fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương X

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương X: Các tội phạm về ma túy cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về những quy định pháp luật liên quan đến tội phạm ma túy. Nội dung bài giảng bao gồm việc phân tích các hành vi phạm tội như tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, cũng như các hình phạt nghiêm khắc dành cho những tội danh này. Thông qua bài giảng, sinh viên sẽ nắm vững cấu thành tội phạm ma túy và các vấn đề pháp lý xoay quanh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần bảo vệ an ninh xã hội.

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương X

 Chương 10: Các tội phạm về ma túy

I. Những vấn đề chung

Khách thể: xâm phạm chế độ quản lý các chất ma túy của NN

Các khái niệm cơ bản:

Chất ma túy: là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành

Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây ra tình trạng nghiện đối với người sử dụng

Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần thì có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng

Nghiện: là tình trạng lệ thuộc vào chất ma túy

Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần:

  • Là thuốc chữa bện có chứa 1 hàm lượng nhất định chất gây nghiện, chất hướng thần
  • Danh mục do Bộ Y tế ban hành
  • Được quy định theo quy chế quản lý dược phẩm của bộ y tế

Chú ý:

Đối với các chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch (như dung dịch thuốc phiện, dung dịch heroin dùng để tiêm, chích) hoặc chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng để tiện cho việc sử dụng thì không coi toàn bộ khối lượng là chất ma túy mà chỉ tính hàm lượng moocphin trong đó.

Đối với xái thuốc phiện thì không coi là thuốc phiện mà phải tính hàm lượng moocphin trong xái thuốc phiện

Tiền chất ma túy:

  • Là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất ma túy
  • Danh mục tiền chất ma túy do chính phủ ban hành

Phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất chất ma túy

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương X
Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương X

II. Một số tội phạm cụ thể

1. Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý (Điều 192)

Là việc trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy theo quy dịnh của Chính phủ

Hành vi trồng cây: gồm gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây như lá, hoa, quả, thân cây, rễ cây có chứa chất ma túy

Điều kiện để xử lý hình sự: khi có đủ 3 điều kiện:

  • Đã được giáo dục nhiều lần: gọi lên để giáo dục (bằng văn bản, có ký nhận)
  • Đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống: NN đã cung cấp giống cây trồng, vật nuôi để đảm bảo cuộc sống
  • Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm

2. Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 193)

Là việc làm ra chất ma túy:

  • Chế biến, điều chế, pha chế
  • Thủ công hoặc áp dụng khoa học kỹ thuật
  • Nguyên liệu ban đầu: cây có chứa chất ma túy, tiền chất và hóa chất ma túy

Trái phép:

  • Không được phép của cơ quan có thẩm quyền
  • Không đúng với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép

Chú ý: không coi là hành vi sản xuất trái phép chất ma túy nếu hành vi chỉ là nhằm tạo thuận lợi cho quá trình sử dụng ma túy có sẵn, VD chỉ nghiền ra, pha loãng, … để dễ sử dụng

3. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194)

Tàng trữ trái phép chất ma túy:

  • Cất, giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy
  • Ở bất kỳ nơi nào (trong nhà, ngoài vườn, …)
  • Trong bất kỳ khoảng thời gian nào (1 ngày, 1 giờ, 1 phút, …)
  • Không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển: tức là mua để dùng dần, không để bán cho người khác

Vận chuyển trái phép chất ma túy:

  • Chuyển dịch chất ma túy từ nơi này sang nơi khác
  • Bằng bất kỳ hình thức, phương thức, tuyến đường nào
  • Không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy

Mua bán trái phép chất ma túy:

  • Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có, bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác)
  • Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác
  • Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác
  • Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy)
  • Dùng tài sản không phải tiền đem trao đổi, thanh toán, … lấy chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác
  • Tàng trữ nhằm bán trái phép cho người khác
  • Vận chuyển chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác

Chú ý: mua bán khác với buôn bán: buôn bán là mua đi bán lại kiếm lời, và bán đúng cái mình đã mua ; còn mua bán gồm mua và bán riêng biệt, có thể mua để dùng, cho tặng, mua hộ, và có thể bán cái mình tự sản xuất, được tặng cho, nhặt được, bán hộ, …

   Chú ý: với hành vi tàng trữ mà bị chứng minh là để bán cho người khác thì sẽ bị xử theo tội Mua bán trái phép chất ma túy chứ không xử theo tội Tàng trữ trái phép chất ma túy.

Chú ý: chỉ cần có hành vi mua bán chất ma túy với khối lượng bất kỳ là đủ để xử lý hình sự, còn tàng trữ phải với số lượng nhất định mới bị xử lý hình sự

Chiếm đoạt trái phép chất ma túy: là 1 trong các hành vi

  • Trộm cắp
  • Lừa đảo
  • Tham ô
  • Lạm dụng chiếm đoạt
  • Cưỡng đoạt
  • Cướp
  • Cướp giật
  • Công nhiên chiếm đoạt
  • Chất ma túy của người khác

4. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197)

Là thực hiện 1 trong các hành vi: chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác

5. Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200)

Ví dụ thủ đoạn cho chất ma túy vào đồ ăn bán cho khách hàng

Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Luật hình sự 2 : https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-2

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.