Sơ đồ bài viết
Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ chương I: Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ cung cấp cái nhìn tổng quan về quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các khái niệm cơ bản, phân loại và vai trò của quyền này trong nền kinh tế hiện đại. Nội dung bài giảng giải thích tầm quan trọng của việc bảo vệ sáng tạo trí tuệ, sáng chế, nhãn hiệu, và quyền tác giả, đồng thời làm rõ các quy định pháp lý liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi quốc gia và quốc tế.
Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ chương I
Chương 1: Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ
I. Khái niệm và đặc điểm
1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ
– Khái niệm: (Khoản 1 Điều 4) Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm:
+ quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả,
+ quyền sở hữu công nghiệp, và
+ quyền đối với giống cây trồng.
– Trí tuệ: là khả năng nhận thức lý tính đạt đến 1 trình độ nhất định
– Tài sản trí tuệ: tài sản là kết quả sáng tạo trí tuệ của con người
– Sở hữu trí tuệ: việc sở hữu với tài sản trí tuệ
2. Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ
– Thứ nhất, khách thể của quyền sở hữu trí tuệ là tài sản trí tuệ. Tài sản trí tuệ là loại tài sản vô hình.
Tài sản thông thường | Tài sản trí tuệ | |
Cấu tạo | Mang cấu tạo vật chấtVD: cuốn tiểu thuyết (có thể in trên giấy, trên gỗ, bản điện tử, …)Chiếc smart phone | Không mang cấu tạo vật chấtVD: nội dung của cuốn tiểu thuyết Khoảng 700 sáng chế được cấp văn bằng trong mỗi chiếc smart phone |
Thời hạn sử dụng | Bị hao mòn, bị cạn kiệt trong quá trình sử dụng | Không bị hao mòn, không bị cạn kiệt trong quá trình sử dụng, ngược lại càng được sử dụng nhiều thì giá trị lại càng tăng lên |
Vấn đề bảo vệ | Dễ ngăn chặn chủ thể khác sử dụng.VD chỉ cần cất giữ | Khó ngăn chặn các đối tượng khác sử dụng các tài sản trí tuệ của mình.VD khó ngăn cấm người khác đọc tác phẩm của mình |
Quyền chiếm hữu | Mang ý nghĩa quan trọng | Không mang ý nghĩa |
Thuộc tính | Phục vụ lợi ích của chủ sở hữu | Thuộc tính công cộng, có tính không biên giới.VD 1 tác phẩm có được xem ở bất kỳ đâu |
– Thứ hai, theo truyền thống (và theo luật pháp hầu hết các nước trên thế giới), quyền sở hữu trí tuệ gồm:
+ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả
+ quyền sở hữu công nghiệp
Ở VN và 1 số nước, quy định quyền quyền sở hữu trí tuệ gồm:
+ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả ==> Cục bản quyền tác phẩm văn học nghệ thuật – Bộ Văn hóa thể thao và du lịch
+ quyền sở hữu công nghiệp ==> Cục sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học công nghệ môi trường
+ quyền đối với giống cây trồng ==> Cục trồng trọt – Bộ Nông nghiệp
Vấn đề: quyền sở hữu trí tuệ chia làm 3 mảng do 3 bộ khác nhau quản lý ==> chồng chéo (trong khi ở các nước khác chỉ có 1 cơ quan quản lý chung về quyền sở hữu trí tuệ)
Câu hỏi: Tại sao có sự khác nhau ?
Trả lời: Vì luật về quyền sở hữu trí tuệ ở các nước phương tây ra đời và phát triển mạnh vào thế kỷ 16, 17, khi mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, lần thứ 2 ==> chỉ chú trọng đến quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Còn ở VN và 1 số nước, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên đưa thêm quyền với giống cây trồng vào luật sở hữu trí tuệ.
Ở các nước khác thì quyền với giống cây trồng nằm trong 1 luật khác, tách rời khỏi luật sở hữu trí tuệ.
– Thứ ba, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ khó kiểm soát tài sản trí tuệ và khó ngăn chặn chủ thể khác khai thác, sử dụng
– Thứ tư, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện thông qua thừa nhận hệ thống các quyền dành cho tác giả, quyền sở hữu trí tuệ: hệ thống luật quốc gia và các điều ước quốc tế
– Thứ năm, quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là quyền dân sự mà còn có thể là đối tượng của các giao dịch thương mại
– Thứ sáu, quyền sở hữu trí tuệ không phải là quyền tuyệt đối: tức là dù tác giả và chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ được trao các quyền, nhưng những quyền này cũng bị giới hạn trong những trường hợp nhất định, VD bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế trong trường hợp tình trạng khẩn cấp quốc gia hoặc các tình huống đặc biệt cho mục đích công cộng
II. Sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ
– Pháp luật về sở hữu trí tuệ đã xuất hiện trên thế giới từ thế kỷ 13: Đạo luật Venice 1474 về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
– Anh ban hành đạo luật về sở hữu trí tuệ từ năm 1710. Pháp ban hành luật về bằng độc quyền sáng chế vào 1791. Hoa Kỳ ban hành luật bảo hộ sáng chế vào 1788
– Các điều ước quốc tế:
+ Công ước Paris 1983 về bảo hộ sở hữu công nghiệp
+ Công ước Berne 1886 về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật
+ Hiệp định TRIPS 1994 bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan
– Việt Nam ban hành luật Sở hữu trí tuệ đầu tiên năm 2005
– Sự ra đời của luật Sở hữu trí tuệ VN là quy trình ngược: không phải xuất phát từ nhu cầu giải quyết quan hệ trong xã hội, mà do nhu cầu gia nhập WTO nên VN phải xây dựng luật Sở hữu trí tuệ bằng cách “cóp nhặt” các quy định từ luật pháp các nước khác và từ các Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ như Công ước Berne, Hiệp định TRIPs, … Dẫn tới là luật sở hữu trí tuệ không thể áp dụng được trong thực tế VN, và đến 2009 phải sửa đổi bổ sung.
Câu hỏi: Tại sao chỉ nói đến quyền sở hữu trí tuệ mà không nói đến nghĩa vụ sở hữu trí tuệ ?
III. Các bộ phận cấu thành hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ
1. Quyền tác giả và quyền liên quan
a. Quyền tác giả
– Khái niệm (Khoản 2 Điều 4): Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
– Đặc điểm của quyền tác giả:
+ được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung, giá trị nghệ thuật: vì sự sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được bảo hộ phải mang tính nguyên gốc (theo Công ước Berne). Hơn nữa việc đánh giá tác phẩm là tùy thuộc vào mỗi người, không thể áp đặt.
+ bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm: tác phẩm là ý tưởng sáng tạo của cá nhân được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, như từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, màu sắc … Quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng sáng tạo, chứ không bảo hộ ý tưởng sáng tạo. Nói cách khác ý tưởng sáng tạo phải được thể hiện ra dưới hình thức nhất định thì mới được bảo hộ. VD anh A nghĩ ra 1 câu chuyện hay nhưng mới chỉ nghĩ trong đầu, kể cho anh B anh B liền viết câu chuyện đó ra và gửi đăng báo, khi đó anh A không thể kiện anh B đã vi phạm quyền tác giả.
+ được bảo hộ tự động: vào thời điểm tác phẩm được hoàn thành thì ngay lập tức quyền bảo hộ tác giả đã được xác lập. Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình là việc mà Nhà nước khuyến khích để thuận tiện hơn cho việc bảo hộ, chứ không làm thay đổi bản chất của việc bảo hộ quyền tác giả.
b. Quyền liên quan đến quyền tác giả
– Để tác phẩm đến được với công chúng đòi hỏi có sự đóng góp của nhiều cá nhân, tổ chức khác bên cạnh tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. VD như nhạc sỹ sáng tác bài hát nhưng để đến được với công chúng thì cần có ca sỹ thể hiện, cần có nhà sản xuất băng đĩa …
– Khái niệm (khoản 3 Điều 4): Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
– Đặc điểm:
+ hoạt động của chủ thể quyền liên quan là hành vi sử dụng tác phẩm nên quyền này phát sinh trên cơ sở quyền tác giả
+ đối tượng của quyền liên quan được bảo hộ khi có tính nguyên gốc: tức là chỉ được bảo hộ là quyền liên quan khi đảm bảo 2 yếu tố:
- Có dấu ấn riêng của chủ thể quyền liên quan
- Được tạo ra lần đầu tiên
VD tổ chức phát sóng trực tiếp 1 cuộc biểu diễn thì được bảo hộ quyền liên quan, nếu chỉ tố chức phát lại hay tiếp sóng cuộc biểu diễn đó thì không được coi là chủ thể của quyền liên quan.
+ quyền liên quan được bảo hộ trong thời gian nhất định: 50 năm (Điều 34 Luật SHTT)
+ quyền liên quan được bảo hộ trên cơ sở không gây phương hại đến quyền tác giả
2. Quyền sở hữu công nghiệp
– Khái niệm: (khoản 4 Điều 4) Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
– Đặc điểm:
+ đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh: gồm 7 đối tượng
- sáng chế: sản phẩm công nghệ
- kiểu dáng công nghiệp: hình dáng bên ngoài của sản phẩm
- thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: Chip, IC
- nhãn hiệu: tên hàng hóa
- tên thương mại: tên doanh nghiệp
- chỉ dẫn địa lý: chỉ ra nguồn gốc, xuất xứ
- bí mật kinh doanh:
+ quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ thông qua thủ tục đăng ký
+ quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo thời hạn của văn bằng bảo hộ
Câu hỏi: Tại sao quyền tác giả không cần đăng ký vẫn được bảo hộ, trong khi quyền sở hữu công nghiệp phải đăng ký mới được bảo hộ ?
Trả lời: Vì đối tượng của quyền tác giả là tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học đều mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân, không thể có 2 tác phẩm giống hệt nhau, do đó thủ tục đăng ký bảo hộ không quá cần thiết (vì tác giả thực sự có thể chứng minh được mình là người đã sáng tạo ra tác phẩm đó).
Trong khi đó đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp thì hoàn toàn có thể giống hệt nhau hoặc tương tự nhau đến mức gây nhầm lẫn. Nếu cùng bảo hộ cho 2 đối tượng giống hệt hoặc tương tự nhau thì sẽ gây hại cho hoạt động thương mại, vì vậy quyền sở hữu công nghiệp chỉ dành cho chủ thể đăng ký bảo hộ trước theo ngueyen tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc ưu tiên.
3. Quyền đối với giống cây trồng
– Khái niệm: (khoản 5 Điều 4) Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
– Đặc điểm:
+ đối tượng của quyền đối với giống cây trồng gắn liền với hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp
+ để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, cần đáp ứng nhiều điều kiện bảo hộ khác nhau
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-so-huu-tri-tue?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: