fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương III

Bài giảng môn học Luật Hiến pháp chương III tập trung vào nội dung quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp Việt Nam. Thông qua bài giảng, sinh viên sẽ nắm vững những nguyên tắc cơ bản, các quy định pháp luật và các quyền hiến định, từ đó có thể áp dụng hiệu quả vào thực tiễn và các tình huống pháp lý. Đây là nội dung quan trọng giúp sinh viên phát triển kiến thức pháp lý vững chắc, phục vụ cho việc học tập và hành nghề sau này.

Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương III

Chương III: Chế độ chính trị

I. Khái niệm chế độ chính trị

Khái niệm: chế độ chính trị là tập hợp các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật hiến pháp, quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất liên quan đến việc xác định:

  • Quyền dân tộc cơ bản
  • Chính thể và bản chất nhà nước
  • Nguyên tắc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước
  • Vị trí và mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống chính trị

II. Quyền dân tộc cơ bản

Quyền dân tộc cơ bản có 04 yếu tố:

1. Độc lập

Nhà nước độc lập, không có quân đội nước ngoài đóng trên lãnh thổ

2. Có chủ quyền

Có quyền làm chủ

3. Thống nhất

Thống nhất về lãnh thổ: được cộng đồng quốc tế công nhận

Thống nhất về chính quyền: có 1 bộ máy nhà nước, VD ở nước ta bao gồm 04 hệ thống cơ quan:

  • Hệ thống cơ quan dân cử: Quốc hội, HĐND các cấp
  • Hệ thống cơ quan quản lý: Chính phủ, UBND các cấp
  • Hệ thống cơ quan xét xử: Tòa án
  • Hệ thống cơ quan công tố: Viện kiểm sát

Chủ tịch nước là chế định tách riêng, không nằm trong 04 hệ thống cơ quan trên.

Thống nhất về pháp luật: có Hiến pháp và hệ thống pháp luật riêng

Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương III
Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương III

4. Toàn vẹn lãnh thổ

Gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời

Câu hỏi: Phân tích các bước phát triển về Quyền dân tộc cơ bản trong các Hiến pháp Việt Nam.

III. Chính thể và bản chất nhà nước

1. Chính thể

Sách Giáo trình

2. Bản chất nhà nước Việt Nam

Theo từng Hiến pháp:

1946: nhà nước không phân biệt giai cấp

1959: chuyên chính công nông

1980: chuyên chính vô sản

1992: pháp quyền XHCN, tức là nhà nước thừa nhận quyền tối thượng của pháp luật

2013: giống 1992, có 2 điều khác:

  • Do Nhân dân làm chủ
  • Chữ Nhân dân viết hoa

=>  nhà nước VN về bản chất không thay đổi qua 5 bản Hiến pháp

Bản chất nhà nước VN có những đặc trưng sau:

  • Nhà nước do nhân dân thành lập, thông qua bầu cử
  • Nhà nước đặt dưới sự giám sát của nhân dân
  • Nhà nước khi ban hành chính sách pháp luật phải tham khảo ý kiến của nhân dân, mọi quy định của nhà nước xuất phát từ ý chí, nguyện vọng và bảo vệ lợi ích của nhân dân
  • Nhà nước không ngừng mở rộng phát huy quyền làm chủ của nhân dân
  • Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

IV. Hệ thống chính trị

1. Đảng Cộng sản Việt Nam

Sách Giáo trình

2. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Là trung tâm của hệ thống chính trị

3. Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức thành viên

Nhiệm vụ:

  • Tham gia vào bầu cử
  • Xây dựng chính sách pháp luật
  • Giám sát và phản biện xã hội
  • Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách pháp luật nhà nước

Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Luật hiến pháp: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hien-phap?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.