fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương I

Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương I giới thiệu tổng quan về khái niệm, bản chất và vai trò của hiến pháp trong hệ thống pháp luật. Nội dung chương giúp sinh viên hiểu rõ cơ cấu tổ chức của nhà nước, quyền con người và quyền công dân. Đây là tài liệu quan trọng, cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc để sinh viên luật nắm bắt và áp dụng trong học tập cũng như chuẩn bị cho các kỳ thi chuyên ngành.

Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương I

Chương 1: Những vấn đề cơ bản của Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp được hiểu theo các góc độ:

  • Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật VN
  • Là một khoa học pháp lý chuyên ngành
  • Là một môn học trong chương trình đào tạo luật
  • Là văn bản pháp luật trong hệ thống văn bản pháp luật

I. Ngành luật hiến pháp Việt Nam

Luật Hiến pháp là một ngành luật, cùng với các ngành luật khác như ngành luật hành chính, ngành luật dân sự, ngành luật hình sự, … (có khoảng 30 ngành luật) trong hệ thống pháp luật VN.

Để phân biệt 1 ngành luật, căn cứ vào 6 dấu hiệu được trình bày trong các phần sau.

1. Đối tượng điều chỉnh

Điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất, liên quan đến việc xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng an ninh của nhà nước VN.

Đặc điểm:

  • Xét về phạm vi đối tượng điều chỉnh: rộng hơn các ngành luật khác, các ngành luật khác là sự cụ thể hóa các quan hệ xã hội đã được luật Hiến pháp điều chỉnh trong từng lĩnh vực nhất định
  • Tùy theo tính chất của mối quan hệ xã hội mà luật hiến pháp điều chỉnh, luật hiến pháp chỉ điều chỉnh những mối quan hệ quan trọng nhất, và cũng chỉ điều chỉnh mang tính nguyên tắc và định hướng.

2. Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp cho phép

Phương pháp bắt buộc

Phương pháp cấm

=> 3 phương pháp trên thuộc nhóm phương pháp xác định quyền và nghĩa vụ của chủ thể

Phương pháp xác định nguyên tắc chung (nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc hiến pháp) cho các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật với các chủ thể khác. Đây là phương pháp đặc thù của luật Hiến pháp. VD: quyền con người chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong các trường hợp cần thiết.

3. Quy phạm pháp luật Luật hiến pháp

Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra và thừa nhận, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, hướng hành vi con người theo một trật tự nhất định phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.

Cấu tạo quy phạm pháp luật có 3 bộ phận:

  • Giả định
  • Quy định
  • Chế tài

Với luật Hiến pháp thường chỉ có 2 bộ phận là Giả định và Quy định, bộ phận Chế tài rất ít khi có trong luật Hiến pháp, nếu có cũng không cụ thể. Vì sao ?

  • Vì xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của luật Hiến pháp là những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất
  • Vì đa số quy phạm pháp luật Luật Hiến pháp nằm trong Hiến pháp nên rất cần sự ổn định (rất ít khi thay đổi hiến pháp) để đảm bảo sự ổn định của hệ thống pháp luật (vì thay đổi Hiến pháp dẫn đến phải thay đổi toàn bộ hệ thống pháp luật)

4. Quan hệ pháp luật Luật Hiến pháp

Quan hệ pháp luật là quan hệ XH được quy phạm pháp luật điều chỉnh. Quan hệ pháp luật luật Hiến pháp là những quan hệ XH quan trọng nhất được quy phạm pháp luật luật Hiến pháp điều chỉnh.

Chủ thể (tức là các bên tham gia) của quan hệ pháp luật Luật Hiến pháp, có 3 nhóm chủ thể:

  • Tổ chức: nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức xã hội
  • Cá nhân: công dân VN, công dân nước ngoài, người không quốc tịch, người giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước và tổ chức XH, đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND
  • Nhân dân (cử tri, các dân tộc): là chủ thể đặc biệt

Khách thể (là cái mà chủ thể hướng đến, để đạt được mục đich nào đó) của quan hệ pháp luật Luật Hiến pháp, có 3 nhóm khách thể:

  • Giá trị vật chất
  • Giá trị tinh thần
  • Hành vi

VD: “Đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân” thì khách thể là “đất đai”, tức là có giá trị vật chất.

“Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” thì khách thể là “quyền lập hiến lập pháp”, tức là hành vi.

Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương I
Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương I

“Mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo” thì khách thể là “quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo”, tức là giá trị tinh thần.

Nội dung của quan hệ pháp luật Luật Hiến pháp: có nội dung pháp lý đặc biệt quan trọng, là cơ sở cho việc ban hành, sửa đổi, hủy bỏ quy phạm pháp luật các ngành luật khác.

VD: Hiến pháp 1959 quy định “Đất đai là quyền sở hữu tư nhân”, đến Hiến pháp 1980 thì “Đất đai là sở hữu toàn dân” ==> sửa toàn bộ quy định và luật đất đai

5. Nguồn của luật Hiến pháp

Nguồn là gì : là hình thức chứa đựng quy phạm pháp luật của ngành luật

Điều kiện để trở thành nguồn của luật Hiến pháp:

  • Phải là văn bản quy phạm pháp luật
  • Chứa đựng quy phạm pháp luật của luật Hiến pháp

Các loại nguồn của luật Hiến pháp:

  • Hiến pháp
  • Một số luật, bộ luật, pháp lệnh
  • Một số nghị quyết của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, HĐND
  • Một số nghị định của chính phủ

6. Vị trí của ngành luật Hiến pháp

– Là ngành luật chủ đạo trong hệ thống các ngành luật của VN.

II. Khoa học về luật Hiến pháp Việt Nam

1. Đối tượng nghiên cứu

Các quy phạm, quan hệ, chế định của luật Hiến pháp

Những quan điểm pháp lý có liên quan đến ngành luật Hiếp pháp, với mục đích hoàn thiện ngành luật Hiến pháp.

2. Phương pháp

  • Phương pháp duy vật biện chứng
  • Phương pháp lịch sử
  • Phương pháp so sánh
  • Phương pháp sơ đồ, thống kê
  • Phương pháp phân tích theo hệ thống chức năng: đây là phương pháp đặc thù của ngành luật Hiến pháp

3. Vị trí

Khoa học về hiến pháp và khoa học pháp lý chuyên ngành

Khoa học pháp lý bao gồm:

  • Cơ bản
  • Chuyên ngành.

Tham khảo trọn bộ Bài giảng ôn tập môn học Luật hiến pháp: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hien-phap?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.