Bài giảng môn học Luật hành chính chương III tập trung vào hệ thống các nguồn luật và quy chế pháp lý của hành chính nhà nước. Chương này cung cấp những kiến thức chuyên sâu về quy phạm pháp luật hành chính, văn bản quy phạm pháp luật, và các văn bản hành chính cá biệt. Sinh viên sẽ được tìm hiểu kỹ lưỡng về thẩm quyền ban hành, hình thức văn bản, cũng như các quy trình pháp lý liên quan. Đây là nội dung quan trọng giúp người học nắm rõ hệ thống pháp luật hành chính, phục vụ cho việc nghiên cứu và áp dụng thực tiễn.
Bài giảng môn học Luật hành chính chương III
Chương III: Quy phạm và quan hệ pháp luật hành chính
I. Quy phạm PL hành chính
1. Khái niệm
ĐN: quy phạm PL hành chính là 1 dạng cụ thể của quy phạm PL, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ XH phát sinh trong quá trình quản lý hành chính theo phương pháp mệnh lệnh – phục tùng
Đặc điểm của quy phạm PL luật Hành chính:
Đặc điểm chung (chính là các đặc điểm của quy phạm PL):
- Là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung
- Do NN ban hành
- Được NN đảm bảo thực hiện
Đặc điểm riêng: (trong Giáo trình là đặc điểm của Hệ thống quy phạm PL Hành chính)
- Điều chỉnh quan hệ XH phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính NN
- Điều chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh – phục tùng
- Điều chỉnh bằng xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quản lý hành chính NN
I. Quy phạm PL hành chính
2. Thực hiện quy phạm PL hành chính
Các hình thức thực hiện quy phạm PL hành chính được chia thành 2 loại:
- Chấp hành quy phạm PL hành chính: là nghĩa vụ của cá nhân và tổ chức phải thực hiện những hành vi mà PL yêu cầu hoặc không thực hiện những hành vi mà PL cấm.
- Áp dụng quy phạm PL hành chính: là việc chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào PL hiện hành để giải quyết những công việc cụ thể phát sinh trong quản lý hành chính NN.
II. Quan hệ pháp luật hành chính
1. Khái niệm quan hệ PL hành chính
ĐN: là những quan hệ XH phát sinh trong quản lý hành chính NN được điều chỉnh bởi các quy phạm PL hành chính giữa các chủ thể mang quyền và nghĩa vụ với nhau theo quy định của PL hành chính
Đặc điểm:
Quan hệ PL hành chính có thể phát sinh do yêu cầu hợp pháp của bất kỳ chủ thể nào: tức là không chỉ chủ thể quản lý (tức là NN) yêu cầu mà đối tượng quản lý (tức là người dân) cũng có thể yêu cầu chủ thể quản lý phải đáp ứng các nhu cầu của mình. VD yêu cầu cấp giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các chủ thể tham gia quan hệ PL hành chính luôn gắn với hoạt động chấp hành – điều hành
Một bên chủ thể trong quan hệ PL hành chính phải là chủ thể được sử dụng quyền lực NN trong lĩnh vực hành pháp
Tranh chấp phát sinh trong quan hệ PL hành chính được giải quyết bằng thủ tục hành chính hoặc bằng tố tụng hành chính: tranh chấp hành chính là sự mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ
Chủ thể tham gia quan hệ PL hành chính vi phạm yêu cầu của PL hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý trước NN.
2. Chủ thể của quan hệ PL hành chính
ĐN: là các cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể tham gia vào các quan hệ PL hành chính, mang quyền và nghĩa vụ với nhau theo quy định của PL hành chính
Điều kiện để trở thành chủ thể của quan hệ PL hành chính:
Phải có năng lực chủ thể: là khả năng mà cá nhân, tổ chức được NN cho phép, thừa nhận tham gia vào các quan hệ hành chính, bao gồm 2 yếu tố:
- Năng lực PL hành chính: là khả năng NN cho phép cá nhân, tổ chức được hưởng các quyền và nghĩa vụ nhất định trong lĩnh vực hành chính NN. Mọi người đều có năng lực PL hành chính từ khi ra đời cho đến khi chết. VD khi mới ra đời trẻ em đã có quyền được khai sinh, có quyền được nhận quốc tịch, ngay cả người mắc bệnh tâm thần cũng vẫn có năng lực PL hành chính, đó là quyền công nhân như quyền cư trú, quyền tự do đi lại, … Với tổ chức thì có năng lực PL hành chính khi được thành lập (được NN thừa nhận) và kết thúc khi giải thể.
- Năng lực hành vi hành chính: là khả năng thực tế của cá nhân được NN thừa nhận với khả năng đó thì họ có thể tự mình hưởng quyền và tự mình gánh vác nghĩa vụ. Năng lực hành vi là yếu tố động, phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau tùy thuộc vào tính chất của từng quan hệ PL. Các yếu tố tác động đến năng lực hành vi hành chính: độ tuổi, nhận thức, các điều kiện khác như năng lực, trình độ, chuyên môn. VD: 1 người đủ 21 tuổi, không bị mất năng lực hành vi, nếu muốn mở một phòng khám y khoa thì phải có bằng cấp là bác sỹ y khoa được NN công nhận.
II. Quan hệ pháp luật hành chính
4. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ PL hành chính
Điều kiện phát sinh thay đổi chất dứt 1 quan hệ PL luật hành chính cụ thể:
Có quy phạm PL luật hành chính: để quan hệ XH trở thành quan hệ hành chính
Có sự kiện pháp lý hành chính: là những sự kiện thực tế mà khi xảy ra PL hành chính gắn nó với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ hành chính. Có 2 dạng:
- sự kiện khách quan (sự kiện phi ý chí / sự biến pháp lý): xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người, VD thiên tai, dịch bệnh, sự cố kỹ thuật, …
- hành vi của con người (sự kiện ý chí): hành động / không hành động (hợp pháp / không hợp pháp)
Chú ý: 1 sự kiện có thể làm cơ sở phát sinh nhiều quan hệ, VD sự chết của 1 người có thể là cơ sở phát sinh quan hệ dân sự (như thừa kế, hôn nhân chấm dứt), hay quan hệ hành chính (phải có giấy chứng tử cjủa UBND cấp xã)
Năng lực của chủ thể tham gia: người không có năng lực hành vi như tâm thần, khuyết tật trí tuệ, … không phát sinh quan hệ hành chính
Vì sao một quan hệ pháp lý hành chính phát sinh phải có đủ 3 điều kiện nêu trên ?
Phải có quy phạm PL luật hành chính: để làm căn cứ thiết lập mối quan hệ pháp lý hành chính
Phải có sự kiện pháp lý hành chính: vì nếu không có sự kiện thực tế xảy ra thì quy phạm PL luật nhành chính chỉ là giả thiết
Chủ thể phải có năng lực hành vi: để chịu trách nhiệm theo quy định
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật hiến pháp: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hanh-chinh-viet-nam?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: