fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật Đất đai chương VI

Bài giảng môn học Luật Đất đai chương VI cung cấp kiến thức về địa vị pháp lý của người sử dụng đất, giúp người học hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành. Chương này làm rõ các khái niệm về chủ thể sử dụng đất, điều kiện để được công nhận quyền sử dụng đất, và các trường hợp được chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất. Nội dung bài giảng hỗ trợ người học nắm vững quy định pháp lý, đảm bảo bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong quá trình sử dụng đất.

Bài giảng môn học Luật Đất đai chương VI

Chương 6. Địa vị pháp lý của người sử dụng đất

1. Khái niệm

– Địa vị pháp lý của người sử dụng đất là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

– Chủ thể sử dụng đất: gồm 7 nhóm (Điều 5):

+ Tổ chức

+ Hộ gia đình, cá nhân

+ Cộng đồng dân cư

+ Cơ sở tôn giáo

+ Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao

+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

2. Những đảm bảo cho người sử dụng đất

NN đảm bảo cho người sử dụng đất:

– Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đủ điều kiện theo quy định của PL

– Được khai thác, sử dụng đất theo đúng mục đích

– Đối với đất nông nghiệp thì người sử dụng đất còn được NN hướng dẫn cải tạo, bồi bổ đất

3. Nguyên tắc sử dụng đất (Điều 6)

– Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

– Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

– Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Thời hạn sử dụng đất (Điều 125 – Điều 128)

– Đất ổn định sử dụng lâu dài (Điều 125)

– Đất sử dụng có thời hạn (Điều 126)

– Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất (Điều 127)

– Thời hạn sử dụng đất khi chuyển quyền sử dụng đất (Điều 128)

Bài giảng môn học Luật Đất đai chương VI
Bài giảng môn học Luật Đất đai chương VI

5. Quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất

– Quyền chung (Điều 166):

+ Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

+ Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

+ Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

+ Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

+ Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định.

+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

– Nghĩa vụ chung (Điều 170):

+ Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.

+ Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

+ Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

+ Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

6. Quyền về chuyển quyền sử dụng đất (Điều 167)

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật đất đai: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dat-dai?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.