Bài giảng môn học Luật Hiến pháp chương VI tập trung vào chế độ bầu cử và các nguyên tắc tổ chức bầu cử tại Việt Nam. Nội dung bài giảng giúp sinh viên hiểu rõ về quyền bầu cử, ứng cử của công dân, quy trình tổ chức bầu cử, cũng như các tiêu chuẩn và nguyên tắc pháp lý liên quan. Thông qua chương này, sinh viên sẽ nắm vững kiến thức quan trọng về quy trình dân chủ và pháp luật trong việc lựa chọn đại biểu cho các cơ quan quyền lực nhà nước, từ đó có thể áp dụng vào nghiên cứu và thực tiễn pháp lý.
Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương VI
Chương VI: Chế độ bầu cử
Văn bản:
Các bản Hiến pháp (5 bản)
Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND 2015
=> cải tiến lớn nhất: hợp nhất bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, lý do:
- Tiết kiệm chi phí
- Thống nhất 1 ngày bầu cử các chức danh dân bầu để tập trung sự quan tâm của xã hội
Nội dung:
- Khái niệm
- Các nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín
- Tiến trình bầu cử
- Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong bầu cử
- Bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu
I. Khái niệm
Bầu >< Bầu cử
Bầu cử là việc hình thành nên HĐND các cấp
Chế độ bầu cử là tổng thể các nguyên tắc, các quy trình phát luật bầu cử cùng các mối quan hệ hình thành trong tất cả các quá trình tiến hành cuộc bầu cử, từ giai đoạn chuẩn bị bầu cử cho đến khi có kết quả bầu cử
II. Các nguyên tắc của chế độ bầu cử
04 nguyên tắc:
- Bầu cử phổ thông: dành cho tất cả mọi người
- Bầu cử bình đẳng:
- Bầu cử trực tiếp:
- Bỏ phiếu kín:
Làm rõ:
- Cơ sở pháp lý
- Nội dung
- Ý nghĩa
Hiến pháp năm 1946 quy định: Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu, bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp và kín (Điều 17)
Hiến pháp năm 1959 quy định: Việc bầu cử … nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín
Hiến pháp năm 1980, 1992, 2013: giống 1959
1. Nguyên tắc bầu cử phổ thông
Áp dụng ở giai đoạn đầu tiên: xác định cử tri và ứng cử viên
a. Cơ sở pháp lý
– Điều 27 hiến pháp năm 2013: Công dân đủ 18 tuổi có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp
– Quy định về:
- Quyền bầu cử
- Lập danh sách cử tri
- Chuyển đơn vị bầu cử
- Địa điểm thời gian bỏ phiếu
- Tuyên truyền bầu cử
- Quy định khác
b. Nội dung
– Quyền bầu cử:
+ là công dân VN
+ đủ 18 tuổi
+ không bị pháp luật tước quyền bầu cử. Ai bị tước quyền bầu cử:
- Người bị mất năng lực hành vi dân sự
- Người bị kết án tử hình đang chờ thi hành án
- Người bị tù không được hưởng án treo
+ không bị tòa án tước quyền bầu cử bằng bản án, quyết định có hiệu lực trước pháp luật
+ đang cư trú trong nước
+ được ghi tên trong danh sách cử tri
– Điều kiện để ứng cử:
+ là công dân VN
+ đủ 21 tuổi
+ không bị pháp luật tước quyền ứng cử. Ai bị tước quyền ứng cử:
- Người đang chấp hành hình phạt tù
- Người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự
- Người đang bị khởi tố bị can
- Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của tòa án
- Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của tòa án nhưng chưa được xóa án tích
- Người đang chấp hành biện pháp …
+ không bị tòa tước quyền ứng cử bằng bản án có hiệu lực pháp luật
+ đang cư trú trong nước
+ ra ứng cử hoặc được giới thiệu ứng cử
+ được ghi tên trong những người ứng cử chính thức
– Hình thức ứng cử:
+ Đề cử: được cơ quan, tổ chức giới thiệu ứng cử
+ Tự đề cử: bản thân tự giới thiệu mình ra ứng cử
c. Ý nghĩa
– Thể hiện nhà nước của dân, do dân, vì dân
– Đảm bảo quyền chính trị cơ bản của nhân dân VN
– Đảm bảo tính đại diện của cơ quan dân cử là Quốc hội và HĐND các cấp
– Đảm bảo bản chất nhà nước VN, vai trò chủ thể quyền lực của nhân dân
– Là cơ sở cho việc ghi nhận và thực hiện các nguyên tắc còn lại của chế độ bầu cử
2. Nguyên tắc đầu cử bình đẳng
a. Cơ sở pháp lý
– Hiến pháp 1980 quy định ở Điều 57
– Hiến pháp 1992 quy định ở Điều 54
– Hiến pháp 2013 không quy định cụ thể trong Hiến pháp
b. Nội dung
Đối với người bầu cử:
- Các cử tri được đảm bảo đầy đủ điều kiện thực hiện quyền bầu cử
- Mỗi cử tri được ghi tên vào danh sách nơi mình thường trú hoặc tạm trú, nếu có sai sót thì có quyền khiếu nại
- Mỗi cử tri được bỏ 1 lá phiếu, giá trị như nhau
- Cử tri được tự do lựa chọn theo ý chí của mình
- Công dân VN ở nước ngoài trở về VN …
- Người đang bị tạm giam tạm giữ …
Đối với người ứng cử:
- Mỗi người ứng cử chỉ được ứng cử ở 1 đơn vị bầu cử
- Số đại biểu đơn vị được bầu được xác định dựa trên số dân, định mức bầu cử
- Kết quả bầu cử chỉ phụ thuộc vào số phiếu của người ứng cử đạt được
- Cân đối về số đại biểu giữa các địa phương, các dân tộc
Trong việc xác định người trúng cử:
- Có trong danh sách ứng cử viên chính thức
- Ít nhất quá bán tổng số phiếu hợp lệ
- Người nhiều phiếu hơn trúng cử
- Nếu có cùng số phiếu, người nhiều tuổi hơn trúng cử
Phiếu không hợp lệ:
- Phiếu không theo mẫu
- Phiếu không có dấu của tổ bầu cử
- Phiếu để số người được bầu nhiều hơn số đại biểu được bầu
- Phiếu trắng
- Phiếu có ghi tên người ngoài danh sách, phiếu có viết thêm
3. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp
Bầu cử trực tiếp >< Bầu cử gián tiếp
- Trực tiếp: Cử tri ==> Đại biểu (nghị sỹ) / Tổng thống
- Gián tiếp: Cử tri ==> Đại cử tri / Đại biểu trung gian / Cơ quan trung gian ==> Đại biểu (nghị sỹ) / Tổng thống
Cử tri bầu thẳng người mà mình tín nhiệm, không qua khâu trung gian
Quy định về ngay và địa điểm bầu cử
Cử tri tự mình đi bầu, không đồng ý bầu ai thì gạch tên người đó
Không bỏ phiếu qua thư, không bầu cử hộ
Quy định những trường hợp viết phiếu hộ, bỏ phiếu hộ vào hòm phiếu: đối với người khuyết tật hoặc không đủ sức khỏe để viết phiếu hay bỏ phiếu, có thể cử người viết thay và bỏ thay, nhưng phải đảm bảo đúng với ý chí của người bầu cử
Quy định về xác định kết quả bầu cử trực tiếp trên số phiếu của cử tri
4. Nguyên tắc bỏ phiếu kín
– Cử tri tự mình viết phiếu, không tự viết được thì có thể người khác viết hộ nhưng phải giữ bí mật lá phiếu
– Tự mình bỏ phiếu vào hòm
– Khi cử tri viết phiếu không ai được xem, kể cả thành viên tổ bầu cử
– Khu vực viết phiếu phải bố trí đảm bảo nguyên tắc này (phòng kín)
III. Tiến trình của một cuộc bầu cử
1. Ấn định ngày bầu cử
– Vào ngày Chủ nhật, thông báo chậm nhất trước 115 ngày trước ngày bầu cử, do Quốc hội ấn định
2. Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử
Hội đồng bầu cử quốc gia ==> Ủy ban bầu cử ==> Ban bầu cử ==> Tổ bầu cử
3. Ấn định đơn vị bầu cử
– Tính theo số dân
– Mỗi đơn vị bầu cử được bầu không quá 03 đại biểu Quốc hội, không quá 05 đại biểu HĐND
4. Lập danh sách người ứng cử
– Ủy ban thường vụ Quốc hội / Ủy ban thường trực HĐND dự kiến về cơ cấu, số lượng, thành phần, …
– Tổ chức các hội nghị hiệp thương
– Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất: (chậm nhất 95 ngày trước ngày bầu cử) thỏa thuận cơ cấu, số lượng, thành phần người được giới thiệu
– Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai: (sau 30 ngày kể từ ngày Hiệp thương lần thứ nhất, để các cơ quan tổ chức giới thiệu người ứng cử) lập danh sách sơ bộ người ứng cử
– Hội nghị Hiệp thương lần thứ ba: (sau 35 ngày kể từ ngày Hiệp thương lần thứ hai, để tổ chức các hội nghị cử tri) lập danh sách chính thức người ứng cử
5. Lập danh sách cử tri
– Do UBND cấp xã lập theo khu vực
– Chỉ huy đơn vị lập theo đơn vị vũ trang nhân dân
6. Vận động bầu cử
Tiếp xúc cử tri
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
Hành vi bị cấm trong vận động bầu cử:
- Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái Hiến pháp và pháp luật, hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm …
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn …
- Vận động tài trợ, quyên góp …
7. Ngày bỏ phiếu
8. Xác định người trúng cử
9. Thẩm tra tư cách đại biểu
10. Bầu cử lại, bầu cử thêm
Bầu cử lại khi:
- Có vi phạm pháp luật nghiêm trọng
- Số cử tri đi bỏ phiếu chưa đạt 1/2 số cử tri theo danh sách
Bầu cử thêm khi:
Bầu cử đại biểu QH: trong lần bầu cử đầu tiên, số người trúng cử chưa đủ số lượng đại biểu ấn định cho đơn vị bầu cử
Bầu cử đại biểu HĐND: trong lần bầu cử đầu tiên, số người trúng cử chưa đủ 2/3 số lượng đại biểu ấn định cho đơn vị bầu cử
IV. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong bầu cử
Tổ chức, hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu QH, HĐND
Tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử
Phối hợp với các chủ thể khác tổ chức hội nghị cử tri ở nơi cư trú, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử
Tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật bầu cử
Tham gia giám sát việc bầu cử
V. Vấn đề bãi nhiệm đại biểu
Chủ thể có quyền bãi nhiệm đại biểu:
Cử tri bãi nhiệm: trên 50% cử tri đồng ý
Cơ quan đại biểu bãi nhiệm: trên 2/3 đồng ý
Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Luật hiến pháp: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hien-phap?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: