fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương XII

Chương XII của bài giảng môn học Luật Hình sự 1 tập trung vào “Trách nhiệm hình sự và Hình phạt,” khám phá những nguyên tắc cơ bản và quy định pháp lý liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của cá nhân khi thực hiện hành vi phạm tội. Nội dung chương sẽ giúp sinh viên hiểu rõ khái niệm về trách nhiệm hình sự, các yếu tố cấu thành tội phạm, cùng với các loại hình phạt tương ứng theo quy định của Bộ luật Hình sự. Qua đó, học viên sẽ nắm bắt được mối liên hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả pháp lý, từ đó áp dụng kiến thức vào thực tiễn và nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân.

Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương XII

Chương 12: Trách nhiệm hình sự và Hình phạt

I. Trách nhiệm hình sự

1. Khái niệm trách nhiệm hình sự

– ĐN: TNHS là trách nhiệm của 1 người phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do việc đã thực hiện những hành vi được coi là tội phạm

– Hậu quả pháp lý bất lợi: bị khởi tố, bị tạm giữ, tạm giam, bị buộc chấp hành hình phạt (tù, phạt tiền, tử hình), bị ghi án tích

Như vậy hình phạt chỉ là 1 phần của TNHS

2. Miễn trách nhiệm hình sự

– Là không buộc 1 người phải chịu TNHS về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện

– Điều kiện để miễn TNHS (Điều 25):

+ Người phạm tội được miễn TNHS, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho XH nữa.

+ Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn TNHS.

+ Người phạm tội được miễn TNHS khi có quyết định đại xá.

– Chú ý: trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết không bị coi là tội phạm nên không phải chịu TNHS, chứ không phải là miễn TNHS

Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương XII
Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương XII

– Căn cứ của việc miễn TNHS:

+ miễn TNHS trong các trường hợp nói chung: điều 25

+ miễn TNHS trong các trường hợp cụ thể:

  • Điều 19: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
  • Điều 69 khoản 2: Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn TNHS, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
  • Điều 80 khoản 3: Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn TNHS
  • Điều 289: Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn TNHS và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Câu hỏi: A 15 tuổi trộm cắp 2 triệu đồng, hỏi A có được miễn TNHS không?

Trả lời: Hành vi trộm cắp 2 triệu đồng bị coi là tội phạm ít nghiêm trọng (Khoản 1 điều 138), mặt khác theo khoản 2 Điều 12 thì A trong độ tuổi từ 14-16, A chỉ chịu TNHS khi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, trong khi A mới thực hiện hành vi phạm tội ít nghiêm trọng ==> A không phải chịu TNHS

3. Thời hiệu truy cứu TNHS

– Là thời hạn do luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu TNHS (Điều 23)

– Cơ sở để áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS:

+ việc người phạm tội không bị truy cứu TNHS trong thời hạn đã qua không phải là do lỗi của họ (trách nhiệm thuộc về cơ quan chức năng)

+ trong khoảng thời gian đã qua người phạm tội đã thể hiện được quyết tâm tự cải tạo, và không phạm tội mới

– Có những hành vi luôn bị coi là nguy hiểm cho XH và không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS (Điều 24):

+ các tội xâm phạm an ninh quốc gia

+ các tội xâm phạm quyền sở hữu

– Khoảng thời gian thời hiệu: (điều 23) 5 năm – 10 năm – 15 năm – 20 năm đối với tội ít nghiêm trọng – nghiêm trọng – rất nghiêm trọng – đặc biệt nghiêm trọng

– Thời hiệu truy cứu TNHS được tính từ ngày tội phạm được thực hiện.

+ Nếu trong thời hiệu, người phạm tội lại phạm tội mới mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 1 năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.

+ Nếu trong thời hiệu, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.

– Chú ý: tự thú  ><  đầu thú

+ tự thú: người phạm tội tự ra thú tội khi chưa bị cơ quan chức năng phát hiện (chưa bị truy nã)

+ đầu thú: người phạm tội ra thú tội khi đã bị cơ quan chức năng truy nã

II. Hình phạt

1. Khái niệm hình phạt

– Điều 26: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của NN nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong BLHS và do Toà án quyết định.

– Đặc điểm của hình phạt:

+ là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của NN

+ nội dung của hình phạt là tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội

+ hình phạt đươc quy định trong BLHS và do tòa án quyết định đối với mỗi cá nhân phạm tội

2. Mục đích của hình phạt

Điều 27: Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

3. Miễn hình phạt

– Là không buộc 1 người phải chịu hình phạt về hành vi phạm tội đã thực hiện

4. Biện pháp tư pháp

– Biện pháp tư pháp là các biện pháp cưỡng chế hình sự do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người phạm tội nhằm thay thế cho hình phạt hoặc bổ sung cho hình phạt

– Một số biện pháp tư pháp: (Điều 41 đến 44)

+ tịch thu vật, tiền liên quan đến tội phạm

+ trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

+ bắt buộc chữa bệnh

5. Hệ thống hình phạt

– Bao gồm (Điều 28):

+ hình phạt chính : 7 loại

+ hình phạt bổ sung : 7 loại, trong đó loại phạt tiền và trục xuất chỉ áp dụng khi không áp dụng là hình phạt chính

– Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

6. Các hình phạt trong BLHS

a. Cảnh cáo (Điều 29)

– Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

– Thực tế rất ít áp dụng

b. Phạt tiền (Điều 30)

– Vừa được coi là hình phạt chính, vừa được coi là hình phạt bổ sung

– Phạt tiền thường được áp dụng với các tội phạm sử dụng tiền làm phương tiện hay thu lợi bất chính

c. Cải tạo không giam giữ (Điều 31)

Chú ý: phân biệt với án treo

– Thời hạn: 6 tháng đến 3 năm

– Với việc phạm nhân đã bị tạm giữ, tạm giam trước khi bản án có hiệu lực, thì thời gian cải tạo không giam giữ được trừ đi thời gian đã chịu tạm giam theo nguyên tắc: 1 ngày tạm giữ, tạm giam = 3 ngày cải tạo không giam giữ

d. Trục xuất (Điều 32)

– Chỉ áp dụng với người nước ngoài

e. Tù có thời hạn (Điều 33)

– Là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định.

– Thời gian: từ 3 tháng đến 20 năm

– Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù

f. Tù chung thân (Điều 34)

– Không áp dụng với người chưa thành niên phạm tội

g. Tử hình (Điều 35)

– Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

– Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.

– Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.

– Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Hình sự 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-1?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.