Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương I giới thiệu khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam. Chương học cung cấp cho sinh viên cái nhìn tổng quan về bản chất của luật hình sự, các nhiệm vụ bảo vệ trật tự xã hội, quyền lợi công dân, và các nguyên tắc quan trọng như nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc nhân đạo. Qua đó, người học sẽ nắm vững kiến thức nền tảng để hiểu rõ hơn về vai trò và chức năng của luật hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương I
Chương 1: Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc
I. Khái niệm luật hình sự
1. Định nghĩa
Là ngành luật độc lập gồm hệ thống các quy phạm PL do NN ban hành, quy định hành vi nguy hiểm cho XH là tội phạm và hình phạt đối với tội phạm đó.
2. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự
Là quan hệ XH phát sinh giữa NN và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm
3. Phương pháp điều chỉnh
Là phương pháp mệnh lệnh – phục tùng, nghĩa là NN buộc người phạm tội phải chấp nhận hình phạt, và người phạm tội phải chấp hành NN dùng quyền lực để bắt buộc người phạm tội phải chấp hành.
Đối với những công dân khác, luật hình sự điều chỉnh hành vi bằng cách cấm đoán: cấm thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH mà luật hình sự cho là tội phạm.
Ngoài ra, luật hình sự còn cho phép hành vi phòng vệ chính đáng, để bảo vệ lợi ích của XH và chính họ.
II. Nhiệm vụ của luật hình sự
Theo Điều 1 Bộ luật Hình sự:
Luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ XH, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân, lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức, …
Có nhiệm vụ giáo dục mọi người ý thức tuân thủ PL, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Có nhiệm vụ chống hành vi phạm tội
III. Các nguyên tắc của luật Hình sự
Là các tư tưởng chỉ đạo của ngành luật về xây dựng và áp dụng luật hình sự trong đó đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Các nguyên tắc:
Nguyên tắc pháp chế
Nguyên tắc bình đẳng trước PL
Nguyên tắc nhân đạo
Nguyên tắc hành vi
Nguyên tắc có lỗi
Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt
1. Nguyên tắc pháp chế
Những hành vi bị coi là phạm tội phải được quy định thành tội danh cụ thể trong luật Hình sự ==> để đảo bảo nhân dân không bị xử lý hình sự một cách tùy tiện (Điều 2, Điều 8)
Các hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội phải được quy định trong luaath hình sự tương ứng với mỗi tội danh, phù hợp với tính nguy hiểm của hành vi phạm tội (Điều 26)
Các căn cứ quy định hình phạt đối với người phạm tội phải được quy định thống nhất trong luật Hình sự (Điều 45)
Việc truy cứu TNHS phải tuân theo các quy định của luật Hình sự.
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Hình sự 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-1?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: