fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật Tài chính chương II,

Bạn đang tìm hiểu về cách tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước? Bài giảng môn học Luật Tài chính chương II sẽ giúp bạn khám phá chi tiết tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước với các cấp ngân sách và quy trình phân bổ ngân sách cụ thể. Nội dung bài giảng cung cấp cái nhìn sâu sắc về cấu trúc ngân sách từ trung ương đến địa phương, các nguyên tắc phân bổ và quản lý ngân sách, giúp bạn nắm vững kiến thức nền tảng và nâng cao hiểu biết về pháp luật tài chính.

Bài giảng môn học Luật Tài chính chương II

Vấn đề 2: Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước

1. Hệ thống ngân sách nhà nước

– Hệ thống ngân sách nhà nước được chia làm 2 cấp: (Điều 6 luật Ngân sách NN 2015)

+ ngân sách TW

+ ngân sách địa phương: được chia làm 3 cấp là ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, và cấp xã tương ứng với 3 cấp chính quyền địa phương, trong đó ngân sách tỉnh bao gồm ngân sách huyện, và ngân sách huyện bao gồm ngân sách xã

– Vai trò của ngân sách TW:

+ thực hiện những công trình mang tầm quốc gia (mà từng địa phương không thể làm được)

+ điều hòa ngân sách giữa các địa phương: lấy nguồn thu từ các tỉnh giàu để bù đắp cho các tỉnh nghèo

– Tại sao ngân sách nhà nước lại được chia theo các cấp chính quyền ? Vì:

+ hoạt động ngân sách là hoạt động của bộ máy chính quyền

+ hoạt động ngân sách để phục vụ cho bộ máy chính quyền

– Mỗi cấp ngân sách có các nguồn thu và nhiệm vụ chi riêng

– Các nguồn thu:

+ nguồn thu được hưởng 100%

VD: nguồn thu từ khai thác dầu khí: 100% thuộc về TW

Nguồn thu từ cho thuê đất: 100% thuộc về ngân sách tỉnh

+ nguồn thu phân chia (hay nguồn thu điều tiết): phân chia giữa TW và địa phương, phân chia giữa các cấp địa phương với nhau

VD: với thành phố Hồ Chí Minh thì tỉ lệ phân chia là 26%, tức là thu 100 đồng thì được giữ lại 26 đồng, còn 74 đồng chuyển về TW

Với Hà Nội thì tỉ lệ là 31%, Hải Phòng 90%, Đà Nẵng 90%, phần lớn các tỉnh là 100%

+ nguồn thu bổ sung: trong các trường hợp:

  • TW bổ sung cho tỉnh khi tỉnh thu không đủ chi (gọi là bổ sung cân đối), tỉnh được TW cấp lại chi bổ sung cho huyện, và huyện và chi bổ sung cho xã
  • Bổ sung có mục tiêu: ngân sách cấp bổ sung theo mục tiêu cụ thể, không được chi cho mục tiêu khác
Bài giảng môn học Luật Tài chính chương II,
Bài giảng môn học Luật Tài chính chương II,

Câu hỏi: Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có nguồn thu bổ sung không ?

Trả lời: Có. Mặc dù thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có tỷ lệ điều tiết nguồn thu về TW rất lớn, do đó không cần TW cấp bổ sung cân đối, nhưng vẫn có nguồn thu bổ sung theo mục tiêu, VD hai thành phố này vẫn được TW cấp bổ sung ngân sách để cải cách thủ tục hành chính, cấp bổ sung ngân sách để phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng, …

– Các nhiệm vụ chi:

+ chi thường xuyên: là các khoản chi để đảm bảo hoạt động của bộ máy NN như trả lương cho công chức, viên chức, chi công tác phí, chi hội nghị, …

+ chi đầu tư phát triển: chi cho phát triển cơ sở hạ tầng, VD xây dựng cầu, đường, thủy lợi, nghiên cứu khoa học cơ bản, …

+ các khoản chi khác: như chi cho an ninh, quốc phòng, …

Chú ý: theo luật Ngân sách 2015 thì ngân sách từ cấp huyện trở xuống không được chi cho nghiên cứu khoa học cơ bản (chỉ được chi ngân sách cấp tỉnh, cấp TW)

Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật Tài chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-tai-chinh?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.