Chương V – Quản lý quỹ ngân sách nhà nước là nội dung trọng tâm trong môn học Luật Tài chính, giúp người học hiểu rõ về cách thức tổ chức và quản lý các quỹ ngân sách. Chương này tập trung vào các nguyên tắc, cơ chế và trách nhiệm pháp lý trong việc huy động, sử dụng và bảo đảm tính minh bạch của quỹ ngân sách nhà nước. Với vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định tài chính quốc gia, quản lý quỹ ngân sách là kiến thức không thể thiếu cho sinh viên ngành Luật và Tài chính. Hãy cùng khám phá bài giảng chương V để hiểu sâu hơn về nội dung này!
Bài giảng môn học Luật Tài chính chương V
Chương 5: Quản lý quỹ ngân sách nhà nước
+ các khoản thu có tính chất hoa lợi: là các khoản thu làm tăng ngân quỹ nhưng không làm tăng trái vụ của quốc gia
- Thuế
- Thu từ hoạt động kinh tế của NN
- Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân
- Viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho chính phủ
- Tiền phạt vi phạm PL
+ các khoản thu không có tính chất hoa lợi: là các khoản thu làm tăng ngân quỹ đồng thời làm tăng trái vụ của quốc gia (tức là thu được bao nhiêu thì cũng phải chi ra bấy nhiêu để thực hiện các trái vụ với các chủ thể khác)
- Phí và lệ phí
- Vay nợ, viện trợ có hoàn lại
- Thu tiền bồi thường thiệt hại cho NN
– Cơ cấu các khoản chi của ngân sách NN:
+ các khoản chi có tính chất phí tổn: là các khoản chi làm giảm ngân quỹ nhưng không làm giảm trái vụ của quốc gia
- Viện trợ không hoàn lại cho nước ngoài
- Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội
- Bù lỗ cho các doanh nghiệp NN
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp và tổ chức xã hội
+ các khoản chi không có tính chất phí tổn: là các khoản thu làm giảm ngân quỹ đồng thời làm giảm trái vụ của quốc gia
- Chi hoạt động của bộ máy NN
- Chi quốc phòng, an ninh
- Chi văn hóa, xã hội
- Chi đầu tư phát triển
- Chi cấp vốn cho doanh nghiệp NN
- Chi sự nghiệp kinh tế
- Trả nợ của NN đối với tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài
– Khi thông qua 1 bản ngân sách tức là phải thông qua các khoản dự toán chi và thông qua các khoản dự toán thu. Ở VN việc thông qua 2 khoản thu và chi được tiến hành cùng lúc. (ở nhiều nước có quy định khác, như ở Pháp thì phải thông qua dự toán chi trước, sau đó mới thông qua dự toán thu).
Chú ý: ở các nước phát triển, hàng năm đều có Báo cáo tài chính của Chính phủ, còn ở VN mới chỉ có Báo cáo ngân sách của Chính phủ (tức là mới chỉ có báo cáo thu – chi hàng năm), đến luật Ngân sách NN 2015 mới bắt đầu có những quy định đầu tiên về Báo cáo tài chính Chính phủ. Báo cáo ngân sách chỉ là 1 phần trong Báo cáo tài chính, trong Báo cáo tài chính cần thể hiện những tài sản Chính phủ đang nắm giữ, giá trị của chúng, thặng dư Chính phủ trong năm, …
Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật Tài chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-tai-chinh?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: