fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương VIII

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương VIII: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế cung cấp kiến thức chuyên sâu về các tội phạm liên quan đến hoạt động kinh tế. Nội dung bài giảng tập trung vào các hành vi vi phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh, thuế và thương mại. Sinh viên sẽ được phân tích đặc điểm pháp lý, cấu thành tội phạm và các hình phạt tương ứng, giúp họ hiểu rõ hơn về vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ sự ổn định và minh bạch của nền kinh tế.

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương VIII

Chương 8: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

I. Những vấn đề chung

Khái niệm: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi vi phạm những quy định của NN trong quản lý kinh tế, gây thiệt hại cho lợi ích của NN, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Khách thể: các quan hệ XH đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân

Các quan hệ XH trong tội này gồm:

  • Chế độ quản lý ngoại thương của NN
  • Chế độ độc quyền quản lý một số hàng hóa
  • Tật tự của nền sản xuất hàng hóa
  • Trật tự quản lý thị trường
  • Chế độ quản lý tiền tệ quốc gia
  • Chế độ quản lý NN trong lĩnh vực chứng khoán
  • Chính sách thuế của NN

Hành vi khách quan: hành vi vi phạm quy định cụ thể của PL về kinh tế ở các mức độ khác nhau, và hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi thỏa mãn quy định của BLHS

VD: hành vi buôn lậu chỉ cấu thành tội phạm khi hàng hóa buôn lậu có giá trị 100 tr trở lên; hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả chỉ cấu thành tội phạm khi quy sang hàng thật tương đương mà có giá trị từ 30 triệu trở lên, dưới các mức này nếu không thuộc các trường hợp đặc biệt (như tái phạm, …) thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương VIII
Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương VIII

II. Các tội cụ thể

1. Tội buôn lậu (Điều 153)

Khách thể: xâm phạm chế độ quản lý ngoại thương của NN (tức là xuất nhập khẩu hàng hóa)

Đối tượng của tội phạm: các loại hàng hóa, tiền VN, ngoại tệ, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, hàng cấm, …

Chú ý: có 1 số hàng cấm do tính chất đặc biệt nên được quy định trong tội riêng và không là đối tượng của tội này, VD ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, …

Mặt khách quan: 3 nhóm hành vi

(a) hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền VN, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100-300 tr trở lên, hoặc dưới 100 triệu nhưng:

  • Đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại điều này hoặc tại 1 trong các điều 154 – 161
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về 1 trong các tội quy định tại các điều 154 – 161 và chưa được xóa án tích

(b) hành vi buôn bán trái phép qua biên giới vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, không phụ thuộc vào giá trị của vật phẩm

(c) hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hàng cấm có số lượng lớn, hoặc :

  • Đã bị xử phạt hành chính về tội này hoặc tội từ 154 – 161
  • Đã bị kết án về tội này hoặc tội từ 154 – 161 và chưa bị xóa án tích

Buôn bán trái phép là buôn bán trái với quy định của PL như không khai báo, khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả, giấu hàng hóa, không có giấy tờ hợp pháp, …

Hành vi buôn lậu có thể qua biên giới đường bộ, đường thủy, đường không, đường sắt, đường bưu điện quốc tế, …

Biên giới còn là vùng kiểm soát của cơ quan NN có thẩm quyền về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa như cảng nội địa, khu chế xuất, …

Trường hợp người được thuê vận chuyển mà biết hàng hóa mình vận chuyển là trái phép thì bị coi là phạm tội buôn lậu với vai trò đồng phạm

Tội buôn lậu được coi là hoàn thành tại thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi chuyển hành hóa trái phép qua biên giới VN.

Lỗi: cố ý trực tiếp

Chủ thể: thông thường, có năng lực TNHS và đủ tuổi quy định

2. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 154)

Về cơ bản giống với tội 153

Khác nhau ở hành vi phạm tội: là hành vi vận chuyển trái phép qua biên giới, tức là chỉ cần vận chuyển, không nhằm mục đích buôn bán kiếm lời (vận chuyển để sử dụng, để tặng cho, …)

Chú ý: nếu người vận chuyển thuê mà biết mục đích buôn lậu của người thuê mình thì bị coi là đồng phạm của tội buôn lậu (tuy nhiên thực tế xét xử rất khó chứng minh người vận chuyển có biết mục đích buôn lậu hay không)

3. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155)

Đối tượng: là hàng hóa NN cấm kinh doanh. Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh trong Luật đầu tư

Chú ý: danh mục hàng hóa cấm kinh doanh rộng hơn danh mục ngành nghề cấm kinh doanh.

Chú ý: với những hàng hóa NN cấm kinh doanh đặc biệt như ma túy, vũ khí, chất nổ, … thì sẽ thuộc đối tượng của tội khác.

Mặt khách quan: gồm 4 loại hành vi:

  • Sản xuất hàng cấm: là hành vi làm ra hàng cấm bằng mọi thủ đoạn: người phạm tội có thể trực tiếp thực hiện tất cả các khâu của quá trình sản xuất hàng cấm, hoặc chỉ thực hiện 1 khâu của quá trình sản xuất hàng cấm (ví dụ: chỉ cần tham gia đóng gói, dán nhãn, hay thu gom nguyên liệu, …). Hàng cấm có thể là hàng hóa có chất lượng, hay không có chất lượng thì đều bị coi là sản xuất hàng cấm, VD sản xuất pháo nổ chất lượng kém cũng bị coi là sản xuất hàng cấm
  • Tàng trữ hàng cấm: là cất giữ trái phép hàng cấm ở bất cứ nơi nào mà không nhằm buôn bán, thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc định tội
  • Vận chuyển hàng cấm: đưa hàng cấm từ nơi này sang nơi khác trong lãnh thổ VN mà không có giấy phép hợp lệ của cơ quan NN có thẩm quyền và không nhằm mục đích buôn bán. Hành vi vận chuyển hàng cấm có thể được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào: mang theo người, thông qua các phương tiện giao thông, bưu điện. Hành vi vận chuyển hàng cấm có thể đến được nơi nhận hay chưa đến được nơi nhận đều được coi là phạm tội (tức là bị bắt trong quá trình vận chuyển)

Chú ý: nếu vận chuyển hàng cấm qua biên giới mà không nhằm mục đích buôn bán thì sẽ xử theo Điều 154, nếu nhằm mục đích buôn bán thì sẽ xử theo Điều 153

Buôn bán hàng cấm: mua đi bán lại hàng cấm dưới bất kỳ hình thức nào trong lãnh thổ VN nhằm thu lợi bất chính (như mua bán thông thường)

Lỗi: cố ý trực tiếp

Điều kiện truy cứu TNHS: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này

4. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156)

Khách thể: xâm phạm trật tự của nền sản xuất hàng hóa và lợi ích của người tiêu dùng

Đối tượng: là các loại hàng giả thông thường, trừ trường hợp hàng giả thuộc phạm vi quy định tại Điều 157 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh), Điều 158 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi)

Hàng giả có thể là giả hàng hóa trong nước hay giả hàng hóa nước ngoài, có thể giả 1 phần hoặc giả toàn bộ

Hàng giả có thể là nội dung hoặc hình thức:

Hàng giả về nội dung: là hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng.

Chú ý: phân biệt với hàng kém chất lượng. Hàng kém chất lượng không phải hàng giả, nhưng nếu kém chất lượng đến mức không đạt mức tối thiểu thì lại bị coi là hàng giả.

Hàng giả về hình thức: hàng hóa mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giống hệt hoặc tương tự với hàng thật chưa được bảo hộ về nhãn hiệu, có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn, dù chất lượng có thể bằng hoặc tốt hơn hàng thật

Chú ý: nếu sản xuất, buôn bán hàng giả về hình thức đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại VN thì sẽ xử lý theo Điều 171

Hàng giả về nội dung và hình thức

Mặt khách quan:

Hàng vi sản xuất hàng giả : tạo ra hàng giả bằng mọi thủ đoạn, có thể thực hiện toàn bộ quá trình hay chỉ thực hiện 1 khâu trong quá trình sản xuất hàng giả

Hành vi buôn bán hàng giả: là việc mua đi bán lại hàng giả mà biết rõ đó là hàng giả để thu lợi bất chính

Lỗi: cố ý trực tiếp

Điều kiện truy cứu TNHS: sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30 triệu, hoặc dưới 30 triệu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

5. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170)

Khách thể: xâm phạm chế độ quản lý NN về bảo hộ quyền sử hữu công nghiệp và lợi ích của người của chủ sở hữu

Đối tượng: là nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại VN

Nhãn hiệu: là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân

Chỉ dẫn địa lý: là dấu hiệu để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia, mang tên 1 địa danh địa lý cụ thể. VD nước mắm Phú Quốc, vải thiều Thanh Hà, nhãn lồng Hưng Yên, …

Chỉ dẫn địa lý được hiểu là những thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa được thể hiện trên bao bì của hàng hóa hay trên những giấy tờ giao dịch có liên quan đến việc mua bán hàng hóa, có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng

Hành vi phạm tội: cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại VN với quy mô thương mại

Quy mô thương mại = hàng hóa có giá trị từ 50tr

Lỗi: cố ý

Mục đích: kinh doanh, vụ lợi là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

Chú ý: tội này giống với tội Sản xuất, buôn bán hàng giả ở chỗ sản phẩm sản xuất ra có kiểu dáng, nhãn hiệu tương tự với sản phẩm của người khác; nhưng khác nhau ở chỗ ở tội Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì hàng hóa sản xuất ra có giá trị sử dụng tương đương với hàng hóa được bảo hộ, còn ở tội Sản xuất, buôn bán hàng giả thì sản phẩm hàng hóa không có giá trị sử dụng

6. Tội lừa dối khách hàng (Điều 162)

Chủ thể: là người bán hàng trong quan hệ giao dịch mua bán của tất cả các thành phần kinh tế

Mặt khách quan: hành vi lừa dối khách hàng, bằng các thủ đoạn sau:

  • Cân, đong, đo, đếm gian dối: lợi dụng sơ hở của khách hàng, hoặc sử dụng dụng cụ đo lường không chuẩn để cân đong đo đếm thiếu hàng hóa cho khách hàng. VD sử dụng chip để gian lận tại cây xăng
  • Tính gian: là thủ đoạn khi mua bán đã tính toán để lấy của khách hàng nhiều hơn số tiền đáng lẽ họ phải trả
  • Đánh tráo: khi giao hàng đã đánh tráo không đúng hàng
  • Dùng thủ đoạn gian dối khác

Hành vi lừa dối khách hàng bị coi là tội phạm khi :

  • Gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng: rất ít khi xảy ra trong thực tế
  • Đã bị xử phạt hành chính về tội này
  • Đã bị kết án về tội này và chưa được xóa án tích

Bài tập tình huống:

A có đại lý bán thuốc tân dược tại Hà Nội, đã bị đội quản lý thị trường kiểm tra đột xuất. Qua kiểm tra đã phát hiện một số lượng lớn thuốc tân dược giả. A khai đây là số thuốc tân dược được nhập từ nguồn hàng trôi nổi trên thị trường.

Hỏi:

– A có phạm tội không, và nếu có thì phạm tội gì, giải thích lý do tại sao

– Giả định khi điều tra, cơ quan công án xác định được A còn có hành vi sang Trung Quốc mua 1 số lượng lớn thuốc chữa bệnh và nhập lậu về VN để bán (số thuốc tân dược này là thật). Định tội cho hành vi này của A

– Giả thiết B là cán bộ hải quan được A tặng cho 1 viên đá quý trị giá 20 triệu nên B đã

Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Luật hình sự 2 : https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-2

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.