fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương VII

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương VII: Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chất chiếm đoạt giúp sinh viên nắm rõ những quy định pháp luật liên quan đến các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản mà không mang tính chất chiếm đoạt. Nội dung bài giảng tập trung vào phân tích đặc điểm, cấu thành và hình phạt đối với các tội phạm như hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, sử dụng trái phép tài sản. Đây là phần kiến thức quan trọng trong quá trình học tập và áp dụng luật hình sự vào thực tiễn.

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương VII

 Chương 7: Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chất chiếm đoạt

I. Những vấn đề chung

Khách thể: là quyền sở hữu tài sản của người khác

Đối tượng phạm tội: là tài sản của người khác

Lỗi: cố ý (Điều 141, 142, 143), vô ý (Điều 144, 145)

Chủ thể: thông thường, riêng Điều 144 (tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng) có chủ thể đặc biệt

Các tội phạm cụ thể:

  • Các tội có mục đích tư lợi: Điều 141, 142
  • Các tội không có mục đích tư lợi: Điều 143, 144, 145

II. Các tội có mục đích tư lợi

1. Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 141)

Đối tượng của tội phạm:

  • Là tài sản không có chủ hoặc chưa có chủ,
  • Là những tài sản đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu của chủ tài sản vì những lý do khác nhau như bỏ quên, đánh rơi, giao nhầm, … hoặc
  • Là những tài sản chưa được phát hiện như đã quý, cổ vật, …

Chú ý: tài sản là đối tượng của tội này có điểm giống như ở tội Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ở chỗ tài sản đã đã ở trong sự chiếm hữu của người phạm tội 1 cách hợp pháp trước khi họ có hành vi phạm tội

Hành vi phạm tội: sau khi nhẫu nhiên có tài sản, người phạm tội đã có hành vi chiếm giữ trái phép (không phải chiếm đoạt). Đó là hành vi biến tài sản đang tạm thời không có chủ hoặc chưa có chủ thành tài sản của mình 1 cách trái phép, thể hiện ở:

  • Không trả lại tài sản được giao nhầm cho chủ tài sản mà tiếp tục chiếm hữu, sử dụng, hoặc đã định đoạt tài sản đó (bán cho người khác)
  • Không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản mà mình tìm được, bắt được mà tiếp tục chiếm hữu, sử dụng hoặc đã định đoạt tài sản đó (bán cho người khác)
  • Tài sản chiếm giữ trái phép phải có giá trị từ 10 tr hoặc là cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa
Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương VII
Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương VII

Mặt chủ quan:

  • Lỗi: cố ý trực tiếp
  • Cố tình không trả lại (dù người giao nhầm, bỏ quên đã yêu cầu) hoặc không giao nộp (dù biết NN sẽ thu hồi): là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này

2. Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142)

Khách thể: quyền sử dụng tài sản trong thời gian nhất định

Đối tượng của tội phạm: là những tài sản mà việc sử dụng không làm cho tài sản bị mất đi và có thể đem lại cho người sử dụng lợi ích vật chất. Các tài sản thông thường của tội này là phương tiện vận chuyển cơ giới (ô tô, tàu, thuyền, …) máy móc, nhà đất, tiền, … . Ví dụ: nhà công, xe công nhưng người được giao quản lý lại cho thuê để lấy tiền riêng; hay thủ quỹ dùng tiền quỹ để cho vay lấy lãi thu lợi riêng

Chú ý: đối với tiền phải có chứng cứ rõ ràng thể hiện chủ thể không có ý định chiếm đoạt

Hành vi phạm tội: sử dụng trái phép tài sản của người khác, thể hiện qua:

  • Hành vi khai thác giá trị sử dụng tài sản
  • Chủ thể tự ý sử dụng tài sản của người khác
  • Chủ thể sử dụng tài sản thuộc phạm vi quản lý của mình không đúng quy định

Tài sản bị sử dụng trái phép phải có giá trị từ 50 triệu

Lỗi: cố ý trực tiếp

III. Các tội không có mục đích tư lợi

1. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143)

Đối tượng vi phạm: là tài sản của người khác. Chú ý: tài sản ở đây là tài sản bình thường, với các tài sản đặc biệt như công trình quan trọng của NN (như đường điện, thông tin liên lạc, …), tài nguyên rừng, biển, vũ khí, ma túy, … thì sẽ xử theo tội khác.

Mặt khách quan của tội phạm: có cấu thành tội phạm vật chất, gồm 03 dấu hiệu:

Hành vi phạm tội: 2 loại hành vi

  • Hành vi hủy hoại tài sản: làm mất hoàn toàn giá trị sử dụng của tài sản, VD đốt nhà, phá xe, đầu độc gia súc, ao cá…
  • Hành vi làm hư hỏng tài sản: làm giảm giá trị sử dụng của tài sản.

Hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, có sử dụng hoặc không sử dụng công cụ, phương tiện

Hậu quả của tội phạm: là tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng. Thiệt hại gây ra phải từ 2 triệu.

Chú ý: nếu tài sản bị hủy hoại quá nhỏ dẫn đến tính nguy hiểm của hành vi là không đáng kể thì không cấu thành tội phạm

Động cơ, mục đích phạm tội: không bắt buộc phải là dấu hiệu bắt buộc, VD trả thù, bất mãn, che dấu tội phạm (như thủ kho cố ý đốt kho để hủy bằng chứng tham ô)…

2. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 144)

Chủ thể: đặc biệt, là người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của NN, gồm 3 nhóm:

  • Người có chức vụ hoặc quyền hạn trong quản lý tài sản: như thủ trưởng cơ quan, kế toán, thủ kho, thủ quỹ
  • Người có nhiệm vụ bảo quản, bảo vệ tài sản: như bảo vệ cơ quan
  • Người có nhiệm vụ giữ gìn tài sản

Mặt khách quan: cấu thành vật chất, gồm 3 dấu hiệu:

  • Hành vi khách quan: là hành vi thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định về sự an toàn của tài sản được giao quản lý
  • Hậu quả của tội phạm: gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của NN có giá trị từ 50 tr

Lỗi: vô ý

3. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 145)

Chủ thể: thông thường

Hành vi phạm tội: là hành vi vi phạm những nguyên tắc sinh hoạt XH thông thường liên quan đến việc bảo vệ tài sản

Hậu quả: gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản có giá trị từ 50 tr

Lỗi: vô ý

Câu hỏi: Các khẳng định sau là Đúng / Sai, tại sao:

(1) Đối tượng của tội chiếm giữ trái phép tài sản là tài sản đang có chủ

(2) Người bắt được hoặc giao nhầm tài sản có giá trị từ 10tr đồng trở lên nhưng không thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản hoặc giao nộp tài sản là phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản

(3) Đối tượng của tội sử dụng trái phép tài sản là bất cứ loại tài sản nào

(4) Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có giá trị từ lớn hay không lớn đều cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

(5) Mọi tài sản đều có thể là đối tượng của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

(6) Sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ 50 tr trở lên thì luôn bị coi lả tội phạm và phải chịu TNHS

Trả lời:

(1) Sai. Vì đối tượng của tội chiếm giữ trái phép tài sản là không có chủ hoặc chưa có chủ (Điều 141)

(2) Sai. Theo điều 141 thì phải bổ sung thêm ý “sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật”

(3) Sai. Vì phải là tài sản có giá trị từ 50 triệu trở lên, và không phải là những tài sản đặc biệt như vũ khí, ma túy, công trình quan trọng của quốc gia (đường dây tải điện, hệ thống thông tin liên lạc, …) (Điều 142)

(4) Sai. Vì với tài sản dưới 2 triệu thì phải thêm điều kiện là “gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” (Điều 143)

(5) Sai. Vì với những tài sản đặc biệt như vũ khí, ma túy, công trình quan trọng của quốc gia (đường dây tải điện, hệ thống thông tin liên lạc, …) thì sẽ áp dụng tội khác.

(6) Sai. Vì còn điều kiện của chủ thể phải là người có năng lực chịu TNHS (người dưới 16 tuổi, người bị tâm thần sẽ không phải chịu TNHS).

Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Luật hình sự 2 : https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-2

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.