fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình chương XIII

Bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình chương XIII cung cấp kiến thức về các quy định pháp luật liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Chương này giúp sinh viên hiểu rõ những quy định về kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi và các vấn đề pháp lý khác khi có yếu tố nước ngoài, như công nhận và thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài tại Việt Nam. Thông qua đó, người học sẽ nắm vững các nguyên tắc pháp lý để áp dụng vào thực tiễn và giải quyết các tình huống hôn nhân quốc tế phức tạp.

Bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình chương XIII

Chương 13: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

1. Khái niệm và đặc điểm

– Khái niệm: quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài gồm quan hệ HNGĐ:

+ giữa công dân VN và người nước ngoài: công dân VN là người có quốc tịch VN, người nước ngoài là công dân nước ngoài và người không quốc tịch

+ giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại VN: người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở VN

+ giữa người VN với nhau mà có ít nhất 1 bên định cư ở nước ngoài

+ giữa công dân VN với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo PL nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Chú ý: trường hợp 2 người VN đang sinh sống tại nước ngoài mà kết hôn với nhau thì vẫn tuân theo PL của VN (sẽ đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện của VN tại nước ngoài)

– Đặc điểm:

+ phải kết hợp PL nhiều nước để xử lý

+ chủ thể pháp lý rất đa dạng: do các quy định luật pháp, phong tục tập quán của các nước khác nhau

2. Nguyên tắc áp dụng luật và thẩm quyền giải quyết

– Nguyên tắc áp dụng luật theo thứ tự sau:

+ luôn ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế (song phương hoặc đa phương), dù cho nếu áp dụng sẽ không giống hoặc trái với luật pháp VN: vì điều ước quốc tế là sự thỏa thuận của các quốc gia về vấn đề nào đó

VD điển hình là Hiệp định tương trợ tư pháp, Hiệp định song phương về Nuôi con nuôi với Pháp, Ý, Canada, … để xử lý vấn đề nuôi con nuôi của VN với công dân nước đó (thực tế các nước phương Tây rất thích nhận trẻ em VN làm con nuôi)

+ PL nước ngoài, hoặc PL của nước thứ 3 khi có điều ước quốc tế hoặc luật quốc gia viện dẫn mà không trái với nguyên tắc cơ bản của PL VN

VD: VN quy định “khi kết hôn thì phải tuân theo yêu cầu của nước mình về điều kiện đăng ký kết hôn”, tức là luật pháp VN đã viện dẫn đến luật pháp của nước có công dân kết hôn với công dân VN. Như vậy chàng trai VN 20 tuổi có thể kết hôn với cô gái Nga 16 tuổi (vì PL Nga quy định độ tuổi kết hôn là đủ 16 tuổi)

VD: VN quy định “khi ly hôn, việc giải quyết bất động sản sẽ được giải quyết theo luật của nơi có bất động sản. Như vậy nếu chàng trai VN lấy cô gái Nga, và có bất động sản chung tại Pháp thì khi ly hôn, giải quyết bất động sản chung đó sẽ áp dụng theo luật của Pháp

Bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình chương XIII
Bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình chương XIII

+ Áp dụng PL VN

– Thẩm quyền giải quyết việc quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:

+ do UBND cấp huyện giải quyết

+ với các xã có đường biên giới đất liền giáp ranh với nước ngoài thì sẽ do UBND cấp xã giải quyết

+ riêng đối với quan hệ nuôi con nuôi, sẽ áp dụng Luật Nuôi con nuôi ===> cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Sở Tư pháp

Câu hỏi: Trong những trường hợp nhất định, UBND cấp xã vẫn là cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Trả lời: Đúng. Vì với trường hợp xã có đường biên giới đất liền giáp ranh với nước ngoài thì quan hệ hôn nhân và gia đình sẽ do UBND cấp xã giải quyết

3. Các quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài cụ thể

a. Kết hôn có yếu tố nước ngoài (Điều 126)

– Áp dụng 2 luật:

+ luật quốc tịch: luật mà người đó có quốc tịch

+ luật nơi tiến hành kết hôn

VD công dân VN kết hôn với công dân Nga, thì mỗi bên phải tuân theo PL của nước mình về điều kiện kết hôn, nếu kết hôn tại VN thì công dân Nga đó phải chịu tuân theo PL của cả VN và Nga

VD 1 cô gái VN muốn kết hôn với 1 người đàn ông Iran đã có 2 vợ (người Hồi giáo được lấy 4 vợ), nếu đăng ký kết hôn tại VN thì sẽ không được chấp nhận vì luật phấp VN nghiêm cấm người chưa có vợ có chồng kết hôn với người đang có vợ có chồng. Tuy nhiên nếu cô gái VN đó sang Iran thì có thể đăng ký kết hôn vì khi sang đó sẽ tuân theo luật pháp Iran.

Chú ý: với cán bộ trong lực lượng vũ trang, cán bộ một số cơ quan đặc biệt có liên quan đến an ninh quốc gia như Ban Cơ yếu, … thì ngoài việc tuân theo luật HNGĐ còn phải tuân theo quy chế ngành.

b. Ly hôn có yếu tố nước ngoài (Điều 127)

– Nguyên tắc: áp dụng luật nơi thường trú chung của vợ chồng, trường hợp không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo PL VN

– Với bất động sản: khi ly hôn sẽ tuân theo luật ở nơi có bất động sản

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hon-nhan-va-gia-dinh

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.