fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương XIX

Bài giảng môn học Luật Hiến pháp chương XIX cung cấp cái nhìn sâu sắc về cơ chế bảo vệ Hiến pháp và vai trò của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp tại Việt Nam. Nội dung bài giảng giúp sinh viên nắm rõ các nguyên tắc và quy định liên quan đến việc giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm Hiến pháp, từ đó hiểu được vai trò quan trọng của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật. Đây là kiến thức cốt lõi, giúp sinh viên áp dụng vào các tình huống pháp lý thực tế liên quan đến bảo vệ Hiến pháp và quyền con người.

Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương XIX

Chương 9: Bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

I. Khái niệm bộ máy nhà nước

Bộ máy nhà nước  ><  Cơ quan nhà nước

Khái niệm:

  • Bộ máy NN CHXHCN VN là hệ thống các cơ quan NN từ trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo cho NN thực hiện được mọi chức năng, nhiệm vụ của mình
  • Cơ quan NN là bộ phận cấu thành của bộ máy NN, bao gồm các thiết chế tập thể hoặc cá nhân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy NN.

Đặc điểm của cơ quan NN:

  • Được lập ra theo trình tự do PL quy định: VD: quốc hội do dân bầu, chính phủ do quốc hội bầu
  • Có nhiệm vụ, quyền hạn nhất định theo PL, hoạt động mang đặc tính quyền lực NN
  • Hoạt động theo thủ tục nhất định được quy định nghiêm ngặt trong PL (để tránh lạm quyền)
  • Các cá nhân đảm nhiệm chức trách trong các cơ quan NN phải là công dân VN

Hiện nay, bộ máy NN bao gồm 4 hệ thống cơ quan: (phân chia theo chiều dọc)

  • Hệ thống cơ quan quyền lực NN: gồm Quốc hội và HĐND các cấp, do nhân dân trực tiếp bầu ra, thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
  • Hệ thống cơ quan hành chính NN: gồm Chính phủ và UBND các cấp, do cơ quan quyền lực NN cùng cấp bầu ra
  • Hệ thống cơ quan xét xử: gồm tòa án nhân dân tối cao và tòa án các cấp
  • Hệ thống cơ quan kiểm sát: gồm viện kiểm sát nhân dân tối cao và viện kiểm sát các cấp

Ngoài ra còn có các cơ quan không nằm trong 4 hệ thống cơ quan trên: Chủ tịch nước (chế định 1 người), Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán NN

Nếu phân chia theo chiều ngang:

  • Cơ quan NN ở trung ương: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán NN
  • Cơ quan NN ở địa phương: HĐND và UBND các cấp (nay gọi là chính quyền địa phương), các TAND và VKSND

Phân biệt với cơ quan không phải của NN:

  • Cơ quan của Đảng: như bộ chính trị, các ban của đảng (như Ban Tổ chức TW, Ban Tuyên giáo TW, …)
  • Cơ quan Mặt trận tổ quốc VN
  • Các cơ quan của các tổ chức chính trị – xã hội

II. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước (theo Hiến pháp 2013)

Các nguyên tắc:

Nguyên tắc tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân (Điều 2)

  • Nhân dân là chủ thể của NN, bộ máy NN được lập ra là thay mặt NN để phục vụ lợi ích của nhân dân
  • Có nguyên tắc dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện

Nguyên tắc đảng lãnh đạo các cơ quan NN (điều 4)

  • Đảng lãnh đạo, NN quản lý
  • Đảng không làm thay NN, không can thiệp vào hoạt động quản lý của NN
  • Đảng chỉ vạch ra phương hướng, đường lối, bố trí cán bộ chủ chốt cho các cơ quan NN, và thực hiện giám sát hoạt động của các cơ quan NN

Câu hỏi: Vấn đề đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay ?

Trả lời: hiện nay dân trí ngày càng cao, quần chúng là trí thức ngày càng nhiều, do đó Đảng cần nhận thức lãnh đạo quần chúng hiện nay là lãnh đạo những người trí thức, không còn là lãnh đạo những người công nhân nông dân trình độ hạn chế như trước kia

Nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc (Điều 5)

  • Các dân tộc đều có quyền có đại biểu của mình trong các cơ quan quyền lực NN
  • Có các cơ quan chuyên trách về vấn đề dân tộc như Hội đồng dân tộc của QH, Ủy ban dân tộc của Chính phủ
  • Ở các tỉnh có nhiều người dân tộc thiểu số thì thành lập Ủy ban dân tộc thuộc UBND tỉnh
  • NN thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, đảm bảo cho các dân tộc đều có quyền và nghĩa vụ như nhau
  • Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt, đồng thời các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình để giữ gìn bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình
  • NN thực hiện các chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, an sinh XH cho các dân tộc thiểu số

Nguyên tắc tập trung dân chủ (Điều 8)

Nguyên tắc quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan NN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (điều 2)

Nguyên tắc pháp chế XHCN (Điều 8):

  • Các cơ quan NN phải hoạt động theo Hiến pháp và PL
  • Cơ quan NN chỉ được làm những gì mà PL cho phép (khác với cá nhân được làm mọi điều mà PL không cấm)

Câu hỏi: Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan NN.

Trả lời:

Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ với Quốc hội:

Tính tập trung thể hiện ở:

  • QH là cơ quan quyền lực NN cao nhất của nước CH XHCN VN
  • QH có quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những việc quan trọng nhất của đất nước,
  • QH bầu ra những chức danh quan trọng nhất của NN như Chủ tịch nước, Thủ tướng, chánh án TAND tối cao, viện trưởng VKSND tối cao
  • QH có quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của NN
  • Các công trình đặc biệt quan trọng của quốc gia cũng do QH quyết định

Tính dân chủ thể hiện ở:

  • Đại biểu QH do nhân dân trực tiếp bầu, QH nhận quyền lực từ nhân dân, QH chịu trách nhiệm trước nhân dân
  • Cơ cấu, thành phần của QH phải là đại diện cho tất cả các giai tầng trong XH
  • Nhân dân có quyền bãi nhiệm đại biểu QH
  • Mọi quyết định của Quốc hội phải được trên 50% tổng số đại biểu biểu quyết thông qua (khác với Chính phủ nếu có số phiếu biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Thủ tướng)
  • Chủ tịch Quốc hội không phải là người lãnh đạo Quốc hội (khác với Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, hay Chủ tịch UBND tỉnh đứng đầu HĐND tỉnh), chủ tịch Quốc hội chỉ là người đại diện cho Quốc hội, thay mặt QH thực hiện một số công việc của QH như Ký chứng thực Hiến pháp, Luật, điều hành các phiên họp QH
Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương XIX
Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương XIX

Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ với Chính phủ:

– Tính tập trung thể hiện ở:

+ Chính phủ nhận quyền lực từ QH, do QH thành lập, Thủ tướng Chính phủ bắt buộc phải là đại biểu QH,  nhiệm kỳ Chính phủ theo nhiệm kỳ QH

+ Thủ tướng Chính phủ là người lãnh đạo, người đứng đầu chính phủ, lãnh đạo điều hành hoạt động của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của chính phủ.

+ Thủ tướng Chính phủ có quyền trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó Thủ tướng và các thành viên khác của chính phủ, do đó quyền lực tập trung vào người đứng đầu chính phủ.

– Tính dân chủ thể hiện ở:

+ Các thành viên của Chính phủ hoạt động dưới sự giám sát của Quốc hội là cơ quan đại diện của nhân dân

+ Thành viên của Chính phủ có thể bị Quốc hội bãi nhiệm, miễn nhiệm, hoặc cách chức theo quy định của pháp luật.

+ Những vấn đề quan trọng đều được thảo luận trong các phiên họp Chính phủ và biểu quyết theo đa số để thông qua (số lượng thành viên Chính phủ bao giờ cũng là số lẻ)

+ Thủ tướng chính phủ thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ với Tòa án:

– Tính tập trung thể hiện ở:

+ Thẩm phán phải được Hội đồng tuyển chọn thẩm phán lựa chọn và được cơ quan quyền lực NN bổ nhiệm

+ TAND phải chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực NN, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực NN cùng cấp

– Tính dân chủ thể hiện ở:

+ Xét xử tập thể và quyết định theo đa số (trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn)

+ Việc xét xử có hội thẩm tham gia và hội thẩm được ngang quyền với thẩm phán

+ Xét xử công khai trừ trường hợp do luật định

+ Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm

Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ với Viện kiểm sát:

– Tính tập trung thể hiện ở:

+ VKSND hoạt động theo chế độ thủ trưởng: Viện trưởng lãnh đạo và điều hành hoạt động

+ Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Viện trưởng VKSND cấp trên

+ Viện trưởng VKSND phải chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực NN, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực NN cùng cấp

– Tính dân chủ thể hiện ở:

+ Với những vấn đề quan trọng, VKSND thành lập ủy ban kiểm sát để thảo luận tập thể và quyết định theo đa số

III. Bộ máy nhà nước qua các Hiến pháp

1. Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946

Phân cấp: 05 cấp hành chính: TW, kỳ (bắc / trung / nam), tỉnh, huyện, xã

Bộ máy nhà nước: chia làm 03 nhánh: …

2. Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1959

Phân cấp: 4 cấp (không còn cấp “kỳ” như trong HP 1946)

Bộ máy nhà nước: 4 hệ thống cơ quan nhà nước, gồm:

– Cơ quan quyền lực nhà nước:

+ Quốc hội

+ HĐND

– Cơ quan chấp hành hành chính nhà nước:

+ Chính phủ

+ Ủy ban hành chính

– Cơ quan xét xử:

+ Tòa án nhân dân tối cao

+ Tòa án nhân dân địa phương

+ Tòa án quân sự

– Cơ quan viện kiểm sát nhân dân:

+ kiểm sát thực thi pháp luật của cơ quan cấp bộ trở xuống, cấp tỉnh trở xuống

+ thực hành quyền công tố nhà nước

– Chủ tịch nước: tách riêng khỏi 4 hệ thống cơ quan trên

3. Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1980

– Cơ bản giống với Hiến pháp 1959

– Khác ở điểm: Hiến pháp 1980 là tập quyền “cứng”, tập quyền tuyệt đối

+ Quốc hội: …

+ Hội đồng nhà nước được thành lập thay cho Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước của Hiến pháp 1946

– Với cơ quan hành pháp:

+ Hội đồng bộ trưởng: thay cho Chính phủ, là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của Quốc hội

+ Ủy hành chính chuyển thành Ủy ban nhân dân

– Hệ thống cơ quan xét xử và giám sát: giống Hiến pháp 1959

4. Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1990 và sửa đổi năm 2001

– Quốc hội và HĐND chỉ là cơ quan đại diện

– Từ năm 2001, có 02 loại đại biểu Quốc hội:

+ đại biểu chuyên trách

+ đại biểu không chuyên trách

– Chủ tịch nước tách khỏi Quốc hội

– Cơ quan thường trực Quốc hội là Ủy ban thường vụ Quốc hội

– Chính phủ:…

– Hệ thống cơ quan xét xử: thẩm phán do bổ nhiệm, có thể thành lập tòa án khác: tòa án kinh tế, tòa án lao động, tòa án thương mại, …

– Hệ thống cơ quan kiểm sát:

+ Từ 2001: bỏ chức năng kiểm sát chung của Viện kiểm sát ==> mối quan hệ giữa Viện kiểm sát địa phương với cơ quan chính quyền địa phương thay đổi …

Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Luật hiến pháp: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hien-phap?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.