fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật Tài chính chương IX

“Bài giảng môn học Luật Tài chính chương IX” tập trung vào pháp luật về thuế giá trị gia tăng (GTGT) – một trong những loại thuế quan trọng nhất trong hệ thống thuế tại Việt Nam. Bài giảng giúp sinh viên hiểu rõ về đối tượng chịu thuế, phương pháp tính thuế, các mức thuế suất áp dụng và vai trò của thuế GTGT trong việc điều tiết kinh tế và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, nội dung còn phân tích các trường hợp được miễn, giảm thuế và những vấn đề thực tiễn trong quản lý, kê khai và nộp thuế GTGT, mang lại kiến thức toàn diện và thực tế cho người học.

Bài giảng môn học Luật Tài chính chương IX

Chương 9: Pháp luật thuế GTGT

1. Phạm vi áp dụng

– Người nộp thuế: gồm

+ tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT

+ tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa

– Đối tượng chịu thuế GTGT: là đa số hàng hóa, dịch vụ

– Đối tượng không chịu thuế GTGT: hiện nay có 26 loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, gồm:

+ những hàng hóa thuộc chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp:

  • Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất thủy hải sản do tổ chức, cá nhân tự sản xuất, tự bán ra
  • Giống vật nuôi, cây trồng
  • Dịch vụ tưới tiêu nội đồng
Bài giảng môn học Luật Tài chính chương IX
Bài giảng môn học Luật Tài chính chương IX

+ những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đối với sự phát triển của cộng đồng

  • Dạy học, dạy nghề, dạy văn hóa
  • Dịch vụ khám chữa bệnh
  • In ấn sách báo chính trị, khoa học, giáo khoa, giáo trình

+ xe buýt nội đô

+ các hàng hóa, dịch vụ đặc thù: vũ khí, dịch vụ tín dụng, các máy móc thiết bị được dùng làm tài sản cố định mà VN chưa sản xuất được

Bài tập: Các trường hợp dưới đây có nằm trong phạm vi áp dụng của thuế GTGT không:

(a) Công ty A trồng cà phê, bán hạt cà phê cho công ty B, công ty B lại bán hạt cà phê đó cho Công ty C

(b) A trồng cà phê, A sản xuất cà phê hòa tan đóng gói để bán

Trả lời:

(a) Hạt cà phê là sản phẩm trực tiếp từ việc trồng cà phê, nên A không phải chịu thuế GTGT, B và C phải chịu thuế GTGT do chỉ làm khâu thương mại, mua đi bán lại hạt cà phê

(b) A vẫn phải chịu thuế GTGT do không phải bán sản phẩm từ trồng cà phê, mà đã sản xuất ra thứ khác với hạt cà phê để bán ra.

Tương tự như vậy, nếu người nuôi lợn rồi bán nguyên con lợn đó thì không chịu thuế GTGT, còn nếu chế biến con lợn thành giò, chả, thịt hun khói, … thì phải chịu thuế GTGT.

2. Căn cứ tính thuế

a. Thuế suất

– Thuế GTGT có 03 mức thuế suất:

+ mức 5%: áp dụng cho hàng hóa có tính chất tư liệu sản xuất cơ bản

+ mức 10%: là mức thuế phổ biến nhất

+ mức 0%: áp dụng cho tất cả các hàng hóa khi xuất khẩu (nhằm hỗ trợ tính cạnh tranh của hàng hóa VN trên thị trường quốc tế)

Câu hỏi: So sánh hàng hóa chịu thuế GTGT 0% với hàng hóa không chịu thuế ?

Trả lời:

Chịu thuế GTGT 0%Miễn thuế GTGT
Đối tượng áp dụngTất cả hàng hóa xuất khẩu: tức là hàng hóa qua biên giới, hoặc vào khu chế xuất, xuất khẩu tại chỗ (là trường hợp 2 doanh nghiệp chế xuất không cùng một khu chế xuất khi mua bán nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, thiết bị, vật tư tiêu hao cho nhau).Hình thức thể hiện của xuất khẩu:+ có hợp đồng ngoại thương+ có xác nhận của hải quan về việc hàng đã được xuất khẩu+ thanh toán qua ngân hàngÁp dụng cho 1 số hàng hóa:+ những hàng hóa thuộc chính sách phát triển nông nghiệp:ü  Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất thủy hải sản do tổ chức, cá nhân tự sản xuất, tự bán raü  Giống vật nuôi, cây trồngü  Dịch vụ tưới tiêu nội đồng+ những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đối với sự phát triển của cộng đồngü  Dạy học, dạy nghề, dạy văn hóaü  Dịch vụ khám chữa bệnhü  In ấn sách báo chính trị, khoa học, giáo khoa, giáo trình+ xe buýt nội đô+ các hàng hóa, dịch vụ đặc thù: vũ khí, dịch vụ tín dụng, các máy móc thiết bị được dùng làm tài sản cố định mà VN chưa sản xuất được
Thuế đầu ra0Không chịu thuế
Thuế đầu vàoĐược khấu trừ toàn bộ thuế đầu vào cho toàn bộ hàng hóa xuất khẩu và trên nguyên tắc sẽ được hoàn trả lạiKhông được khấu trừ thuế đầu vào

2. Giá tính thuế

– Với hàng hóa thông thường:

+ hàng hóa trong nước sản xuất:

Giá tính thuế GTGT = Giá bán (không có thuế GTGT) = Doanh thu

+ hàng hóa nhập khẩu:

Giá tính thuế GTGT = [Giá nhập khẩu] + [thuế nhập khẩu]

= [Giá nhập khẩu] + [Giá nhập khẩu] x [Thuế suất của hàng hóa nhập khẩu]

– Với hàng hóa đặc biệt:

+ hàng hóa trong nước sản xuất:

Giá tính thuế GTGT = Giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt

+ hàng hóa nhập khẩu:

Giá tính thuế GTGT = [Giá nhập khẩu] + [thuế nhập khẩu] + [thuế tiêu thụ đặc biệt]

3. Phương pháp tính thuế

a. Phương pháp khấu trừ

– Đối tượng áp dụng: là chủ thể kinh doanh

+ chấp hành chế độ hạch toán kế toán

+ có đăng ký thuế: được cấp mã số thuế

+ đăng ký với cơ quan thuế và được cơ quan thuế chấp nhận nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

+ sử dụng hóa đơn GTGT

– Cách tính thuế:

Thuế GTGT phải nộp = [thuế GTGT đầu ra] – [thuế GTGT đầu vào]

= [giá tính thuế] x [thuế suất GTGT] – [tổng thuế GTGT đầu vào]

– Điều kiện để khấu trừ thuế đầu vào:

+ thuế đầu vào phải được sử dụng để sản xuất hàng hóa chịu thuế. Trong trường hợp vừa sản xuất hàng hóa chịu thuế, vừa sản xuất hàng hóa không chịu thuế, thì phải hạch toán riêng, nếu không hạch toán riêng được thì trừ theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa chịu thuế trên tổng doanh thu.

+ thuế đầu vào phải được thể hiện trên Hóa đơn GTGT hợp pháp

+ nếu hóa đơn có giá trị trên 20 triệu thì phải thanh toán qua ngân hàng

Bài tập: Công ty A trong kỳ thuế có các hoạt động:

+ xuất khẩu có doanh thu 300

+ doanh thu từ bán hạt cà phê do cơ sở tự trồng là 200

+ doanh thu từ bán hàng nội địa là 500

Hãy tính thuế GTGT của công ty A trong kỳ, biết rằng:

  • Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ, thuế suất là 10%
  • Công ty hạch toán chung đã hoạt động
  • Hóa đơn chứng từ hợp pháp
  • Không có thuế từ kỳ trước chuyển sang
  • Thuế đầu vào được xác định là 40

Trả lời:

– Thuế đầu ra gồm các khoản:

+ với hàng xuất khẩu = 300 x 0 = 0

+ với hàng nội địa = 500 x 10% = 50

Hạt cà phê do cơ sở tự trồng là hàng hóa không chịu thuế GTGT

==> Tổng thuế đầu ra là: 0 + 50 = 50

– Tỷ lệ thuế được khấu trừ = (300 + 500) / (300 + 200 + 500) = 80%

==> thuế GTGT được khấu trừ = 40 x 80% = 32

– Thuế GTGT phải nộp = 50 – 32 = 18

b. Phương pháp trực tiếp

Câu hỏi: So sánh phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ

Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật Tài chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-tai-chinh?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.