fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật Tài chính chương VI

Chương VI – Những vấn đề lý luận về thuế và pháp luật về thuế trong môn học Luật Tài chính mang đến cái nhìn toàn diện về bản chất, chức năng và vai trò của thuế trong nền kinh tế. Nội dung này không chỉ giúp người học hiểu rõ các khái niệm cơ bản về thuế mà còn đi sâu vào phân tích hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thu thuế tại Việt Nam. Đây là kiến thức nền tảng để nắm bắt cơ chế vận hành tài chính quốc gia và xây dựng kỹ năng áp dụng pháp luật về thuế trong thực tiễn. Tìm hiểu bài giảng chương VI để nắm vững các nguyên lý cốt lõi của thuế và pháp luật về thuế!

Bài giảng môn học Luật Tài chính chương VI

Chương 6: Những vấn đề lý luận về thuế và pháp luật về thuế

1. Khái niệm về thuế

– Khái niệm: thuế là 1 nghĩa vụ tài chính đối với NN, không có tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, và được quy định bởi Quốc hội.

– Đặc điểm:

+ thuế là 1 nghĩa vụ đơn phương: NN có quyền áp thuế, đối tượng nộp thuế không được quyền thỏa thuận với NN về mức thuế

+ không có tính đối giá, không có tính hoàn trả

+ do Quốc hội thông qua

Câu hỏi: Tại sao phải nộp thuế ?

Trả lời: Vì nộp thuế là nghĩa vụ đã được quy định trong Hiến pháp (Điều 47 Hiến pháp 2013). Ở phương Tây và các nước phát triển, nghĩa vụ nộp thuế gắn liền với quyền đại diện của đối tượng nộp thuế (tức là họ biết rõ khi họ nộp thuế thì sẽ quyền gì, nộp thuế càng nhiều sẽ có nhiều quyền).

2. Phân loại thuế

– Căn cứ vào mục đích điều tiết:

+ thuế trực thu: người gánh chịu thuế đồng thời là người nộp thuế, VD thuế thu nhập, thuế tài sản, …

+ thuế gián thu: người gánh chịu thuế không phải là người nộp thuế, VD thuế xuất nhập khẩu, thuế gắn với sản xuất và bán hàng hóa (người gánh chịu thuế là khách hàng, người nộp thuế là người bán hàng, nhà nhập khẩu)

– Căn cứ vào đối tượng đánh thuế:

+ thuế tài sản: đánh vào bản thân tài sản chứ không đánh vào phần thu nhập phát sinh từ tài sản, VD thuế nhà đất, thuế chuyển nhượng tài sản

+ thuế thu nhập: áp dụng với đối tượng có giá trị thặng dư phát sinh từ tài sản của họ, VD thuế TNDN, thuế TNCN

+ thuế tiêu dùng: gồm phần lớn các thuế gián thu như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt

– Căn cứ vào đối tượng nộp thuế:

+ thuế đánh vào chủ thể có yếu tố nước ngoài

+ thuế đối với tổ chức, cá nhân trong nước

3. Cấu tạo của đạo luật thuế

– Người nộp thuế phải nộp thuế khi có hành vi:

+ bán (kinh doanh) hàng hóa, dịch vụ

+ nhận thu nhập

+ sở hữu tài sản

– Đối tượng chịu thuế (chú ý đối tượng không chịu thuế)

+ hàng hóa, dịch vụ

+ thu nhập

+ tài sản

– Đối tượng tính thuế: là giá trị của đối tượng chịu thuế được xác định bằng tiền

– Thuế suất:

+ thuế suất tuyệt đối: là mức tiền cố định áp cho mọi đối tượng. VD thuế môn bài quy định chung cho mọi cơ sở kinh doanh

+ thuế suất tỷ lệ %:

  • Tỷ lệ cố định: ví dụ quy định thuế TNDN là 25%, thuế VAT 10%
  • Tỷ lệ lũy tiến: tỷ lệ nộp thuế tăng lên khi giá trị của đối tượng nộp thuế tăng lên
  • Lũy tiến từng phần: Là biểu thuế gồm nhiều bậc, ứng với mỗi bậc là một mức thuế suất tương ứng, theo đó, thuế suất tăng dần theo từng bậc thuế. Thuế được tính từng phần theo bậc thuế và mức thuế suất tương ứng của từng bậc, số thuế phải nộp là tổng số thuế tính cho từng bậc. Ví dụ thuế TNCN theo các mức 5% (đến 9 tr), 10% (từ trên 9tr đến 15 tr), …
  • Lũy tiến toàn phần: Biểu thuế gồm nhiều bậc, ứng với mỗi bậc là một mức thuế suất và thuế suất cũng tăng dần theo sự tăng của cơ sở tính thuế. Khác với thuế suất luỹ tiến từng phần, số thuế phải nộp được tính bằng cách lấy toàn bộ cơ sở thuế áp dụng mức thuế suất tương ứng ==> không công bằng như với thuế suất lũy tiến từng phần ==> rất ít khi áp dụng

– Kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế

* Như vậy, cấu tạo của đạo luật thuế gồm có 3 phần:

+ phạm vi áp dụng: trả lời câu hỏi: Ai phải nộp thuế ? Gồm người nộp thuế, đối tượng chịu thuế

+ căn cứ tính thuế: trả lời câu hỏi: Nộp bao nhiêu ? Gồm đối tượng tính thuế, thuế suất

+ quản lý thuế: trả lời câu hỏi: Nộp như thế nào ? Gồm kê khai, nộp thuế, quyết toán

(3) Các nguyên tắc đánh thuế của NN:

+ đánh thuế phải đảm bảo công bằng:

  • Mọi đối tượng có năng lực chịu thuế đều phải nộp thuế và mọi người điều kiện liên quan đến thuế như nhau đều phải được đối xử về thuế như nhau
  • Trường hợp có sự khác nhau về điều kiện thì những đối tượng khác nhau nhưng cùng điều kiện, cùng loại được đối xử tương ứng

+ đánh thuế phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa NN và người nộp thuế: thuế phải đảm bảo nguồn thu cho NSNN nhưng cũng phải đảm bảo lợi ích của người nộp thuế, không để người nộp thuế lâm vào tình trạng kiệt quệ vì nộp thuế (tức là đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu thuế)

+ đánh thuế phải đảm bảo dễ hiểu, đạt hiệu quả

+ đánh thuế phải đảm bảo không xảy ra tình trạng 1 đối tượng tính thuế phải chịu 1 loại thuế nhiều lần

Quyền thu thuế của NN là 1 trong những nội dung của chủ quyền quốc gia, theo đó quốc gia có quyền thu thuế trong lãnh thổ quốc gia và đối với công dân của mình, cụ thể:

quyền thu thuế theo lãnh thổ: NN được quyền thu thuế đối với mọi đối tượng đủ điều kiện trên lãnh thổ quốc gia. VD thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu đánh vào mọi đối tượng sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ VN, không phân biệt người / tổ chức VN hay nước ngoài

quyền thu thuế theo quốc tịch: NN được quyền thu thuế đối với mọi công dân nước mình, không phân biệt đối tượng này đang cư trú hay không cư trú trên lãnh thổ quốc gia. VD thuế thu nhập cá nhân được áp dụng với VN ở trong nước và cả ở nước ngoài

Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật Tài chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-tai-chinh?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.