fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật so sánh chương IV

Bài giảng môn học Luật so sánh chương IV sẽ đưa bạn khám phá hệ thống Pháp luật hồi giáo, một trong những hệ thống pháp lý quan trọng trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia Hồi giáo. Nội dung chương này giúp bạn hiểu rõ về sự hình thành, nguyên lý và các nguồn gốc của pháp luật Hồi giáo, bao gồm Kinh Qur’an và Hadith. Bài giảng cũng sẽ so sánh những đặc điểm nổi bật của pháp luật Hồi giáo với các hệ thống pháp luật khác, giúp bạn hiểu về ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với đời sống xã hội và kinh tế của các quốc gia theo đạo Hồi.

Bài giảng môn học Luật so sánh chương IV

Chương 4: Pháp luật hồi giáo

Trong các luật tôn giáo trên thế giới thì luật Hồi giáo có tầm ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc nhất. Hiện nay trên thế giới có khoảng 50 quốc gia có hệ thống PL theo luật Hồi giáo.

I. Luật Hồi giáo

1. Khái niệm

– Đạo Hồi, tên gọi là Islam ra đời vào thế kỷ 7 tại bán đảo Ả Rập.

Islam có nghĩa là “tuân phục / tuân thủ”. Tư tưởng trung tâm của đạo Hồi chỉ đơn giản là tuân phục hoàn toàn ý chí và luật lệ của thượng đến. Người tuân phục thượng đế (tín đồ Hồi giáo) được gọi là muslim – người tuân phục

Islam được truyền sang Trung Quốc chủ yếu được người dân tộc Hồi tiếp nhận, nên người Trung Quốc gọi là đạo Hồi, sau VN cũng gọi là “đạo Hồi”.

– Các tín đồ Hồi giáo phải tuân theo giới luật đạo Hồi, gọi là Sharial – con đường của thượng đế.

– Luật hồi giáo là 1 phần của Sharial.

==> khái niệm luật Hồi giáo: Luật hồi giáo là 1 phần của các quy tắc giáo lý của đạo Hồi.

– Đặc điểm của luật Hồi giáo:

Bài giảng môn học Luật so sánh chương IV
Bài giảng môn học Luật so sánh chương IV

+ luật Hồi giáo mang tính ổn định và có tính mềm dẻo: mặc dù đã ra đời cách nay 1300 năm, nhưng luật Hồi giáo vẫn còn phù hợp với các quốc gia hồi giáo hiện nay ==> cho thấy sự thích ứng của luật Hồi giáo rất cao với sự phát triển của xã hội

+ các quy định của luật Hồi giáo hoàn toàn độc lập, không chịu sự chi phối của nhà nước, không quyền lực nào có thể thay đổi được luật Hồi giáo: luật Hồi giáo ra đời gắn với nhà tiên tri Mohammed, và đây là nhà tiên tri duy nhất của đạo hồi (không có nhà tiên tri thứ 2).

+ luật Hồi giáo có phạm vi điều chỉnh rộng: điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực của đời sống, điều chỉnh cả những vấn đề rất “nhỏ, hẹp” như quan hệ trong gia đình, cho đến những quan hệ “vĩ mô” như việc đối nội, đối ngoại của quốc gia, cả việc hợp tác quốc tế giữa các quốc gia ==> trong lịch sử đã có rất nhiều quốc gia chỉ sử dụng luật Hồi giáo là hệ thống PL của quốc gia ==> tức là luật Hồi giáo có thể tạo ra 1 hệ thống PL hoàn chỉnh cho 1 quốc gia

+ luật Hồi giáo có tính chất lỗi thời trong nhiều chế định, tính vụn vặt và thiếu hệ thống hóa: VD quy định cho phép đàn ông có nhiều vợ

– So sánh luật hồi giáo với luật giáo hội ở châu Âu:

Luật hồi giáoLuật giáo hội
Giống nhau: đều là hệ thống các quy định mang tính tôn giáo của những người theo đạo
Là hệ thống PL đầy đủKhông phải là hệ thống PL đầy đủ, chỉ là 1 phần của hệ thống PL quốc gia
Không phục vụ cho quyền lực nhà nướcPhục vụ cho quyền lực nhà nước
Do Thượng đế đặt ra, không thể bị thay đổi.Do các giáo sỹ đặt ra (chứ không phải do Chúa trời đặt ra) và có thể bị thay đổi.

2. Sự hình thành và phát triển của luật Hồi giáo

a. Giai đoạn luật Hồi giáo hình thành và phát triển ở Ả Rập (thế kỷ 7)

– Nhà tiên tri Mohammed (570 – 632) sinh ra trong 1 gia đình bình thường ở thành phố Mecca, bị mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Năm 25 tuổi, ông vào làm việc cho Khadija là 1 góa phụ giàu có và lớn hơn ông 15 tuổi, sau đó ông kết hôn với Khadija và có cuộc sống dễ chịu ==> các học giả cho rằng chính nhờ việc lấy góa phụ Khadija giàu có mà Mohammed có nhiều thời gian để suy ngẫm và sáng tạo ra đạo Hồi.

Năm 40 tuổi, Mohammed trong 1 lần dạo chơi thì gặp thiên thần Gabriel cho biết rằng Mohammed là người được chọn để truyền dạy cho dân chúng các lời răn của thánh Alla, và thiên thần Gabriel đọc cho Mohammed những lời dạy của thánh Alla.

Sau đó Mohammed truyền lại những lời dạy của thượng đế cho nhữn người xung quanh ==> được các học trò ghi lại và trở thành Kinh Koran.

– Năm 622 là năm đầu tiên của lịch Hồi giáo.

– Năm 632 Mohammed qua đời đột ngột, chưa kịp chỉ định người kế vị ==> thế giới hồi giáo bị phân chia trong việc chọn người kế vị Mohammed, có 2 quan điểm:

+ chọn người có tài, có uy tín ==> về sau hình thành dòng hồi giáo Sunni

+ chọn người thân thích của Mohammed ==> về sau hình thành dòng hồi giáo Shiite

Ngày nay, chỉ có khoảng 10% người Hồi giáo theo dòng Shiite, nhưng đây là dòng hồi giáo có nhiều tín đồ cực đoan, ủng hộ chính sách khủng bố.

b. Giai đoạn luật Hồi giáo bành trướng ra nhiều khu vực khác trên thế giới (cuối thế kỷ 7 đến thế kỷ 18)

– Chỉ sau 1 thế kỷ kể từ khi ra đời, hồi giáo đã nhanh chóng bành trướng thành 1 đế quốc lớn nhất thế giới lúc bấy giờ (đây cũng là thời kỳ đen tối của châu Âu)

– Sự lớn mạnh không ngừng của hồi giáo đã góp phần chấm dứt sự tồn tại của đế quốc lớn nhất trong lịch sử là đế quốc La Mã (thế kỷ 15).

c. Giai đoạn PL của các quốc gia Hồi giáo bị ảnh hưởng bởi PL của các nước châu Âu (cuối thế kỷ 18 đến nay)

– Đạo hồi bị phân chia, sự liên kết yếu đi rõ rệt, sức bành trướng theo đó cũng giảm đi rõ rệt

– Trong khi đó, các quốc gia châu Âu dần đi vào ổn định, cách mạng tư sản thành công ở nhiều nước, các cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật ở châu Âu thành công, các phát kiến địa lý liên tiếp diễn ra ==> kinh tế, quân sự của các quốc gia châu Âu phát triển và trở nên hùng mạnh ==> hệ thống PL châu Âu được liên tục hoàn thiện

– Các cường quốc châu Âu xâm chiếm mở rộng lãnh thổ khắp thế giới, trong đó có sự xâm lược các quốc gia hồi giáo

– Các giá trị dân chủ, quyền con người dần được nhận thức và đề cao ==> sự ưu việt của PL châu Âu so với PL hồi giáo ==> PL châu Âu đẩy lùi PL hồi giáo, biến luật hồi giáo chỉ còn là 1 nguồn luật trong hệ thống PL

Đặc biệt ở Thổ Nhĩ Kỳ, PL châu Âu đã xóa bỏ hoàn toàn luật Hồi giáo và thay bằng PL châu Âu.

Ngay cả ở “thánh địa” Mecca và Medina, luật hồi giáo cũng không còn độc tôn mà đã có sự pha trộn với PL của châu Âu.

– Tuy nhiên, không phải hồi giáo “đứng yên” hay “bị thu hẹp”, mà hồi giáo và luật hồi giáo vẫn liên tục mở rộng, nhưng không phải bằng con đường chiến tranh xâm lược như trước, mà bằng con đường truyền giáo hòa bình. Bằng chứng rõ ràng nhất là Indonexia: hồi giáo mới xuất hiện ở Indonexia từ thế kỷ 18 những đã nhanh chóng được chấp nhận và đến nay Indonexia là quốc gia hồi giáo lớn nhất thế giới.

3. Nguồn của luật Hồi giáo

– Có 4 loại nguồn:

+ nguồn cơ bản: kinh Koran, Sunna

+ nguồn phụ trợ: Ijma, Qias

– Những quy định quan trọng nhất của luật hồi giáo nằm trong kinh Koran và Sunna, là những văn bản ghi chép lại lời dạy của thượng đế (thánh Alla) và nhà tiên tri Mohammed. Còn Ijma và Quias ra đời trong quá trình thực tiễn áp dụng Kinh Koran và Sunna.

– Tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng luật hồi giáo, thì các quy định trong Kinh Koran và Sunna chỉ mang tính định hướng, nguyên tắc, còn thực tiễn các thẩm phán chủ yếu sử dụng các quy định trong Ijma và Qias.

a. Kinh Koran

– Là nguồn quan trọng nhất của luật Hồi giáo.

– Là cuốn kinh duy nhất của Hồi giáo (khác với các tôn giáo khác có nhiều cuốn kinh)

– Kinh Koran là cuốn kinh thánh của đạo Hồi được viết bằng tiếng Ả Rập, có nghĩa là “đọc lại”. Lý do là vì kinh Koran được hình thành từ những gì mà Mohammed đọc lại những lời của thượng đế truyền cho ông.

– Cấu trúc: gồm 114 chương, chia thành các tiết với 6.237 đoạn thơ rất dễ thuộc, dễ nhớ ==> là 1 trong các nguyên nhân khiến đạo Hồi có thể bành trướng dễ dàng. Tuy nhiên điểm hạn chế là lại làm cho các quy định trong Kinh Koran rất dài dòng.

Tuy nhiên chỉ có 3% nội dung của Kinh Koran được coi là luật.

– Nội dung của Kinh Koran rất rộng, bao gồm luật gia đình, luật dân sự, luật hình sự, luật thương mại, … và cả luật quốc tế.

b. Sunna

– Có nghĩa là “con đường quen đi”, là lối sống, cách hành xử trong cuộc đời của nhà tiên tri Mohammed.

– Sunna là nguồn quan trọng trong luật Hồi giáo chỉ sau kinh Koran

– Sunna bao gồm những hành động cụ thể, những lời khuyên dạy hoặc cấm đoán trực tiếp từ Mohammed.

– Vai trò của Sunna: sau khi Mohammed chết, vì không còn nhà tiên tri nào có thể liên lạc với thánh Alla để hỏi về những vấn đề phát sinh trong thực tế nữa, mà Kinh Koran lại không nói đến hoặc nói không rõ ràng ==> vì vậy người hồi giáo sẽ nhớ lại xem trước đây, lúc Mohammed còn sống, khi gặp tình huống đó thì Mohammed sẽ hành xử như thế nào ==> tập hợp các hành xử của Mohammed trở thành Sunna.

VD: trong kinh Koran cấm tín đồ hồi giáo uống rượu, nhưng lại không nói nếu tín đồ hồi giáo uống rượu thì sẽ xử phạt thế nào ==> có thể tìm thấy trong Sunna, đoạn kể lại Mohammed khi gặp tín đồ hồi giáo uống rượu thì sẽ yêu cầu đánh roi người này ==> hình phạt sẽ là đánh roi.

c. Ijma

– Được sử dụng để giải thích các nguồn cơ bản

– Ijma ra đời trên cơ sở thống nhất về quan điểm PL của các học giả pháp lý đạo Hồi cho những tình huống mới: tức là Ijma giải thích các quy định trong Kinh Koran và Sunna trong thế giới hiện tại.

==> Ijma có nét tương tự với “án lệ”

– Những khái niệm và ý kiến trong Ijma thì không tìm thấy trong Kinh Koran và Sunna, nhưng vẫn tuân theo các nguyên tắc chung của Kinh Koran và Sunna.

– Các thẩm phán và luật gia đều sử dụng Ijma để đưa ra các giải pháp cho các vấn đề của cuộc sống hiện đại.

d. Qias

– Thực chất là phương pháp suy luận tương tự để giải thích luật quy định trong kinh Koran và Sunna, nhằm giải quyết những tình huống mới phát sinh trong thực tế.

– Bằng cách áp dụng Qias, các luật gia và thẩm phán có thể “kết hợp ý chí của thần thánh với lý trí của con người”.

– Qias không tạo ra quy phạm mới mà chỉ tìm cách suy luận những quy phạm cũ (trong Kinh Koran và Sunna) để giải quyết các tình huống mới.

VD: Kinh Koran cấm uống rượu, Qias có thể suy luận theo cách: quy định này cũng đồng thời cấm sử dụng đồ uống có cồn, cấm sử dụng chất ma túy.

4. Sự thích ứng của luật hồi giáo với thế giới hiện đại

– Ở một số quốc gia hồi giáo, các cơ quan quyền lực nhà nước được phép tạo ra PL ==> vậy có trái với nguyên tắc của đạo hồi là luật hải do thánh Alla tạo ra ?

Việc này vẫn được chấp nhận ở các quốc gia hồi giáo, là vì các tín đồ hồi giáo cho rằng các quan hệ xã hội mới phát sinh ngày càng nhiều, luật trong kinh Koran đã không còn đáp ứng được, mà nhà tiên tri Mohammed đã mất từ lâu, lại không có nhà tiên tri thứ 2 ==> thánh Alla phải thông qua nhà nước để đưa ra PL giúp thánh Alla quản lý đất nước hồi giáo ==> thánh Alla đồng ý cho nhà nước có thể ban hành một số quy định để hỗ trợ cho luật mà thánh Alla đã truyền cho Mohammed

– Áp dụng tập quán: mặc dù các quốc gia hồi giáo không thừa nhận tập quán là nguồn luật, nhưng trong thực tế họ vẫn thừa nhận các tập quán trong thương mại quốc tế là 1 nguồn luật, chỉ với điều kiện là các tập quán này không trái với kinh Koran.

– Sử dụng các thủ thuật pháp lý để loại bỏ các quy định đã lạc hậu (là 1 hình thức “lách luật”).

VD trong kinh Koran có quy định cấm cho vay lấy lãi ==> lách luật bằng cách: biến hợp đồng cho vay có lãi bằng 2 hợp đồng mua bán tài sản. Như A cho B vay 100 đồng trong 1 năm và tiền lãi là 10 đồng, thì sẽ thành 2 hợp đồng: A mua của B 1 tài sản trị giá 100 đồng, và sau 1 năm thì B mua lại chính tài sản đó với giá 110 đồng

VD kinh Koran cho phép đàn ông lấy nhiều vợ, tuy nhiên việc này gây bất ổn xã hội ==> nhà nước “lách” bằng cách quy định người đàn ông muốn lấy nhiều vợ thì phải đảm bảo tài chính cho vợ và các con, ngoài ra khi lấy thêm vợ thì phải được tất cả các người vợ trước đồng ý, đồng thời phải ký cam kết đối xử công bằng với tất cả các bà vợ

VD kinh Koran quy định người đàn ông muốn ly hôn chỉ cần chạy ra ngoài, giơ 2 tay lên trời (thể hiện sự chứng giám của thánh Alla), và nói to 3 lần “Tôi li dị cô”, việc này đã gây ra tình trạng ly hôn bừa bãi, ảnh hưởng đến quyền của phụ nữ ==> nhà nước yêu cầu khi kết hôn, 2 vợ chồng ký hợp đồng “chung sống tạm thời trong khoảng thời gian 70 năm”, và trong thời gian này 2 vợ chồng phải tuân thủ các quyền và nghĩa vụ nêu trong hợp đồng.

II. Pháp luật các quốc gia Hồi giáo

– PL các quốc gia hồi giáo được chia thành các nhóm như sau:

+ nhóm quốc gia đã từng theo hệ thống xã hội chủ nghĩa: Albania, các nước Trung Á (Kazakhstan, Turkmenistan, …) ==> do theo Mac-Lenin nên đạo hồi không phát triển ==> ảnh hưởng của đạo hồi rất hạn chế

+ nhóm quốc gia coi luật hồi giáo là tối cao, nhà nước chỉ là thứ cấp: các quốc gia bán đảo Ả Rập (Ả Rập Xê-út, Yemen, UAE, Oman, Quatar, …), Afghanistan, Pakistan

+ nhóm quốc gia trong đó luật Hồi giáo chỉ được dùng để điều chỉnh 1 số lĩnh vực (như quan hệ gia đình, các tổ chức tôn giáo, chế độ ruộng đất), còn PL “hiện đại” được dùng để điều chỉnh những quan hệ mới. Nhóm này gồm nhóm nhỏ:

  • nhóm quốc gia kết hợp luật hồi giáo với common law: Malaixia, Nigeria, Bengale
  • nhóm quốc gia kết hợp luật hồi giáo với civil law: Indonexia, Iran, các nước nói tiếng Ả Rập, các nước châu Phi nói tiếng Pháp

Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật so sánh: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-so-sanh?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.