fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ chương XIV

Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ Chương XIV cung cấp những kiến thức chuyên sâu về bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, và các quyền liên quan khác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Chương học này sẽ giúp người học hiểu rõ hơn về cơ chế bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu trí tuệ, cách thức thực hiện quyền và trách nhiệm liên quan, cũng như các biện pháp pháp lý trong trường hợp xảy ra tranh chấp hay xâm phạm quyền. Đây là nền tảng kiến thức quan trọng dành cho sinh viên chuyên ngành và những ai quan tâm đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ chương XIV

Chương 14: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

1. Các khái niệm chung

– Phân biệt các khái niệm:

+ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: là việc NN ban hành các quy định PL về quyền SHTT nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền SHTT như tác giả, chủ sở hữu văn bằng bảo hộ và những chủ thể khác liên quan đến việc sử dụng quyền SHTT

+ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: là những biện pháp cụ thể được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm

+ thực thi quyền sở hữu trí tuệ: là NN và chủ sở hữu đối tượng quyền SHTT dùng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền SHTT, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền SHTT của mình.

– Đặc điểm của bảo vệ quyền SHTT:

+ chủ thể áp dụng biện pháp bảo vệ là chủ thể quyền SHTT hoặc các cơ quan NN có thẩm quyền

+ phương thức bảo vệ quyền SHTT là áp dụng các biện pháp khác nhau để xử lý hành vi xâm phạm tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm

+ mục đích của bảo vệ quyền SHTT là nhằm ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm quyền SHTT, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền SHTT

Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ chương XIV
Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ chương XIV

2. Các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ (Điều 198)

a. Biện pháp tự bảo vệ

– Chủ thể quyền SHTT được tiến hành các biện pháp trong khuôn khổ PL nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình liên quan đến các đối tượng của quyền SHTT

b. Biện pháp dân sự

– Được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền SHTT hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hay hình sự.

c. Biện pháp hành chính

– Được các cơ quan NN có thẩm quyền áp dụng để xử lý những hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền SHCN nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

d. Biện pháp hình sự

– (Điều 212) Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

e. Biện pháp kiểm soát hàng hóa

– Thường được hải quan áp dụng, như tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-so-huu-tri-tue?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết