fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình chương I

Bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình chương I cung cấp nền tảng kiến thức cơ bản về các nguyên tắc, quy định pháp lý điều chỉnh mối quan hệ hôn nhân và gia đình tại Việt Nam. Chương I sẽ giới thiệu khái niệm, vai trò, các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình, cũng như quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Nội dung bài giảng giúp sinh viên nắm vững những khái niệm cốt lõi và quy định pháp luật quan trọng, làm nền tảng cho việc học các chương tiếp theo và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình chương I

Chương 1: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của luật Hôn nhân và Gia đình

1. Các hình thái hôn nhân và gia đình trong lịch sử

– Thời nguyên thủy, trong các bộ lạc, đàn ông và đàn bà được tự do quan hệ tính giao, tức là mọi người đàn bà đều thuộc về mọi người đàn ông và ngược lại.

– Sau đó, các hình thái gia đình sau đây đã phát triển (theo Morgan):

a. Gia đình huyết tộc

– Là hình thái gia đình đầu tiên của loài người, trong đó có sự phân chia thế hệ: ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt, trong đó:

+ những người thuộc thế hệ “ông bà” vẫn quan hệ tính giao tự do với nhau, tương tự trong thế hệ cha mẹ và thế hệ con cái ==> vì thế trong gia đình huyết tộc chỉ có “tổ tiên – con cháu”, “cha mẹ – con cái”, không có quan hệ “vợ – chồng”, những người cùng thế hệ trong gia đình đều là vợ / chồng của nhau.

+ cấm quan hệ tính giao giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà với cháu.

==> Như vậy so với bộ lạc nguyên thủy thì hình thái Gia đình huyết tộc đã tiến thêm 1 bước là xóa bỏ quan hệ tính giao giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà và cháu.

b. Gia đình Punalua

– Là bước tiến thứ 2 của gia đình: xóa bỏ quan hệ tính giao giữa anh chị em với nhau. Ban đầu là cấm anh chị em cùng mẹ quan hệ tính giao với nhau, sau đó mở rộng ra cấm anh chị em cùng bà, rồi cùng cụ quan hệ tính giao với nhau.

– Tuy nhiên, chế độ quần hôn vẫn còn (một phụ nữ có thể có nhiều chồng, và một đàn ông có thể có nhiều vợ, miễn là vợ / chồng đó không phải là anh chị em ruột và anh chị em họ) ==> chế độ mẫu quyền

Tại sao ?

+ vì trong chế độ quần hôn, chỉ có thể xác định được mẹ cho con, bà cho cháu, chứ không thể xác định được cha cho con ==> thừa kế theo bên mẹ

+ của cải trong xã hội thời kỳ này rất ít, chỉ đủ để duy trì sự sống, không có tích lũy, kinh tế chủ yếu là hái lượm ==> vai trò của phụ nữ lớn hơn so với đàn ông

Morgan gọi đó là “gia đình Punalua”, tức là “gia đình bạn thân”

– Nguyên nhân chuyển từ quần hôn sang punalua:

+ nguyên nhân xã hội: việc cấm kết hôn cùng huyết tộc đã khiến các nhóm “anh em trai” và “chị em gái” không thể lấy nhau ngày càng nhiều ==> quần hôn ngày càng không khả thi

+ nguyên nhân chọn lọc tự nhiên (nguyên nhân sinh học): việc cấm kết hôn cùng huyết tộc làm cho bộ lạc có sự  đa dạng sinh học, tạo ra giống nòi mạnh mẽ hơn về thể chất và trí tuệ ==> ưu việt hơn các bộ lạc khác ==> lôi kéo các bộ lạc khác theo hình mẫu của mình

Bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình chương I
Bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình chương I

c. Gia đình đối ngẫu (gia đình cặp đôi)

– Mầm mống của gia đình đối ngẫu xuất hiện khi người đàn ông xác định trong số những người quan hệ tính giao với mình có 1 người là “vợ chính”, và ngược lại người phụ nữ cũng xác định 1 người đàn ông là “chồng chính” của mình ==> xuất hiện hôn nhân theo từng cặp. Tuy nhiên vẫn chưa phải là chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng vì bên cạnh “chồng chính” còn có nhiều “chồng phụ”, và bên cạnh “vợ chính” còn có nhiều “vợ phụ”

– Gia đình đối ngẫu vẫn tồn tại rất lỏng lẻo, vì con sinh ra chưa chắc đã là con của “chồng chính” và “vợ chính”

– Gia đình đối ngẫu là bước đệm để chuyển từ chế độ quần hôn sang chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng

– Theo Enghen thì thời gian của hình thái gia đình đối ngẫu là rất ngắn.

d. Gia đình 1 vợ 1 chồng (gia đình cá thể)

– Hình thái gia đình 1 vợ 1 chồng xuất hiện là sự đánh dấu thời đại văn minh của loài người đã xuất hiện (thời kỳ trước đó được gọi là thời “mông muội” với chế độ quần hôn)

– Theo Enghen, nguyên nhân xuất hiện gia đình 1 vợ 1 chồng là nguyên nhân kinh tế: khi XH đã bắt đầu phân công lao động ==> xuất hiện một số ngành nghề mới như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp (những ngành nghề này chủ yếu do đàn ông nắm giữ) ==> của cải XH tăng lên, chi dùng không hết ==> từng gia đình đối ngẫu nắm giữ tài sản làm của riêng (tư hữu xuất hiện) ==> muốn thừa kế tài sản cho con mình ==> cần biết đâu chính xác là con mình ==> người đàn ông buộc người vợ chính phải tuyệt đối chung tình, nếu không chung tình sẽ bị trừng phạt rất nặng ==> không gọi là “chồng chính” nữa, mà là chồng duy nhất ==> gia đình 1 vợ 1 chồng ==> chuyển từ mẫu hệ sang phụ hệ

– Quan hệ vợ chồng trong gia đình 1 vợ 1 chồng rất chặt chẽ, hai bên không thể tùy ý bỏ nhau (do tài sản là của chung 2 vợ chồng)

– Theo Enghen thì tư hữu sẽ dẫn đến mâu thuẫn, và Nhà nước ra đời để điều hòa các mâu thuẫn đó. Như vậy Enghen kết luận: Tư hữu, gia đình 1 vợ 1 chồng, và nhà nước xuất hiện cùng 1 ngày

– Các biến thể của gia đình 1 vợ 1 chồng:

+ gia đình trong chế độ nô lệ: 1 người đàn ông có nhiều vợ, trong khi đó người đàn bà chỉ có thể có 1 chồng

+ gia đình phong kiến: điển hình là chế độ đa thê (Tài trai năm bảy vợ / Gái chính chuyên chỉ có một chồng)

+ gia đình tư sản: vẫn theo chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng, tuy nhiên nạn ngoại tình và mại dâm đã làm mất ý nghĩa của gia đình 1 vợ 1 chồng

+ gia đình 1 vợ 1 chồng dưới chế độ XHCN: dựa trên tình yêu chân chính giữa nam và nữ

2. Khái niệm hôn nhân

– Khái niệm (Điều 3): Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn.

Hôn nhân là quan hệ nhân thân của mỗi bên nam và nữ với tư cách là vợ chồng. Hôn nhân là sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho hai bên trong quan hệ vợ chồng.

– Đặc điểm của hôn nhân:

+ là hôn nhân 1 vợ 1 chồng, vợ chồng là 2 người khác giới tính.

Chú ý: trước ngày 13/1/1960 khi Luật Hôn nhân và Gia đình đầu tiên có hiệu lực thì NN và XH vẫn thừa nhận chế độ đa thê từ thời phong kiến

Chú ý: NN không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính (Điều 8), tuy nhiên không cấm họ sống chung như vợ chồng, không cấm họ làm đám cưới (chỉ là không cho đăng ký kết hôn)

Luật HNGĐ 2000 quy định “Cấm hôn nhân giữa những người cùng giới tính”, còn luật HNGĐ 2014 quy định “NN không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”

+ được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng: tự nguyện kết hôn, và được phép ly hôn nếu 2 bên thuận tình

+ việc xác lập hoặc chấm dứt quan hệ hôn nhân phải tuân thủ các quy định của PL: lý do là để xây dựng gia đình – là tế bào của XH, và quan trọng hơn là bảo vệ con cái

+ mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân là để các bên chung sống lâu dài và xây dựng gia đình: nếu kết hôn giả tạo sẽ là vi phạm PL, VD kết hôn với mục đích xuất cảnh, nhập cảnh, để hưởng chế độ ưu đãi của NN

3. Khái niệm gia đình

– Khái niệm (Điều 3): Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật HN GĐ

– Các chức năng xã hội cơ bản của gia đình (3 chức năng):

+ sinh đẻ: là chức năng tái sản xuất về mặt sinh học, để duy trì nòi giống. Việc khuyến khích hay hạn chế chức năng sinh đẻ của gia đình phụ thuộc vào yếu tố từng quốc gia trong từng thời kỳ.

+ giáo dục: thực hiện giáo dục với con cái từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, thậm chí cho đến suốt đời. Giáo dục trong gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân

+ kinh tế: mỗi gia đình phải tự đảm bảo cuộc sống cho mỗi thành viên, thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên đó, NN chỉ có thể trợ cấp khi gia đình quá khó khăn về kinh tế

4. Khái niệm luật Hôn nhân và Gia đình

a. Khái niệm

Luật HN GĐ có 3 ý nghĩa:

– Với ý nghĩa là 1 môn học: là hệ thống khái niệm, quan điểm, nhận thức, đánh giá mang tính lý luận về PL HN GĐ và thực tiễn áp dụng

– Với ý nghĩa là 1 VBPL cụ thể: là VBPL chứa đựng những quy phạm PL về HN GĐ, hiện tại là Luật HN GĐ 2014

– Với ý nghĩa là 1 ngành luật: gồm đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng

Môn học này sẽ nghiên cứu Luật HNGĐ theo ý nghĩa thứ 3

b. Đối tượng điều chỉnh

– là các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, người thân thích khác (VD ông bà và cháu chắt, anh chị em với nhau, …)

– Đặc điểm:

+ quan hệ nhân thân là nội dung điều chỉnh chủ yếu. Quan hệ nhân thân quyết định phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ tài sản. VD khi 2 người kết hôn, quan hệ nhân thân xác lập, thì tài sản của mỗi bên làm ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung, và khi họ ly hôn thì quan hệ nhân thân chấm dứt, và quan hệ tài sản cuang chấm dứt theo

+ quyền và nghĩa vụ quan hệ hôn nhân gia đình gắn với mỗi chủ thể và không thể chuyển giao cho người khác (thực tế có thể chuyển giao nhưng không được PL công nhận)

+ quan hệ tài sản không mang tính đề bù giang giá: VD cha mẹ nuôi dạy con cái thì không thể đòi hỏi con cái phải chăm sóc cha mẹ tương ứng

+ quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình tồn tại lâu dài và bền vững

c. Phương pháp điều chỉnh

– Phương pháp điều chỉnh luật HNGĐ mang tính chất linh hoạt và mềm dẻo, chủ yếu mang tính chất giáo dục và thuyết phục, hầu hết không có chế tài. (trong Luật HNGĐ chỉ có 2 quy định có tính chất chế tài: Hủy việc kết hôn trái PL, hạn chế 1 số quyền của cha mẹ khi con chưa thành niên)

Nguyên nhân: vì đặc điểm của các quan hệ HN GĐ là các chủ thể gắn bó với nhau bằng tình cảm, huyết thống hoặc nuôi dưỡng

– Đặc điểm của phương pháp điều chỉnh:

+ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luôn tương ứng với nhau

+ các chủ thể khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình

+ các chủ thể không thể tự thỏa thuận để thay đổi các quyền và nghĩa vụ mà luật quy định cho họ (nếu có thỏa thuận bằng văn bản cũng không được PL công nhận),

VD cha và con cùng thỏa thuận lập văn bản rằng từ nay cha không phải nuôi dưỡng con đến 18 tuổi nữa và ngược lại con cũng không phải chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ già, thì thỏa thuận này dù có được lập thành văn bản cũng không được PL thừa nhận và các bên vẫn có nghĩa vụ với nhau như PL quy định

VD vợ chồng cùng thỏa thuận lập văn bản cung cho phép vợ và chồng được phép sống chung với bồ, thỏa thuận này sẽ không được PL thừa nhận

==> mục đích là để đảm bảo ổn định trật tự XH

+ các quy phạm PL hôn nhân và gia đình gắn bó mật thiết với các quy tắc đạo đức và phong tục tập quán về hôn nhân và gia đình trong XH

5. Các nguyên tắc về luật Hôn nhân và gia đình (Điều 2)

Gồm 05 nguyên tắc:

– Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

– Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

– Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

– Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

– Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hon-nhan-va-gia-dinh

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.