
- chính quyền thống nhất
- độc lập trong tham gia quan hệ quốc tế
– Khi tham gia vào quan hệ TMQT, quốc gia còn cần phải được công nhận (phải được công nhận để tham gia vào các điều ước quốc tế)
– Vai trò của quốc gia trong TMQT:
- xây dựng luật: đàm phán, thỏa thuận với các quốc gia khác để xây dựng luật
- điều chỉnh các hoạt động trong nước để phù hợp với TMQT
– Quốc gia có tham gia vào quan hệ TMQT không ?
Theo tư pháp quốc tế thì quốc gia có quyền miễn trừ tư pháp (tức là miễn trừ xét xử, miễn trừ cưỡng chế, miễn trừ thi hành án) ==> nếu giữ nguyên các quyền miễn trừ này thì quốc gia không thể tham gia vào quan hệ TMQT. Tuy nhiên hiện nay thì quốc gia tham gia ngày càng nhiều vào TMQT bằng cách từ chối một phần quyền miễn trừ tư pháp của mình bằng cách tuyên bố chấp nhận chịu sự xét xử của các cơ quan giải quyết tranh chấp nhất định và khi có phán quyết thì họ sẽ tuân thủ những phán quyết đó.
- Vùng lãnh thổ
– Là 1 phần của trái đất gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng biển, vùng lòng đất và khoảng không vũ trụ
– Vùng lãnh thổ có thể trở thành chủ thể của thương mại quốc tế:
- vùng lãnh thổ tranh chấp chủ quyền
- vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền 1 quốc gia
- vùng lãnh thổ gồm nhiều quốc gia
VD: liên minh châu Âu là vùng lãnh thổ 28 quốc gia châu Âu, Hồng Kong, Ma Cao, Đài Loan là chủ thể trong TMQT (đều là thành viên độc lập trong WTO, có quyền và nghĩa vụ độc lập với Trung Quốc)
- Tổ chức kinh tế quốc tế
– Là liên kết giữa các chính phủ hoặc các nhân tố phi chính phủ nhằm tạo ra các diễn đàn về phát triển và hợp tác kinh tế. VD: WTO, Câu lạc bộ Paris (của các chủ nợ đối với nợ công – nợ quốc gia), Câu lạc bộ London (của các chủ nợ tư)
– Vai trò chủ yếu của các tổ chức kinh tế quốc tế là tạo ra diễn đàn cho các bên ngồi lại với nhau để đưa ra những thỏa thuận và giải pháp để phát triển kinh tế
III. Nguồn của luật thương mại quốc tế
Gồm:
- pháp luật quốc gia
- điều ước quốc tế
- tập quán thương mại quốc tế
- án lệ
- Pháp luật quốc gia
a. Khái niệm
– Là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm của 1 quốc gia điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của PL quốc gia đó
– PL quốc gia – nguồn của luật thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm của 1 quốc gia điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của PL quốc gia đó
b. Nguồn của PL quốc gia
– PL do NN ban hành: hiến pháp, luật, văn bản dưới luật
– Án lệ
– Tập quán thương mại quốc gia
– (lẽ phải và công bằng)
c. Trường hợp áp dụng
– Luật áp dụng:
- luật nội dung: điều chỉnh quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ TMQT
- luật hình thức: điều chỉnh quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp
Luật quốc gia được áp dụng trong TMQT chủ yếu là luật nội dung.
– Khi nào luật quốc gia được áp dụng trong TMQT ?
- khi các bên thỏa thuận áp dụng luật quốc gia để điều chỉnh quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế, theo các hệ thuộc (nguyên tắc chọn luật) :
luật nơi giao kết hợp đồng
luật nơi thực hiện hợp đồng
luật nơi đặt vật (tài sản)
luật nơi các bên đặt trụ sở thương mại
- khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu: 1 hệ thống luật quốc gia được áp dụng để điều chỉnh 1 hợp đồng thương mại quốc tế dù 2 bên không lựa chọn:
luật nơi đặt tòa án (Lex fori): tòa án có quyền chọn luật tại nơi (quốc gia) đặt tòa án để giải quyết tranh chấp
luật quốc tịch của các bên chủ thể
luật nơi cư trú của các bên chủ thể
- Điều ước quốc tế
– Là thỏa thuận giữa 2 hoặc nhiều thực thể công nhằm điều chỉnh các quan hệ TMQT
– Điều ước quốc tế là nguồn của luật thương mại quốc tế khi điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế
– Phân loại:
- điều ước song phương / đa phương
- điều ước toàn cầu / khu vực
– Trường hợp áp dụng:
- đương nhiên áp dụng:
Đối với quan hệ thương mại quốc tế công: tức là quan hệ thương mại giữa các thực thể công (các quốc gia) cùng là thành viên của các thỏa thuận, điều ước quốc tế
Đối với quan hệ thương mại quốc tế tư: đến nay mới chỉ có duy nhất 1 điều ước quốc tế là Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) là có chứa các quy phạm quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong quan hệ TMQT. Tuy nhiên Công ước Viên 1980 này chỉ được áp dụng khi các bên không từ chối áp dụng nó; trường hợp ngược lại chỉ cần 1 bên không thừa nhận Công ước này thì Công ước này cũng không được áp dụng.
- thỏa thuận áp dụng: trong quan hệ thương mại quốc tế tư
- Tập quán thương mại quốc tế
a. Khái niệm
– Tập quán thương mại quốc tế: còn gọi là “luật thương gia”, tức là do 1 nhóm các thương nhân thiết lập và dần dần được phổ biến trong các quan hệ TMQT
– Tập quán thương mại quốc tế là thói quen:
- hình thành lâu đời và được áp dụng liên tục trong thương mại quốc tế
- được đa số các chủ thể hiểu rõ và áp dụng
- có nội dung cụ thể rõ ràng
b. Trường hợp áp dụng
– Các bên thỏa thuận áp dụng: được ghi trong hợp đồng
– Quy định áp dụng: tập quán thương mại quốc tế được các điều ước quốc tế liên quan quy định áp dụng
– Luật trong nước quy định áp dụng: tập quán thương mại quốc tế được luật trong nước quy định áp dụng
– Cơ quan giải quyết tranh chấp áp dụng: thường là nguồn bổ trợ, hoặc khi các nguồn chính không đủ để giải quyết tranh chấp
c. Tập quán thương mại quốc tế phổ biến
– Incoterms: áp dụng trong hợp đồng xuất nhập khẩu
– PICC: áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế nói chung
– UCC: áp dụng trong hợp đồng tín dụng, chuyển tiền, thanh toán quốc tế
- Án lệ
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Thương mại quốc tế: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-thuong-mai-quoc-te?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: