Bài giảng môn học Luật Sở hữu trí tuệ chương IV tập trung vào quyền liên quan đến quyền tác giả, bao gồm quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và tổ chức phát sóng. Chương học giải thích các quyền tài sản và quyền nhân thân mà các bên này được hưởng, cũng như các quy định pháp luật liên quan đến việc bảo vệ và khai thác các quyền liên quan. Đây là nền tảng giúp người học nắm bắt được các quy định về quyền liên quan trong hoạt động sáng tạo và phân phối sản phẩm trí tuệ.
Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ chương IV
Chương 4: Quyền liên quan đến quyền tác giả
Quyền liên quan đến quyền tác giả
– Để tác phẩm đến được với công chúng đòi hỏi có sự đóng góp của nhiều cá nhân, tổ chức khác bên cạnh tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. VD như nhạc sỹ sáng tác bài hát nhưng để đến được với công chúng thì cần có ca sỹ thể hiện, cần có nhà sản xuất băng đĩa …
– Khái niệm (khoản 3 Điều 4): Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
– Đặc điểm:
+ hoạt động của chủ thể quyền liên quan là hành vi sử dụng tác phẩm nên quyền này phát sinh trên cơ sở quyền tác giả
+ đối tượng của quyền liên quan được bảo hộ khi có tính nguyên gốc: tức là chỉ được bảo hộ là quyền liên quan khi đảm bảo 2 yếu tố:
- Có dấu ấn riêng của chủ thể quyền liên quan
- Được tạo ra lần đầu tiên
VD tổ chức phát sóng trực tiếp 1 cuộc biểu diễn thì được bảo hộ quyền liên quan, nếu chỉ tố chức phát lại hay tiếp sóng cuộc biểu diễn đó thì không được coi là chủ thể của quyền liên quan.
+ quyền liên quan được bảo hộ trong thời gian nhất định: 50 năm (Điều 34 Luật SHTT)
+ quyền liên quan được bảo hộ trên cơ sở không gây phương hại đến quyền tác giả
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-so-huu-tri-tue?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: