Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương III tập trung vào nội dung tội phạm, giúp sinh viên hiểu rõ khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội phạm và phân loại các hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Chương học cũng giải thích cách nhận diện hành vi cấu thành tội phạm, từ đó cung cấp nền tảng để phân tích, áp dụng các quy định pháp luật trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Người học sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về bản chất của tội phạm và cách hệ thống pháp luật xử lý các hành vi phạm tội.
Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương III
Chương 3: Tội phạm
I. Khái niệm tội phạm
1. Định nghĩa (Điều 8)
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho XH, có lỗi, được quy định trong bộ luật hình sự, và phải chịu hình phạt.
Khoản 1 Điều 8: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2. Các dấu hiệu của tội phạm
Tội phạm theo luật hình sự VN chỉ có thể là hành vi của con người. Vì chỉ bằng hành vi con người tác động vào thế giới khách quan và cũng chỉ có hành vi mới có thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho XH
Theo nguyên tắc hành vi thì tư tưởng của con người không phải là tội phạm
Hành vi tội phạm phân biệt với hành vi không phải là tội phạm qua dấu hiệu sau:
- Tính nguy hiểm cho XH
- Tính có lỗi
- Tính trái PL hình sự (được quy định trong luật hình sự)
- Tính phải chịu hình phạt
Trong đó:
- Tính nguy hiểm cho XH va tính có lỗi là dấu hiệu nội dung của tội phạm
- Tính trái PL hình sự là dấu hiệu hình thức của tội phạm
- Tính phải chịu hình phạt dấu hiệu về hậu quả pháp lý của tội phạm
a. Tính nguy hiểm cho XH
Tính nguy hiểm cho XH là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, vì nó quyết định các dấu hiệu khác của tội phạm
Nguy hiểm cho XH có nghĩa là tội phạm gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho những quan hệ XH được luật hình sự bảo vệ.
Những quan hệ XH được luật hình sự bảo vệ gồm (quy định tại Khoản 1 Điều 1):
- Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,
- Quyền làm chủ của nhân dân,
- Bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc,
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
- Quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức,
- Bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội;
Những tình tiết làm căn cứ nhận thức, đánh giá tính nguy hiểm của hành vi phạm tội, gồm:
- Tính chất của quan hệ XH bị xâm hại
- Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra cho các quan hệ XH
- Nhân thân người có hành vi phạm tội
- Hoàn cảnh chính trị – XH tại nơi và khi xảy ra tội phạm
- Động cơ, mục đích của người phạm tội
- Tính chất và mức độ lỗi
- Tính chất của hành vi khách quan: phương pháp, thủ đoạn, công cụ
b. Tính có lỗi:
Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho XH mà họ thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý
Bản chất của lỗi thể hiện ở chỗ chủ thể đã tự mình lựa chọn và quyết định lựa chọn xử sự nguy hại cho XH trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn một xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của XH.
Căn cứ vào tính có lỗi cho thấy:
- Luật hình sự VN không chấp nhận việc quy tội khách quan
- Mục đích của việc áp dụng hình phạt là để cải tạo, giáo dục người phạm tội (chứ không phải để trả thù)
c. Tính trái PL hình sự
Hành vi nguy hiểm cho XH bị coi là tội phạm nếu hành vi đó được quy định trong bộ luật hình sự (Điều 8), còn gọi là tính trái PL hình sự.
VD với luật hình sự hiện nay (từ 1999) thì hành vi mua bán, chiếm đoạt mô, tạng người không bị xử lý hình sự (mà chỉ bị xử phạt hành chính)
Việc khẳng định tính trái PL hình sự là dấu hiệu của tội phạm, là sự thể hiện cụ thể của nguyên tắc pháp chế XHCN
Là cơ sở đảm bảo cho đường lối đấu tranh phòng chống tội phạm được thống nhấtLà động lực thúc đẩy cơ quan lập pháp kịp thời bổ sung, sửa đổi luật hình sự cho phù hợp với tình hình kinh tế XH từng thời kỳ
Là cơ sở pháp lý đảm bảo cho quyền dân chủ của công dân không bị xâm phạm bởi sự xử lý tùy tiện của cơ quan tố tụng, của nhà chức trách
Mối quan hệ giữa dấu hiệu (3) với dấu hiệu (1) là mối quan hệ giữa hình thức và nội dung:
- Dấu hiệu “tính nguy hiểm cho XH” là nội dung
- Dấu hiệu “tính trái PL hình sự” là hình thức thể hiện của nội dung đó
d. Tính phải chịu hình phạt
Thể hiện ở chỗ do có tính nguy hiểm cho XH nên bất cứ tội phạm nào cũng bị đe dọa áp dụng hình phạt
Tính phải chịu hình phạt …
Trong thực tế không phải người phạm tội nào cũng phải chịu hình phạt, đó là quy định về miễn trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp nhất định
3. Phân loại tội phạm
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH của hành vi được quy định trong luật hình sự, tội phạm được phân thành:
- Tội phạm ít nghiêm trọng
- Tội phạm nghiêm trọng
- Tội phạm rất nghiêm trọng
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
a. Tội phạm ít nghiêm trọng
Gây nguy hại không lớn cho XH
Mức cao nhất là 3 năm tù
b. Tội phạm nghiêm trọng
Gây nguy hại lớn cho XH
Mức cao nhất là 7 năm tù
c. Tội phạm rất nghiêm trọng
Gây nguy hại rất lớn cho XH
Mức cao nhất là 15 năm tù
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Gây nguy hại đặc biệt lớn cho XH
Mức cao nhất là chung thân, tử hình
Chú ý:
- Không được căn cứ vào hình phạt do tòa án đã tuyên để phân loại tội phạm (để xác định loại tội) mà phải căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt do bộ luật hình sự quy định đối với loại tội đó
- 1 tội danh có thể chỉ có 1 khung hình phạt nhưng cũng có thể có nhiều khung hình phạt. Do vậy khi xác định tội phạm phải căn cứ vào mức cao nhất của từng khung hình phạt do luật hình sự quy định cho tội danh đó
Câu hỏi: A phạm tội trộm cắp tài sản (Điều 138) và bị tòa tuyên 30 tháng tù. Hỏi A phạm tội nhóm nào.
Trả lời: Không được căn cứ vào bản án tòa tuyên, vì tội của A có thể thuộc nhóm 1 là ít nghiêm trọng (tối đa 3 năm, theo khoản 1 điều 138) hoặc nhóm 2 là nghiêm trọng (từ 2 đến 7 năm tù, theo khoản 2 điều 138)
4. Tội phạm và các hành vi vi phạm PL khác
Tội phạm | Vi phạm PL khác | |
Giống nhau:– Đều nguy hiểm cho XH | ||
Nội dung pháp lý | – Nguy hiểm đáng kể– Được quy địch trong luật Hình sự | – Nguy hiểm không đáng kể– Được quy định trong văn bản các ngành luật khác (như luật Hành chính, dân sự, …) |
Hậu quả pháp lý | Xử lý bằng hình phạt | Xử lý bằng biện pháp cưỡng chế NN, không bằng hình phạt |
Tiêu chuẩn phân biệt tội phạm và các vi phạm khác:
- Đối với các nhà làm luật: tính nguy hiểm đáng kể cho XH của hành vi (để ghi vào luật Hình sự)
- Đối với nhà giải thích PL hình sự: tính nguy hiểm đáng kể cho XH của hành vi
- Đối với nhà áp dụng luật: là dấu hiệu được quy định trong luật hình sự hay không
Chú ý:
Có những hành vi nguy hiểm cho XH luôn là tội phạm mà không thể là vi phạm, như giết người, hiếp dâm, chống nhân loại, …
Để phân biệt tội phạm và vi phạm phải căn cứ vào :
- Tính chất và mức độ thiệt hại
- Tính chất của phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội
- Tính chất của động cơ
- Mức độ lỗi
- Nhân thân người phạm tội
Có những hành vi nguy hiểm giống tội phạm về mặt hình thức nhưng không là tội phạm
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học luật Hình sự 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-1?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: