fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình chương II

Bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình chương II tập trung vào các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật Việt Nam. Chương này giúp người học nắm vững các nguyên tắc về bình đẳng giới, tự nguyện kết hôn, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, cùng những quy định về cấm kết hôn trong trường hợp vi phạm đạo đức hoặc pháp luật. Nội dung cung cấp nền tảng pháp lý vững chắc, giúp sinh viên hiểu sâu hơn về các quy định liên quan đến hôn nhân và gia đình để áp dụng vào thực tiễn một cách chính xác.

Bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình chương II

Chương 2: Quan hệ pháp luật Hôn nhân và Gia đình

1. Khái niệm và các đặc điểm

– Khái niệm: Quan hệ PL hôn nhân và gia đình là những quan hệ XH được luật HN GĐ điều chỉnh

– Đặc điểm:

+ quan hệ PL HNGĐ thường chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình với nhau

+ quan hệ PL HNGĐ mang tính tồn tại lâu dài và bền vững, thậm chí còn tồn tại ngay cả khi hôn nhân chấm dứt và gia đình không còn tồn tại

luôn có yếu tố tình cảm và huyết thống trong mọi quan hệ PL hôn nhân và gia đình: các chủ thể trong quan hệ PL HNGĐ gắn bó với nhau bởi yếu tố tình cảm hoặc huyết thống, trong phần lớn các trường hợp, yếu tố tình cảm hoặc huyết thống quyết định việc phát sinh, thay đổi, và chấm dứt quan hệ PL HNGĐ

nội dung chính của quan hệ PL HNGĐ là các quyền và nghĩa vụ nhân thân: các quyền và nghĩa vụ tài sản luôn gắn liền với quyền và nghĩa vụ nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác. Các quyền và nghĩa vụ tài sản phát sinh, thay đổi, chấm dứt phụ thuộc vào quyền và nghĩa vụ của nhân thân.

quan hệ tài sản trong quan hệ PL HNGĐ không mang tính đền bù tương đương: khi 1 chủ thể thực hiện nghĩa vụ tài sản thì không phụ thuộc vào việc trước đây họ có được hưởng quyền hay không hoặc được hưởng quyền như thế nào. VD con cái không thể viện dẫn hồi nhỏ mình không được bố mẹ chăm sóc để trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ khi về già

+ các chủ thể của quan hệ PL HNGĐ thường tự nguyện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Do đó thông thường các quy phạm PL HNGĐ không quy định chế tài.

thời hiệu khởi kiện không áp dụng đối với các quan hệ hôn nhân và gia đình: quyền và nghĩa vụ trong quan hệ HNGĐ có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào, VD luật không quy định “kể từ thời điểm xảy ra mâu thuẫn giữa vợ chồng, trong thời hạn 1 năm phải ra tòa xin ly hôn”

Chú ý: các trường hợp được PL công nhận là vợ chồng:

+ nam nữ kết hôn và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của cơ quan NN có thẩm quyền

+ nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3-1-1987 (ngày Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 có hiệu lực) nhưng không đăng ký kết hôn thì vẫn được NN coi là vợ chồng (hôn nhân thực tế), tức là vẫn giải quyết việc ly hôn, phân chia tài sản, thừa kế như vợ chồng đã đăng ký kết hôn (theo Điều 3 Nghị quyết 35 năm 2000 của Quốc hội, và Thông tư liên tịch 01 năm 2016 vẫn công nhận điều này)

Chung sống như vợ chồng ở đây được hiểu lả: hai bên thực sự coi nhau là vợ chồng, chung sống một cách công khai, cùng gánh vác công việc gia đình, về mặt khách quan được gia đình và xã hội thừa nhận là vợ chồng

Bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình chương II
Bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình chương II

+ trường hợp cán bộ cách mạng miền Nam, đã có vợ có chồng tại miền Nam, năm 1954 tập kết ra miền Bắc, lại lấy vợ lấy chồng khác (theo Thông tư số 60/TATC ngày 22-02-1978 của Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác”)

Một số tình huống đặc biệt:

  • Nếu người chồng xin ly hôn với bất kỳ bà vợ nào, với bất kỳ lý do gì, thì tòa án xử kiên quyết bác đơn ly hôn đến cùng (dù có xin ly hôn bao nhiêu lần, nhằm đảm bảo lợi ích cho bà vợ và những đứa con)
  • Nếu người vợ lấy trước ở miền Nam biết chồng mình nặng tình nghĩa với người vợ lấy sau ở miền Bắc không muốn về, muốn tự nguyện xin ly hôn thì tòa xử chấp nhận cho ly hôn
  • Nếu người vợ lấy sau ở miền Bắc thấy chồng mình vẫn nặng tình nghĩa với bà vợ lấy trước ở miền Nam và muốn về miền Nam, muốn tự nguyện xin ly hôn thì tòa xử chấp nhận cho ly hôn
  • Nếu cả 2 bà vợ đều cùng muốn sum họp gia đình thì tòa sẽ sắp xếp sao cho ổn thỏa, tức là cho “chung sống tay ba”, 1 chồng 2 vợ vẫn không phạm luật

Chú ý:

+ Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001, mà có đủ điều kiện kết hôn thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, tức là đến ngày 01/01/2003.

Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì PL không công nhận họ là vợ chồng.

+ Về việc xác định cha cho con:

  • Trước luật HNGĐ 1986, quy định: Trong thời kỳ người mẹ có khả năng thụ thai đứa con của mình, mà ăn nằm với nhiều người đàn ông khác nhau, sau này xin truy nhận cha cho con, thì tòa không giải quyết.
  • Kể từ luật HNGĐ 1986, quy định: Một người có quyền yêu cầu xác minh 1 người khác là cha, mẹ, con của mình, kể cả khi người được yêu cầu đã chết

2. Các yếu tố của quan hệ PL HNGĐ

– Chủ thể: là cá nhân tham gia vào quan hệ PL HNGĐ, có năng lực PL và năng lực hành vi HNGĐ:

+ năng lực PL HNGĐ: là khả năng cá nhân có quyền và nghĩa vụ HNGĐ, được NN công nhận, VD quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, quyền được xác định cha, mẹ, con, quyền được kết hôn, ly hôn, nghĩa vụ chăm sóc con cái, cha mẹ già…

+ năng lực hành vi HNGĐ: là khả năng bằng các hành vi của mình, chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ HNGĐ đã được PL quy định. Năng lực hành vi phụ thuộc vào độ tuổi và khả năng nhận thức của chủ thể.

– Khách thể: là những lợi ích mà các chủ thể của quan hệ PL HNGĐ hướng đến, gồm:

+ lợi ích nhân thân: là lợi ích về tinh thần và yếu tố tình cảm, đây là lợi ích căn bản nhất của quan hệ PL HNGĐ, VD họ tên, dân tộc, quốc tịch, quyền làm cha mẹ, tình thương yêu, sự quan tâm, chăm sóc, tình cảm thủy chung vợ chồng, tình gắn bó anh em

+ lợi ích về hành vi: là các hành vi do 1 bên chủ thể thực hiện và bên kia hưởng quyền, có thể được thực hiện:

  • bằng hành động: hành vi thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc giữa cha mẹ và con, vợ và chồng, …
  • bằng không hành động: cha mẹ không được hành hạ, ngược đãi con cái, con cái không được bất hiếu với cha mẹ, ông bà, …

+ lợi ích về tài sản: là tài sản chung của vợ chồng, tiền cấp dưỡng giữa cha mẹ và con, …

Câu hỏi: Một cặp vợ chồng hiếm muộn, mong muốn có con, vậy con có phải là khách thể ?

Trả lời: Sai, con cái luôn luôn là chủ chủ thể

– Nội dung: quyền và nghĩa vụ của HNGĐ, gồm:

+ quyền và nghĩa vụ về nhân thân: là yếu tố tinh thần, phát sinh giữa các chủ thể. VD con cái có quyền được cha mẹ yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, ngược lại cha mẹ có quyền yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, … Quyền và nghĩa vụ về nhân thân trong quan hệ PL HNGĐ theo bản chất pháp lý là tương đối, vì chỉ có thể định tính, không thể định lượng (chẳng hạn không thể nêu rõ thế nào là yêu thương chăm sóc)

+ quyền và nghĩa vụ về tài sản: lợi ích vật chất phát sinh giữa các chủ thể. VD quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng của cha mẹ và con cái, … Quyền và nghĩa vụ về tài sản trong quan hệ PL HNGĐ theo bản chất pháp lý vừa là tương đối, vừa là tuyệt đối (chẳng hạn cha mẹ phải đảm bảo cuộc sống vật chất cho con cái là tương đối, tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn nếu không có thỏa thuận thì sẽ chia đôi cho vợ và chồng là tuyệt đối)

3. Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ PL HNGĐ

– Là các sự kiện pháp lý mà khi xuất hiện thì quan hệ PL HNGĐ có thể phát sinh, thay đổi, chấm dứt. VD kết hôn, ly hôn, sinh con, chết,…

– Sự kiện pháp lý có thể là sự biến pháp lý hoặc hành vi pháp lý:

+ sự biến pháp lý: là những sự kiện có tính chất tự nhiên, xảy ra không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ HNGĐ. VD vợ hoặc chồng chết sẽ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân, cha mẹ chết sẽ làm chấm dứt quan hệ nuôi dưỡng với con cái

+ hành vi pháp lý: là sự kiện nảy sinh do ý chí của con người, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ HNGĐ. Hành vi pháp lý có thể là hành động hoặc không hành động. VD kết hôn,

– Sự kiện pháp lý để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ PL HNGĐ thì phải được cơ quan NN có thẩm quyền công nhận. VD sinh con phải có đăng ký khai sinh, chết phải có giấy chứng tử, …

– Nhóm căn cứ làm phục hồi quan hệ PL HNGĐ: không làm phát sinh quan hệ PL mới mà chỉ làm phục hồi quan hệ PL đã bị chấm dứt trước đó. VD ly hôn, rồi sau đó tái hôn; cho con đẻ làm con nuôi gia đình khác, sau đó nhận lại

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hon-nhan-va-gia-dinh

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.