“Bài giảng môn học Luật Đầu tư chương IV” tập trung vào pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư vào các tổ chức kinh tế, một nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật đầu tư. Bài giảng cung cấp kiến thức về các hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư vào tổ chức kinh tế, cùng các quy định pháp lý liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình đầu tư.
Bài giảng môn học Luật Đầu tư chương IV
Chương 4: Pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư vào các tổ chức kinh tế
I. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
1. Khái niệm và đặc điểm
a. Khái niệm
– Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư theo đó NĐT sáng lập và bỏ vốn nhằm thành lập 1 tổ chức kinh tế mới theo quy định của PL
b. Đặc điểm
– Về chủ thể: là các nhà đầu tư, cụ thể như sau:
+ đối với hộ kinh doanh: chỉ cá nhân hoặc nhóm người trong đó các cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc 1 hộ gia đình (Điều 66 Nghị định 78/2015)
+ đối với hợp tác xã: cá nhân là công dân VN hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại VN từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hoặc hộ gia đình có đại diện hợp pháp; pháp nhân VN (riêng đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân) (Điều 13.1.a Luật hợp tác xã 2012)
Chú ý với hợp tác xã:
- Thành viên góp vốn không quá 20% (nhằm đảm bảo không ai chi phối hoàn toàn hợp tác xã)
- Không phải mọi nhà đầu tư đều có thể góp vốn
- Được chia lợi nhuận dựa trên xem xét sự đóng góp + mức độ sử dụng sản phẩm của hợp tác xã
+ đối với doanh nghiệp: tổ chức, cá nhân không phân biệt quốc tịch có quyền thành lập doanh nghiệp, trừ các trường hợp cơ quan NN, đơn vị vũ trang, cán bộ công chức viên chức, người chưa thành niên, người đang chấp hành hình phạt tù, … (Điều 18.2 Luật doanh nghiệp 2014)
– Về mục đích: nhà đầu tư mong muốn cùng hoạt động kinh doanh thông qua 1 tổ chức chung (có thể có tư cách pháp nhân hoặc không, ví dụ hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Lưu ý: trên thế giới thì mô hình Công ty hợp danh cũng không có tư cách pháp nhân, nhưng ở VN lại quy định là có tư cách pháp nhân)
Chú ý: nhà đầu tư có thể không phải là thương nhân
– Về nội dung: nhà đầu tư phải thực hiện 2 hoạt động:
+ có ý tưởng sáng lập (quyết định dự án đầu tư)
+ bỏ vốn
– Về hệ quả pháp lý: thành lập được các mô hình tổ chức kinh tế, gồm Hộ kinh doanh, Hợp tác xã, doanh nghiệp, trong đó có sự phân chia về:
+ quyền sở hữu: tỷ lệ vốn góp
+ quyền quản lý
+ quyền hưởng lợi nhuận
+ nghĩa vụ chịu rủi ro
Việc quy định các quyền và nghĩa vụ trên được nêu trong Điều lệ của tổ chức, NN không can thiệp. Hiện tại PL chỉ quy định 1 số trường hợp đặc biệt như:
+ với mô hình doanh nghiệp NN (là doanh nghiệp 100% vốn NN) là Công ty TNHH 1 thành viên, nếu điều lệ không quy định thì người đại diện theo PL sẽ là Chủ tịch Công ty (là người được NN ủy quyền để quản lý vốn NN) hoặc Hội đồng thành viên (là tập thể được NN ủy quyền)
+ với mô hình công ty cổ phần, nếu Điều lệ không quy định thì người đại diện theo PL là Chủ tịch HĐQT hoặc Giám đốc / Tổng Giám đốc
2. Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ
– Khái niệm vốn điều lệ:
+ theo Luật doanh nghiệp 2014: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
+ theo Luật hợp tác xã 2012: Vốn điều lệ là tổng số vốn do thành viên, hợp tác xã thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Chú ý: không đặt ra vấn đề vốn điều lệ với 2 tổ chức kinh tế là hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân (vì chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới bằng tất cả tài sản của mình)
– Tại sao phải quan tâm tới vấn đề sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế ?
Vì PL VN có sự kiểm soát đối với nhà đầu tư nước ngoài bằng việc đặt ra các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế tại VN, tức là chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tối đa 49, 30, 20, … phần trăm vốn điều lệ, mục đích là bắt buộc nhà đầu tư nước ngoài phải liên doanh với nhà đầu tư trong nước đối với những lĩnh vực mà NN cho là quan trọng.
– Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ: (Điều 22 khoản 3 Luật đầu tư 2014): nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong các tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp:
+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của PL về chứng khoán (Nghị định 60/2015)
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng như sau:
- Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì thực hiện theo điều ước quốc tế
- Trường hợp công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà PL về đầu tư, PL liên quan có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại PL đó.
Đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%
- Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề (mà công ty đó hoạt động) có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác
Đối với công ty đại chúng không thuộc các trường hợp quy định trên, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác
+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp NN cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác được thực hiện theo quy định PL về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp NN.
+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc 2 trường hợp trên thì thực hiện theo quy định PL có liên quan và điều ước quốc tế mà VN là thành viên
Lưu ý: nhà đầu tư nước ngoài có quyền sở hữu không hạn chế cổ phiếu không có quyền biểu quyết trong tổ chức kinh tế
VD: một số trường hợp được PL quy định:
+ không được thành lập tổ chức kinh tế về dịch vụ kiểm toán (chỉ được tham gia góp vốn vào khi tổ chức đó đã thành lập và hoạt động). Chú ý: không hạn chế tỷ lệ góp vốn
+ dịch vụ thuê hoặc cho thuê tàu thuyền không kèm người lái: không quá 70%
+ bệnh viện: không hạn chế, nhưng phải đảm bảo vốn đầu tư tối thiểu 20 triệu USD
+ dịch vụ vận tải hành khách đường sắt: không quá 49%
3. Thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
– Có 3 trường hợp:
+ Quyết định chủ trương đầu tư ==> Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư ==> Thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp : đối với dự án vừa phải xin QĐ chủ trương đầu tư, vừa phải xin GCN ĐKĐT, ví dụ dự án có nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI)
+ Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ==> Thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp : đối với dự án không phải xin QĐ chủ trương đầu tư mà chỉ cần xin GCN ĐKĐT
+ Quyết định chủ trương đầu tư ==> Thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp : đối với dự án yêu cầu phải có Quyết định chủ trương nhưng lại không cần GCN ĐKĐT
Chú ý: nhà đầu tư có thể thành lập doanh nghiệp trước rồi mới xin QĐ chủ trương và GCN ĐKĐT.
– Cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài:
+ B1: nhà đầu tư nộp Hồ sơ đăng ký đầu tư + Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký đầu tư
+ B2: Cơ quan đăng ký đầu tư gửi Hồ sơ Đăng ký thành lập doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh (1 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ)
+ B3: Cơ quan Đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ và thông báo ý kiến cho Cơ quan đăng ký đầu tư (2 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ)
+ B4: Cơ quan Đăng ký đầu tư yêu cầu điều chỉnh, bổ sung hồ sơ (nếu có) 1 lần bằng văn bản (trong 5 ngày)
+ B5: Cơ quan Đăng ký đầu tư và Cơ quan Đăng ký kinh doanh phối hợp xử lý hồ sơ và trả kết quả cho nhà đầu tư tại Cơ quan Đăng ký đầu tư.
II. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
1. Khái niệm, đặc điểm
– Khái niệm: góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư mà theo đó nhà đầu tư bỏ vốn để trở thành thành viên, cổ đông của các tổ chức kinh tế đã tồn tại
– Đặc điểm:
+ các hình thức:
- Góp vốn vào công ty cổ phần, mua cổ phần từ cổ đông công ty cổ phần
- Góp vốn vào công ty TNHH, mua cổ phần vốn góp từ thành viên công ty TNHH
- Góp vốn vào công ty hợp danh, mua phần vốn góp của thành viên hợp danh, thành viên góp vốn
- Góp vốn vào hợp tác xã, mua phần vốn góp của thành viên hợp tác xã
+ chủ thể:
- Góp vốn vào hợp tác xã: cá nhân / tổ chức VN, cá nhân nước ngoài cư trú hợp pháp tại VN
- Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty: cá nhân, tổ chức VN hoặc nước ngoài không thuộc các trường hợp bị cấm góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại khoản 3 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014, cụ thể gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
+ mục đích:
- Trở thành thành viên, cổ đông của các tổ chức kinh tế (quyền quản lý, hưởng lợi nhuận, chịu rủi ro)
- Có thể nắm quyền kiểm soát / thâu tóm tổ chức kinh tế (có sẵn, không phải do mình thành lập ra)
+ hệ quả pháp lý:
- Không thiếp lập 1 tổ chức kinh tế mới
- Có sự thay đổi về vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp / cổ phần, số lượng / tư cách thành viên / cổ đông của tổ chức kinh tế
2. Thủ tục đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
– Nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, mà chỉ thực hiện thủ tục Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp:
+ tổ chức kinh tế đó hoạt động trong ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài
+ việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài (quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2014) nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế đó, tức là có 2 trường hợp:
- Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới 51% lên từ 51% trở lên
- Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên trong tổ chức kinh tế (tức là đã có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hơn 51% vốn điều lệ rồi, mà lại có nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục góp vốn thì sẽ phải làm thủ tục Đăng ký góp vốn)
– Quy trình:
+ B1: Nhà đầu tư nộp Hồ sơ Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cho Sở Kế hoạch đầu tư (nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính)
+ B2: Sở Kế hoạch đầu tư xem xét việc đáp ứng yêu cầu điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài và thông báo cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
+ B3: Sau khi nhận được thông báo về việc đáp ứng điều kiện, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục tại Cơ quan Đăng ký kinh doanh theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014
Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật Đầu tư: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dau-tu?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: