fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương XIII

Bài giảng môn học Luật Dân sự 2 chương XIII đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, là một khía cạnh quan trọng trong pháp luật về bồi thường. Chương này giải thích các quy định pháp lý về việc xác định trách nhiệm khi tài sản thuộc sở hữu hoặc quản lý của một cá nhân hoặc tổ chức gây ra thiệt hại cho người khác. Nội dung bài giảng tập trung vào các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường, cách tính toán thiệt hại và các trường hợp miễn trừ trách nhiệm, giúp sinh viên nắm rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý liên quan.

Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương XIII

Chương 13: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra

Lý do phân biệt trách nhiệm bồi thường do hành vi con người gây ra và do tài sản gây ra (mặc dù cùng gây ra thiệt hại hoặc về nhân thân, hoặc về tài sản cho chủ thể  bị thiệt hại). VD: trường hợp lái xe gây tai nạn, với trường hợp lái xe thì xe trục trặc kỹ thuật (đứt phanh, nổ lốp, …) gây tai nạn

Vì thiệt hại do tài sản gây ra thì người chủ tài sản đó không có lỗi ==> không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (vẫn phải bồi thường dân sự)

1. Khái quát chung về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra

a. Khái niệm và đặc điểm

Khái niệm: là 1 loại trách nhiệm dân sự mà theo đó khi có 1 sự kiện gây thiệt hại của tài sản đối với 1 chủ thể nào đó thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, hoặc người quản lý tài sản sẽ phải chịu trách nhiệm BTTH

Đặc điểm:

  • Thiệt hại là do nội tại của tài sản gây ra, không có tác động của hành vi con người. VD xe đang lưu thông thì bị lỗi kỹ thuật (mất phanh, nổ lốp, …) gây tai nạn; cây cối đổ, gãy ; nhà đổ ; gia súc húc người
  • Loại bỏ yếu tố lỗi của chủ thể sở hữu hoặc chiếm hữu hợp pháp tài sản

b. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra

Ba điều kiện:

  • Phải có thiệt hại thực tế xảy ra
  • Phải có sự kiện gây thiệt hại của tài sản
  • Phải có quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây thiệt hại của tài sản với thiệt hại thực tế xảy ra

c. Xác định vấn đề BTTH khi tài sản gây ra

– Nếu chủ sở hữu tài sản đang sử dụng, quản lý tài sản: chủ sở hữu sẽ BTTH

– Người được chủ sở hữu chuyển giao:

+ nếu thông qua 1 giao dịch như thuê, mượn ==> người được chuyển giao BTTH

+ nếu thông qua 1 quan hệ lao động như người làm công ==> chủ sở hữu bồi thường

+ nếu thông qua quan hệ mệnh lệnh hành chính:

  • Nếu trong thời gian thi hành nhiệm vụ ==> chủ sở hữu bồi thường
  • Nếu ngoài thời gian thi hành nhiệm vụ (ví dụ sử dụng vào việc riêng) ==> người được giao tài sản bồi thường
Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương XIII
Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương XIII

Ghi nhớ: cách xác định chủ sở hữu hay người được chuyển giao phải chịu trách nhiệm bồi thường: xác định người được hưởng lợi ích từ việc khai thác, sử dụng tài sản thì sẽ là người phải BTTH

– Trường hợp chiếm hữu trái phép:

+ nếu chủ sở hữu hoặc người đang quản lý tài sản không có lỗi trong việc để người khác chiếm hữu trái phép (ví dụ tài sản bị ăn trộm, cướp) ==> người chiếm hữu trái phép phải chịu trách nhiệm bồi thường

+ nếu có lỗi: thì chủ sở hữu hoặc người đang quản lý tài sản sẽ chịu trách nhiệm BTTH liên đới với người chiếm hữu trái phép. VD lái xe tải đi giao hàng, do cẩu thả nên khi bốc hàng vẫn để xe nổ máy và cửa xe mở, người khác do tinh nghịch lên xe và lái, xe gây tai nạn ==> người lái xe phải chịu trách nhiệm BTTH liên đới

– Trường hợp tài sản của vợ chồng:

+ nếu là tài sản chung: thông thường vợ chồng cùng chịu, tuy nhiên còn tùy vào từng trường hợp cụ thể (ví dụ: bạn mượn ô tô, chồng đòng ý cho mượn, nhưng vợ không đồng ý, người bạn vẫn mượn được và ô tô bị mất phanh gây tai nạn, khi đó chỉ người chồng phải chịu BTTH)

+ nếu là tài sản riêng: tài sản của ai thì người đó chịu BTTH

– Trường hợp tài sản của người nước ngoài gây thiệt hại: phải xem xét VN và nước đó có cùng tham gia điều ước quốc tế nào không thì sẽ áp dụng quy định trong điều ước đó, nếu không thì áp dụng luật nơi có hậu quả xảy ra.

Chú ý: trường hợp người nước ngoài tự gây thiệt hại cho nhau, thì sẽ áp dụng luật của nước mà người gây ra thiệt hại có quốc tịch

2. Quy định của PL hiện hành về BTTH do tài sản gây ra

a. Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại (Điều 623)

– Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ: gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, vũ khí, thú dữ

– Dấu hiệu của nguồn nguy hiểm cao độ:

+ luôn tiền ẩn nguy cơ có khả năng gây thiệt hại (tiềm ẩn tức là không biết khi nào sẽ gây ra thiệt hại)

+ khi tài sản đó đã gây ra thiệt hại thì bằng khả năng của con người khó có thể khắc phục

– Trách nhiệm BTTH:

+ chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải có trách nhiệm quản lý tài sản ==> trách nhiệm thuộc về chủ sở hữu

+ khi chủ sở hữu đã chuyển giao tài sản cho người khác ==> người được chuyển giao tài sản có trách nhiệm BTTH, trừ trường hợp 2 bên có thỏa thuận khác

+ chủ sở hữu, hoặc người được chủ sở hữu giao luôn phải có trách nhiệm BTTH ngay cả khi không có lỗi, trừ trường hợp lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại (VD do muốn tự tử nên cố tình đâm vào xe ô tô) hoặc thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết

– Chiếm hữu trái phép: người chiếm hữu trái phép phải chịu trách nhiệm BTTH nếu việc chiếm hữu trái phép không phải do lỗi của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Nếu có lỗi thì chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản phải chịu trách nhiệm liên đới.

b. BTTH do súc vật gây ra (Điều 625)

– Khái niệm súc vật: chó, mèo, …

– Chủ sở hữu súc vật có trách nhiệm bồi thường

– Người được chủ sở hữu giao có trách nhiệm bồi thường

– Người thứ 3 chịu trách nhiệm bồi thường khi là nguyên nhân gây ra thiệt hại. VD A trêu chọc con chó của B, dẫn đến con chó của B cắn C

– Người bị thiệt hại: khi lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại

Bài tập tình huống: nhà bà A nuôi 1 con chó, bà B sang chơi, chó nhà bà A cắn bà B, bà A thỏa thuận sẽ đưa bà B đi tiêm phòng và mọi chi phí sẽ do bà A chịu. Cơ sở y tế nói bà B sẽ phải tiêm 3 mũi trong 3 tuần, mỗi mũi 2 triệu đồng. Sau khi tiêm được 1 mũi, bà B thỏa thuận với bà A rằng bà B sẽ tự đi tiêm, bà A chỉ việc đưa tiền cho bà B. Bà A đưa bà B 10 triệu đồng. Nhưng sau đó bà B không đi tiêm nữa. Một thời gian sau bà B bị chết, kết quả giám định là do bà B bị nhiễm vi-rus dại. Hỏi bà A có phải chịu trách nhiệm BTTH do bà B bị xâm hại đến sức khỏe, tính mạng không ?

c. BTTH do cây cối đổ gây ra (Điều 626)

– Chủ sở hữu của cây cối, hoặc người được chủ sở hữu giao quản lý cây cối phải có trách nhiệm cắt cành, tỉa cành, chặt bỏ khi có nguy cơ gãy, đổ

– Nếu để cây cối đổ , gãy gây thiệt hại thì chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý phải chịu trách nhiệm BTTH, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng

Tình huống thực tế: Cây trên đường do mưa bão đổ gãy, gây thiệt hại chết người, hỏi ai phải chịu trách nhiệm BTTH ?

Cây trên đường thuộc sở hữu NN, công ty dịch vụ cây xanh đô thị chỉ chịu trách nhiệm chăm sóc, cắt tỉa cây theo quy định, hơn nữa việc mưa bão gây ra đổ cây là trường hợp bất khả kháng ==> không áp dụng Điều 626.

Luật dân sự 2015 quy định chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng sẽ phải chịu trách nhiệm, bỏ trường hợp bất khả kháng

Tinh huống thực tế: Quả dừa, quả mít, sầu riêng rơi xuống, gây thiệt hại, hỏi có áp dụng Điều 626 được không, vì Điều 626 chỉ quy định cây cối đổ, gãy gây ra ?

Tình huống này áp dụng PL tương tự, quả cũng là 1 bộ phận của cây

d. BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại (Điều 627)

– Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.

VD: nhà đang xây dựng, thanh sắt bị rơi ra gây thiệt hại ==> đơn vị thi công sẽ chịu trách nhiệm

Câu hỏi: tài sản vô chủ gây thiệt hại, ai phải chịu trách nhiệm bồi thường ? Không ai phải chịu.

Những tài sản ngoài các tài sản quy định tại điều 623, 625, 626, 627 gây ra, ai phải chịu trách nhiệm ?

Sắp tới sẽ áp dụng án lệ

Ngoài ra áp dụng quy định chung của luật dân sự: người sở hữu hay chiếm hữu hợp pháp tài sản, khi sử dụng tài sản đó thì không được làm ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Luật dân sự 2: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dan-su-2

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.