fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật so sánh chương I

Bài giảng môn học Luật so sánh chương I với nội dung Nhập môn Luật so sánh mang đến cái nhìn tổng quan về ngành luật đặc biệt này. Chương học giải thích khái niệm, mục tiêu, vai trò và tầm quan trọng của luật so sánh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đồng thời, bài giảng giới thiệu các phương pháp nghiên cứu so sánh pháp luật giữa các quốc gia, từ đó giúp người học hiểu rõ hơn về sự khác biệt và tương đồng trong hệ thống pháp luật toàn cầu.

Bài giảng môn học Luật so sánh chương I

Chương 1: Nhập môn Luật so sánh

I. Khái niệm luật so sánh

1. Định nghĩa luật so sánh

a. Luật so sánh là gì

– Luật so sánh : Comparative law

+ việc sử dụng thuật ngữ “Luật so sánh” vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi trong khoa học pháp lý

+ nếu đúng bản chất thì phải sử dụng thuật ngữ “so sánh luật” (Legal Comparison), tuy nhiên do “thói quen” sử dụng luật ngữ “luật so sánh” nên các học giả vẫn chủ yếu sử dụng thuật ngữ “luật so sánh”

– Có nhiều học giả đưa ra định nghĩa về luật so sánh:

+ “luật so sánh là so sánh các hệ thống PL khác nhau trên thế giới

+ “luật so sánh là nghiên cứu có hệ thống các truyền thống PL và các quy phạm PL nào đó trên cơ sở so sánh

– ĐN luật so sánh theo 1 học giả VN: “Luật so sánh là phương pháp để xem xét, nghiên cứu, tiếp cận PL trên bình diện của sự giao lưu quốc tế.

Nhận xét về định nghĩa: ưu điểm là ngắn gọn; nhược điểm là cụm từ cuối “bình diện của sự giao lưu quốc tế” khó hiểu, đi ngược lại với quan điểm của các học giả trên thế giới.

– ĐN luật so sánh theo Michael Bogdan: “Luật so sánh bao gồm:

   + So sánh các hệ thống PL khác nhau để xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng;

   + Nghiên cứu những điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định, chẳng hạn, giải thích nguồn gốc của chúng, đánh giá những giải pháp được sử dụng trong các hệ thống PL khác nhau, phân nhóm các hệ thống PL thành các dòng họ PL hoặc tìm kiếm những điểm cốt lõi chung của các hệ thống PL;

   + Làm rõ những vấn đề mang tính phương pháp luận nảy sinh có liên quan đến các nhiệm vụ trên, bao gồm cả những vấn đề có tính phương pháp luận liên quan đến việc nghiên cứu PL nước ngoài.

Nhận xét về định nghĩa: ưu điểm là nêu được đầy đủ các nội dung của luật so sánh; nhược điểm là dài, phức tạp, mặc dù liệt kê chi tiết nội dung nhưng không nêu rõ được bản chất của luật so sánh.

b. Đặc điểm của luật so sánh

– Luật so sánh không phải là 1 ngành luật hay lĩnh vực PL thực định trong hệ thống PL quốc gia: tức là luật so sánh không phải 1 hệ thống các quy phạm PL điều chỉnh 1 lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội như luật dân sự, luật hình sự, luật hôn nhân gia đình.

– Luật so sánh là 1 ngành khoa học độc lập: đây là bản chất của luật so sánh, dựa trên các lập luận sau:

+ việc thường xuyên so sánh các hệ thống PL với nhau đã tạo ra một hệ thống tri thức độc lập với hệ thống tri thức của các ngành khoa học độc lập khác

+ tương tự với các ngành khoa học khác, nhất là khoa học xã hội, khi thực hiện so sánh có thể phát sinh ra ngành khoa học độc lập, ví dụ: bên cạnh ngành triết học có ngành triết học so sánh, bên cạnh ngành xã hội học có ngành xã hội học so sánh, ngôn ngữ học có ngôn ngữ học so sánh

+ các học giả đã chứng minh được “luật so sánh” và “phương pháp so sánh luật” là hoàn toàn khác nhau ==> không thể coi luật so sánh là 1 phương pháp nghiên cứu mà phải coi đó là 1 ngành khoa học độc lập

Bài giảng môn học Luật so sánh chương I
Bài giảng môn học Luật so sánh chương I

– Phạm vi nghiên cứu của luật so sánh rất rộng: căn cứ vào định nghĩa luật so sánh của Micheal Bogdan:

+ So sánh các hệ thống PL khác nhau để xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng: hiện nay trên thế giới có hàng trăm hệ thống PL (mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều có ít nhất 1 hệ thống PL, ở các quốc gia liên bang thì mỗi bang lại có 1 hệ thống PL riêng như Hoa Kỳ, Đức, Nga), mà không có 2 hệ thống PL nào trùng hoàn toàn với nhau ==> số lượng đối tượng nghiên cứu là rất lớn

+ Nghiên cứu những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống PL: trong mỗi hệ thống PL đều có rất nhiều các chế định, các nguyên tắc, các quy phạm ==> có rất nhiều nội dung để luật so sánh nghiên cứu

2. Đối tượng nghiên cứu của luật so sánh

– Mặc dù còn tranh luận về bản chất của luật so sánh nhưng các học giả đều thừa nhận: “việc so sánh các hệ thống PL khác nhau nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của chúng” là nội dung cơ bản, chủ đạo của các công trình luật so sánh.

a. Khái quát các đối tượng nghiên cứu

– Hệ thống pháp luật (legal system): có 3 cách hiểu (cách sử dụng):

+ tổng thể các quy phạm PL của 1 quốc gia / vùng lãnh thổ: VD tổng thể các quy phạm PL của Trung Quốc

+ tổng thể quy phạm PL và thiết chế PL của 1 quốc gia / vùng lãnh thổ: ngoài các quy phạm PL còn có các vấn đề khác như mô hình tổ chức tòa án của quốc gia đó, về hoạt động nghề nghiệp của luật sư, thẩm phán, công chứng viên, công tố viên, …, về hoạt động đào tạo luật và đào tạo nghề luật

+ PL của 1 nhóm quốc gia / vùng lãnh thổ mà trong đó PL có điểm chung nhất định: VD nhóm hệ thống PL các nước XHCN, nhóm hệ thống PL các nước châu Âu lục địa

==> trong môn học này, sẽ hiểu Hệ thống PL theo cách hiểu thứ 2, tức là Hệ thống PL là tổng thể quy phạm PL và thiết chế PL của 1 quốc gia / vùng lãnh thổ

– Dòng họ PL (legal family): là hệ thống PL của 1 nhóm quốc gia / vùng lãnh thổ mà có những điểm chung nhất định. VD dòng họ PL common law, dòng họ PL các nước XHCN, …

+ thuật ngữ “dòng họ PL” do Montesquier sáng tạo ra khi nghiên cứu các hệ thống PL, sau đó Rene David sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm của mình (nhiều đến mức công chúng lầm tưởng Rene David là người sáng tạo ra thuật ngữ “dòng họ PL”)

+ là nhóm hệ thống PL có đặc điểm chung nhất định

+ trong đó xuất hiện hệ thống PL gốc, hệ thống PL bố mẹ. VD hệ thống PL của Anh được coi là hệ thống PL gốc của dòng họ PL common law, hệ thống PL của Pháp được coi là gốc của dòng họ PL civil law

+ thuật ngữ “truyền thống PL” (legal tradition) được sử dụng với nghĩa tương tự: có thể dùng cả 2 thuật ngữ “dòng họ PL” và “truyền thống PL” với ý nghĩa tương đương

– Pháp luật quốc tế: hiện nay vẫn còn tranh cãi giữa các học giả xem PL quốc tế có phải là đối tượng nghiên cứu của luật so sánh không. Lý do vì PL quốc tế thường là “đơn nhất”, không có 2 đối tượng PL quốc tế để so sánh, VD công ước luật biển quốc tế là duy nhất. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp khi 1 quốc gia gia nhập 1 điều ước quốc tế, thì quốc gia đó phải xem xét các quy định trong điều ước quốc tế đó có phù hợp, có mâu thuẫn với luật quốc gia của mình không, tức là có sự so sánh.

Lưu ý:

+ so sánh luật không phải là so sánh toàn bộ hệ thống PL với nhau mà có thể chỉ so sánh 1 vấn đề nhỏ hoặc rất nhỏ. VD so sánh chế định bầu cử của VN với Pháp, so sánh chế định tài sản của VN với Thái Lan

+ chỉ là đối tượng của luật so sánh khi đặt chúng trong mối tương quan so sánh

b. Cấp độ so sánh

– Chia hoạt động so sánh làm 2 cấp độ:

+ cấp độ so sánh vĩ mô: đối tượng so sánh là những vấn đề mang tính cốt lõi, chủ đạo, khái quát

+ cấp độ so sánh vi mô: đối tượng so sánh là những vấn đề chi tiết, cụ thể

– Việc phân chia này chỉ mang tính tương đối, thường phải kết hợp cả vĩ mô và vi mô trong từng công trình nghiên cứu so sánh luật, VD ở công trình so sánh cấp độ vĩ mô, thì cũng cần so sánh những đối tượng ở cấp độ vi mô để minh họa cho so sánh đó

VD: các hoạt động sau là so sánh vĩ mô hay so sánh vi mô:

+ so sánh hệ thống PL VN với hệ thống PL Lào ==> vĩ mô

+ so sánh PL hình sự Trung Quốc với PL hình sự Nhật ==> vi mô, vì sẽ phải so sánh từng chế định cụ thể

+ so sánh quy phạm PL định nghĩa bất động sản trong PL Thái Lan và PL Pháp ==> vi mô

+ so sánh dòng họ PL XHCN và dòng họ Civil law ==> vĩ mô

+ so sánh chế định hợp đồng của PL Anh và PL Đức ==> vi mô

3. Phương pháp nghiên cứu của luật so sánh

a. Các phương pháp nghiên cứu mà luật so sánh sử dụng

– Có nhiều phương pháp nghiên cứu mà luật so sánh sử dụng: so sánh, lịch sử, phân tích, tổng hợp, logic, …

– Phương pháp so sánh là phương pháp nghiên cứu chủ đạo của ngành khoa học luật so sánh (đến mức nhiều người lầm tưởng luật so sánh là phương pháp so sánh)

– Phân biệt Phương pháp so sánh luật với Luật so sánh:

 Luật so sánhPhương pháp so sánh luật
Bản chất– Là ngành khoa học độc lập.– Sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó có phương pháp so sánh luật– Là 1 phương pháp nghiên cứu luật.– Được áp dụng trong nhiều ngành khoa học khác, trong đó có ngành khoa học luật so sánh
Mục đích– Tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa những đối tượng so sánh– Lý giải nguồn gốc của những điểm tương đồng và khác biệt đó– Đánh giá các giải pháp pháp lý dành cho các đối tượng so sánh. VD khi so sánh chế định bầu cử của VN với Hoa Kỳ, sẽ có phần đánh giá ưu,nhược điểm của mỗi chế định bầu cử, đánh giá xem liệu có thể áp dụng những ưu điểm của chế độ bầu cử Hoa Kỳ vào VN không, …– Tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng so sánh.– Không cần lý giải.– Không cần đánh giá

Lưu ý:

+ để lý giải được, còn phải sử dụng phương pháp logic và phương pháp lịch sử

+ để đánh giá được, có thể phải sử dụng phương pháp xã hội học

==> đây là sự khác biệt lớn nhất của luật so sánh với phương pháp so sánh luật

b. Phương pháp so sánh trong luật so sánh

– Nguyên lý chung khi sử dụng phương pháp so sánh: các đối tượng so sánh phải tương đồng, tương ứng với nhau

– Trong luật so sánh phải tuân thủ nguyên lý đó ==> các đối tượng trong 1 công trình so sánh luật phải thực hiện cùng chức năng

c. Các bước của quá trình so sánh luật

Gồm 06 bước:

– B1: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

+ xác định vấn đề dự kiến nghiên cứu: đưa ra câu hỏi để nghiên cứu

+ xây dựng giả thuyết nghiên cứu: để định hướng chương trình đi theo hướng nào

– B2: Lựa chọn đối tượng nghiên cứu: xác định cụ thể, rõ ràng đối tượng nghiên cứu, phải có thuộc tính pháp lý tương ứng để so sánh

– B3: Thu thập tài liệu tham khảo

+ mục đích:

  • Để xem các học giả khác đã giải quyết vấn đề mình đặt ra như thế nào, từ đó đánh giá cách giải quyết của họ, đưa ra những điểm đồng tình / không đồng tình với họ ==> nhằm đưa ra quan điểm, cách giải quyết của mình
  • Để xem vấn đề mình đặt ra đã được các học giả khác giải quyết đến đâu rồi, còn có những phần nào các học giả chưa giải quyết không ==> nhằm tập trung vào những phần chưa được giải quyết

==> mục đích của việc thu thập tài liệu là để xác định hướng đi cụ thể của công trình nghiên cứu

+ lưu ý: phải đánh giá độ tin cậy của tài liệu tham khảo dựa vào nguồn cung cấp tài liệu, VD nhà xuất bản, tác giả, đơn vị chủ quản của website

– B4: Xây dựng hệ thống tiêu chí so sánh

+ mục đích: để công trình nghiên cứu được trọn vẹn hơn, rõ ràng hơn

+ lưu ý: tránh sử dụng thuật ngữ pháp lý không đồng nhất giữa các quốc gia, giữa các hệ thống PL

– B5: Viết báo cáo so sánh

+ chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng so sánh trên cơ sở những tiêu chí đã đặt ra ở Bước 4

+ lưu ý: cần trung thực, khách quan khi viết báo cáo, tránh áp đặt ý chí chủ quan của mình, và cũng tránh tuân theo “mù quáng” quan điểm, ý kiến của học giả khác, dù cho học giả nó có uy tín và nổi tiếng như thế nào

– B6: Đánh giá có phê phán kết quả so sánh

+ giải thích nguồn gốc của những điểm tương đồng, điểm khác biệt

+ phân tích, đánh giá ưu, nhược của các giải pháp pháp lý

+ nhận xét về hiệu quả của các giải pháp pháp lý

Chú ý: khác với Bước 5 yêu cầu cần khách quan, thì ở Bước 6, nhà nghiên cứu hoàn toàn có thể đưa ra ý kiến chủ quan của mình

Chú ý: không nhất thiết phải thực hiện tất cả các bước trên. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn những bước thực hiện cho phù hợp.

c. Một số điều cần lưu ý khi nghiên cứu PL nước ngoài

– Phải là so sánh các đối tượng của PL trong nước với PL nước ngoài hoặc của PL nước ngoài với nhau chứ không phải đối tượng của PL trong nước với nhau vì nó không là đối tượng của luật so sánh

VD: so sánh Luật hình sự 1999 với Luật hình sự 2015: đây không phải là đối tượng của luật so sánh

– Cần có nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy về PL nước ngoài

– Phải có thông tin cập nhật về PL nước ngoài

– Nắm được các nguồn luật và sử dụng đúng các thuật ngữ pháp lý của nước ngoài

e. Cơ sở để lý giải những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống PL

– Hệ thống chính trị và tư tưởng: VD xã hội chủ nghĩa và hệ tư tưởng Mác-Lê nin đề cao sở hữu chung, sở hữu toàn dân; tư bản chủ nghĩa và hệ tư tưởng phương Tây đề cao sở hữu tư nhân

– Sự phát triển của nền kinh tế: VD hệ thống PL của nước phát triển khác với hệ thống PL của nước đang phát triển, hay nước chậm phát triển

– Tôn giáo: VD hệ thống PL của quốc gia hồi giáo khác với hệ thống PL của quốc gia không hồi giáo

– Yếu tố lịch sử và địa lý:

+ lịch sử: VD các quốc gia từng là thuộc địa => chịu ảnh hưởng lớn của hệ thống PL chính quốc

+ địa lý = vị trí + khí hậu : VD pháp luật về biển chỉ có ở những quốc gia có biển

– Yếu tố về dân số: ảnh hưởng tới PL về hôn nhân gia đình, an sinh xã hội

– Tác động phối hợp của các biện pháp kiểm soát: liên quan đến PL về thuế, sở hữu trí tuệ, … của mỗi quốc gia

– Những yếu tố ngẫu nhiên: có những trường hợp hệ thống PL của 2 quốc gia giống nhau (một phần) mà không thuộc các yếu tố đã nêu trên

II. Sự hình thành và phát triển của luật so sánh

1. Sự hình thành và phát triển của luật so sánh trên thế giới

a. Giai đoạn trước thế kỷ 19

– Các tiểu giai đoạn:

+ cổ đại

+ nhà nước đế quốc La Mã

+ trung cổ

+ cận đại (thời ký ánh sáng và PL tự nhiên)

– Thời kỳ cổ đại (trước Công nguyên)

+ gồm Nhà nước Lưỡng Hà, Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại

+ theo Rene David: “Việc so sánh các hệ thống PL ở cạnh nhau về mặt địa lý là công việc đã có từ xa xưa như chính khoa học pháp lý”

+ nhà nước Hy Lạp cổ đại: Plato với tác phẩm “Các luật lệ”, Aristot với tác phẩm “Chính trị”, Theophrastus với tác phẩm “Về các luật lệ”, … trong đó so sánh PL của các thành bang Hy Lạp với nhau, từ đó rút ra những quy định PL tốt nhất, tối ưu nhất

+ nhà nước La Mã cổ đại: các học giả La Mã cổ đại đã nghiên cứu và so sánh PL của các thành bang Hy Lạp cổ đại với nhau và so sánh với tập quán của La Mã, từ đó rút ra những quy định được cho là tốt nhất, kết quả là Luật 12 bảng ra đời

==> ngay từ thời cổ đại đã xuất hiện những mầm mống của luật so sánh.

Chú ý: mới chỉ ở mức độ “mầm mống” của luật so sánh chứ chưa phải là đã có luật so sánh từ thời cổ đại. Lý do là vì: những công trình so sánh luật không được đưa vào thực tiễn ứng dụng, ví dụ Aristot viết tác phẩm “Chính trị” rất nổi tiếng nhưng ông không đề nghị thành bang Hy Lạp cổ đại nào ứng dụng vào thực tiễn

– Thời kỳ nhà nước đế quốc La Mã (thế kỷ 1 trước CN – thế kỷ 6)

+ Do các luật gia, đặc biệt là các luật gia La Mã quan niệm Luật La Mã là luật phát triển nhất và cho rằng PL nước ngoài là “rối rắm và ngớ ngẩn” ==> không cần phải nghiên cứu so sánh

Thực tế, tại thời điểm này thì hệ thống PL của nhà nước La Mã là phát triển nhất, tạo nền tảng xây dựng hệ thống PL của hầu hết các quốc gia sau này.

+ Có 1 số học giả nghiên cứu so sánh Luật La Mã với luật nước ngoài, nhưng mục đích nghiên cứu của họ lại là để phân tích những “ngớ ngẩn” của luật nước ngoài

==> luật so sánh không có cơ hội phát triển ở nhà nước La Mã

– Thời kỳ trung cổ (thế kỷ 6 – thế kỷ 14):

+ châu Âu rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng (“đêm trường trung cổ”), PL không được coi trọng ==> hầu như không có sự nghiên cứu, phát triển PL

+ châu Âu lục địa tồn tại nhiều loại luật: luật La Mã, tập quán pháp, luật giáo hội, nhưng hầu như không xuất hiện công trình so sánh nào. Các luật gia cho rằng Luật La Mã và Luật Giáo hội là những luật có hiệu lực tuyệt đối và không có gì nghi ngờ

+ đến thế kỷ 13, Anh là quốc gia đầu tiên xây dựng thống nhất hệ thống PL của mình, trong khi các nước châu Âu khác thì PL vẫn còn manh mún, chưa thành hệ thống. Khi đó xuất hiện một số học giả Anh quốc tiến hành các công trình nghiên cứu so sánh PL Anh với PL Pháp (là “đối thủ” của nước Anh thời đó) nhưng thiếu khách quan, phần lớn chỉ để chê bai PL Pháp và khẳng định sự tối ưu của PL Anh

– Thời kỳ cận đại (thế kỷ 17 – thế kỷ 18, là thời đại ánh sáng và PL tự nhiên)

+ các quốc gia đã dần ổn định, PL được quan tâm và phát triển

+ các luật gia chỉ tập trung nghiên cứu PL quốc gia, luật so sánh hầu như không phát triển

+ tuy nhiên, có 1 số học giả, đặc biệt là Montesquier đề xuất các học giả cần thoát khỏi khuôn khổ hệ thống PL quốc gia, để đánh giá được giá trị đúng của hệ thống PL. Montesquier đã sử dụng phương pháp so sánh để phát triển các bài giảng của mình ==> tạo nền móng cho luật so sánh phát triển mạnh mẽ sau này

b. Từ thế kỷ 19 đến nay (một số học giả lấy mốc 1869 – nay, lấy mốc ra đời của Tạp chí Luật so sánh ở Pháp)

– Ngay từ đầu thế kỷ 19, một số trường đại học ở Anh đã đưa môn Luật so sánh vào giảng dạy.

– Sự ra đời của một loạt các bộ luật của các quốc gia châu Âu, đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật thương mại chung của Đức năm 1861, đều dựa trên việc so sánh luật của các quốc gia

– Ngày càng nhiều học giả tập trung nghiên cứu luật so sánh, dần dần, với tri thức tích lũy được, các giả nhận ra rằng cần phải coi luật so sánh là 1 môn khoa học độc lập

– Luật so sánh phát triển mạnh mẽ dưới 2 hình thức:

+ luật so sánh lập pháp: là quá trình theo dõi PL của nước ngoài được viện dẫn để soạn thảo các văn bản PL quốc gia

+ luật so sánh học thuật: là việc so sánh các hệ thống PL khác nhau, đơn giản chỉ là nhằm nâng cao hiểu biết về PL

c. Sự phát triển của luật so sánh ở khối các nước XHCN trước đây

– Trước những năm 50 của thế kỷ 20, luật so sánh không có cơ hội phát triển

– Sau khi khối các nước XHCN hình thành, luật so sánh được thừa nhận và bắt đầu được quan tâm, tuy nhiên luật so sánh có vị trí rất mờ nhạt, có rất ít công trình so sánh luật. Nguyên nhân:

+ khách quan: bị cấm vận, mà nguồn luật thì chủ yếu ở các nước TBCN

+ chủ quan:

  • Việc tìm hiểu về PL TBCN bị cấm đối với các luật gia XHCN
  • Luật so sánh có phạm vi nghiên cứu chủ yếu là hệ thống PL của các nước XHCN, mà các nước XHCN chủ yếu sao chép luật của Liên bang Xô Viết ==> không có gì để so sánh

2. Sự phát triển của luật so sánh ở VN

– Thời kỳ phong kiến: rất mờ nhạt, mới chỉ có luật so sánh lập pháp, tức là tiếp thu luật từ nước khác (chủ yếu từ Trung Quốc) vào xây dựng luật, VD Quốc triều hình luật tiếp thu PL nhà Đường, Bộ luật Gia Long gần như sao chép hoàn toàn luật nhà Thanh

– Thời kỳ 1945-1975:

+ hầu như không có ở miền bắc

+ miền nam: luật so sánh rất phát triển

  • xuất hiện các học giả nổi tiếng về luật so sánh như Tiến sỹ Ngô Bá Thành (tiến sỹ ở Pháp, là tiến sỹ về luật so sánh đầu tiên của VN), luật sư Vũ Văn Mẫu
  • năm 1961 bộ Dân luật Nam kỳ được xây dựng trên cơ sở của luật so sánh
  • miền nam VN là thành viên của Hiệp hội Luật so sánh thế giới

– Thời kỳ 1975 – 1986: hầu như không phát triển vì cả nước đang xây dựng XHCN

– Thời kỳ 1986 – nay: đạt được nhiều thành tựu lớn

+ luật so sánh lập pháp: xây dựng PL trên cơ sở học hỏi luật nước ngoài, VD luật hình sự 1999, luật dân sự 2015

+ luật so sánh học thuật:

  • xuất hiện nhiều học giả nghiên cứu luật so sánh như TS Nguyễn Kim Pháp, TS Vũ Thị Ánh Vân, TS Võ Khánh Vinh, TS Nguyễn Thanh Tâm, …
  • xuất hiện các đơn vị tổ chức nghiên cứu luật so sánh như Phòng luật so sánh của Viện Nhà nước và Pháp luật, Trung tâm luật so sánh của ĐH Quốc gia Hà Nội, Viện Luật so sánh – ĐH Luật Hà Nội, …
  • môn học luật so sánh được đưa vào giảng dạy tại tất cả các cơ sở đào tạo luật

III. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luật so sánh

1. Trang bị kiến thức văn hóa chung cho người nghiên cứu: khi thực hiện nghiên cứu luật so sánh, các học giả thường không chỉ nghiên cứu các quy phạm PL, các thiết chế, … mà còn nghiên cứu vì sao các quy phạm PL, các thiết chế, … lại được xây dựng như thế, tức là biết được kiến thức về văn hóa của quốc gia đó

2. Nâng cao hiểu biết về PL quốc gia:

+ bằng việc nghiên cứu luật so sánh, các học giả có thể biết những quy định, thiết chế trong luật quốc gia mình có nguồn gốc từ đâu, từ đó nắm được sâu hơn bản chất PL quốc gia mình

+ bằng việc so sánh PL các quốc gia, nhà nghiên cứu sẽ có đánh giá khách quan về PL của nước mình so với thế giới (chứ không bị tư tưởng chủ quan, coi PL nước mình là ưu việt hơn)

3. Hỗ trợ tìm kiếm mô hình PL lý tưởng: đánh giá được cái tốt, cái xấu, cái phù hợp nhất, lý tưởng nhất cho hệ thống PL quốc gia mình.

Đây là ý nghĩa chính, quan trọng nhất của luật so sánh.

4. Hỗ trợ tiến trình hòa hợp và nhất thể hóa PL:

+ hài hòa hóa PL: là việc làm cho PL của các quốc gia dù khác nhau nhưng có thể “sống chung” với nhau

+ nhất thể hóa PL: là việc đưa ra những quy định PL chung cho các quốc gia

==> nghiên cứu luật so sánh giúp cho việc xây dựng và áp dụng luật quốc tế (cả công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế), tức là giúp cho việc xử lý được những xung đột PL giữa các quốc gia

Giúp như thế nào ?

+ việc nghiên cứu luật so sánh giúp cho những nhà thương thuyết hiểu được sự tương đồng và khác biệt trong hệ thống PL của các nước liên quan ==> dễ dàng hơn cho việc xây dựng luật quốc tế

+ giúp cho việc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia trong điều ước quốc tế

+ nghiên cứu luật so sánh giúp rất nhiều cho việc xây dựng các quy định của luật quốc tế, vì thường sẽ bắt nguồn từ 1 tập quán hay 1 quy định của 1 hay 1 số quốc gia cụ thể (chứ rất ít khi xây dựng từ đầu)

5. Hỗ trợ thực hiện và áp dụng PL: khi giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài, việc hiểu biết luật so sánh (tức là hiểu biết PL nước ngoài trên cơ sở so sánh với luật nước mình) sẽ hỗ trợ rất nhiều cho những người xét xử và những người liên quan.

IV. Sự phân nhóm các hệ thống PL trên thế giới

1. Mục đích phân nhóm

– Nắm được sự tương đồng giữa các hệ thống luật sẽ giúp nghiên cứu PL nước ngoài trở nên rõ ràng hơn.

Số lượng hệ thống PL trên thế giới là rất nhiều, trên 200 hệ thống PL ==> 1 học giả gần như không thể nghiên cứu chi tiết từng hệ thống PL ==> tìm ra những điểm tương đồng của các hệ thống PL và sắp xếp chúng vào cùng 1 nhóm ==> khi so sánh các hệ thống PL, chỉ cần chọn 1 hệ thống PL điển hình của nhóm đó (mà không cần tìm hiểu lần lượt từng hệ thống PL)

– Mục đích chủ yếu của việc phân nhóm các hệ thống PL trên thế giới nhằm mục đích sư phạm

2. Tính tương đối của việc phân nhóm các hệ thống PL trên thế giới

– Sử dụng những tiêu chí phân nhóm khác nhau sẽ cho ra kết quả phân nhóm khác nhau.

+ Rene David dựa vào 2 tiêu chí là Hệ tư tưởng và Kỹ thuật lập pháp ==> cho ra 4 nhóm:

  • nhóm PL Đức – La Mã (hay nhóm Rome – Giecmanh),
  • nhóm PL xã hội chủ nghĩa,
  • nhóm PL dựa trên tôn giáo và truyền thống (những nước Hồi giáo, Phật giáo và một số nước châu Phi),
  • nhóm PL Anh – Mỹ (common law)

+ Zwergert và Kotz sử dụng 5 tiêu chí ==> cho ra 8 nhóm PL

– Mặc dù sử dụng những tiêu chí phân nhóm giống nhau nhưng tiến hành tại thời điểm khác nhau, sẽ cho ra kết quả phân nhóm khác nhau.

Chẳng hạn trường hợp phân nhóm theo 2 tiêu chí là Hệ tư tưởng và Kỹ thuật lập pháp của Rene David được thực hiện vào những năm 60 của thế kỷ 20, kết quả cho ra 4 nhóm PL (như đã nêu trên).

Đến đầu thế kỷ 21, 1 học giả khác cũng sử dụng 2 tiêu chí là Hệ tư tưởng và Kỹ thuật lập pháp, nhưng lại cho ra kết quả khác, chỉ có 3 nhóm là nhóm civil law, nhóm common law, nhóm PL dựa trên tôn giáo và truyền thống ==> lý do là vì cuối thế kỷ 20 khối XHCN đã sụp đổ ==> không còn tạo thành 1 dòng họ PL riêng như trước đây.

– Trong nhiều cách phân nhóm hệ thống PL phổ biến, có 1 số hệ thống PL khó xếp vào bất cứ nhóm nào trong số các nhóm được phân chia. VD hệ thống PL của VN gồm các đặc điểm của cả Civil law và Common law; hệ thống PL của Malaixia là sự pha trộn của luật Hồi Giáo và common law; ngoài ra hệ thống PL của Quebek, Lousiana, Nam Phi cũng rất khó để xếp vào nhóm nào.

– Hệ quả: không thể khẳng định cách phân nhóm của học giả nào là chính xác nhất và cách phân nhóm nào là không chính xác

3. Các tiêu chí để phân nhóm

a. Sự thay đổi trong quan niệm sử dụng tiêu chí phân nhóm

– Trước đây, nhiều học giả luật so sánh đã cố tìm ra tiêu chí duy nhất để phân chia các hệ thống PL thành các nhóm. VD tiêu chí hệ thống kinh tế, hay tiêu chí nguồn gốc lịch sử của hệ thống PL.

Tuy nhiên, đã không thể tìm ra tiêu chí duy nhất đó.

– Ngày nay, phần lớn các học giả đều cho rằng không thể có tiêu chí hoàn hảo, và để việc phân nhóm có ý nghĩa, cần dựa trên 1 vài tiêu chí khác nhau

VD nếu dùng tiêu chí Hệ tư tưởng thì có thể phân chia Hệ thống PL XHCN và Hệ thống PL TBCN, nhưng trong hệ thống PLTBCN có nước Anh theo common law, nước Pháp theo civil law ==> mục đích không đạt

b. Các tiêu chí phân nhóm

– Các tiêu chí cơ bản:

+ nguồn gốc lịch sử phát triển

+ hệ tư tưởng

+ kỹ thuật lập pháp

– Các tiêu chí thứ cấp:

+ nguồn luật

+ kiểu tư duy pháp lý đặc thù

+ cấu trúc PL

4. Các cách phân nhóm điển hình

 Rene DavidZweigert và Kotz
Số lượng và các tiêu chí sử dụng2 tiêu chí:+ hệ tư tưởng+ kỹ thuật lập pháp5 tiêu chí:+ nguồn gốc lịch sử phát triển của hệ thống PL+ nguồn luật+ kiểu tư duy pháp lý đặc thù+ cấu trúc PL+ hệ tư tưởng
Cách sử dụng tiêu chí phân nhómSử dụng đồng thời chứ không phân biệt cao – thấpSử dụng theo thứ tự ưu các tiêu chí, lần lượt sử dụng các tiêu chí để tiến hành phân nhóm
Kết quả phân nhóm4 nhóm, mỗi nhóm là 1 dòng họ PL8 nhóm, mỗi nhóm là 1 dòng họ PL

Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật so sánh: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-so-sanh?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết