fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương I

Chương I của Bài giảng môn học Luật dân sự 2 sẽ giúp người học nắm bắt các quy định chung về nghĩa vụ dân sự, bao gồm khái niệm, đặc điểm, và các yếu tố cấu thành nghĩa vụ trong pháp luật dân sự. Nội dung chương này tập trung làm rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nghĩa vụ, cùng các quy định về việc thực hiện, chuyển giao và chấm dứt nghĩa vụ dân sự, cung cấp nền tảng quan trọng để hiểu sâu hơn về các khía cạnh pháp lý liên quan trong các chương sau.

Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương I

Chương 1: Những quy định chung về Nghĩa vụ dân sự

1. Khái niệm nghĩa vụ dân sự (Điều 280)

– Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ PL dân sự mà theo đó, bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của bên có quyền.

Bên có nghĩa vụ:

+ chuyển giao: vật, quyền, giấy tờ có giá; trả tiền

+ thực hiện / không thực hiện: công việc nhất định

VD: A ký hợp đồng mua tài sản của B, khi đó phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa A và B: A có nghĩa vụ trả tiền cho B, và B có nghĩa vụ chuyển giao tài sản cho A

VD: A thỏa thuận trả một khoản tiền cho B (là hàng xóm của A) để B không làm công việc gò hàn gây ồn ào vào buổi trưa để cho bố mẹ của A được ngủ trưa.

2. Đặc điểm

– Nghĩa vụ dân sự là 1 quan hệ PL dân sự ==> có đủ 3 yếu tố:

+ chủ thể: các bên tham gia

+ khách thể: mục đích của quan hệ (mang lại lợi ích gì)

+ nội dung: là quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể

– Nghĩa vụ dân sự là quan hệ tương đối: bên có quyền và bên có nghĩa vụ được xác định cụ thể. Trong nghĩa vụ dân sự, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Tức là mối quan hệ này không liên quan đến chủ thể thứ 3 ngoài bên có quyền và bên có nghĩa vụ xác định.

Chú ý: có trường hợp quyền và nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ dân sự có liên quan đến bên thứ 3, như trường hợp bên thứ 3 bảo lãnh cho việc thực hiện hợp đồng (như ngân hàng), tuy nhiên bên thứ 3 cũng phải xác định cụ thể trước.

– Quan hệ nghĩa vụ là quan hệ trái quyền nên quyền dân sự của các chủ thể là quyền đối nhân: quyền của bên này được thực hiện thông qua hành vi của chủ thể phía bên kia. Tức là quyền của bên này chỉ được đáp ứng khi bên kia đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên có quyền có thể sử dụng các phương thức được PL quy định để yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện, tức là tác động vào “con người” chứ không phải tác động vào tài sản của họ.

3. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự (Điều 282)

Gồm 02 loại đối tượng:

– Với tài sản: cần thỏa mãn 2 điều kiện:

+ luôn xác định

+ được phép lưu thông: gồm:

  • tự do lưu thông, hoặc
  • hạn chế lưu thông

– Với công việc: cần thỏa mãn 3 điều kiện:

+ luôn xác định: phải nêu được cụ thể, chi tiết công việc

+ phải có năng lực thực hiện:

  • Nhóm công việc có điều kiện: VD bác sỹ, luật sư, …
  • Nhóm công việc không có điều kiện: cần xem năng lực có thực hiện được hay không (VD quét vôi tường nhà, sửa chữa thiết bị điện gia dụng, … thì không phải ai cũng làm được, nhưng không cần phải có điều kiện theo quy định của PL)

+ không bị PL cấm hoặc trái đạo đức XH: VD môi giới mại dâm, mua bán vũ khí

Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương I
Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương I

4. Phân loại nghĩa vụ dân sự

– Căn cứ vào số lượng người tham gia vào quan hệ nghĩa vụ dân sự:

+ quan hệ ít người: bên có quyền là 1 người, bên có nghĩa vụ là 1 người

+ quan hệ nhiều người: có 3 trường hợp:

  • Bên có quyền 1 người, bên có nghĩa vụ nhiều người
  • Bên có quyền nhiều người, bên có nghĩa vụ 1 người
  • Bên có quyền nhiều người, bên có nghĩa vụ nhiều người

Trong quan hệ nhiều người, có:

  • nghĩa vụ riêng rẽ: ai hoàn thành nghĩa vụ của mình thì sẽ chấm dứt quan hệ nghĩa vụ dân sự đó. VD: ông A vay tiền của B, C, D và vay độc lập với từng người, khi A trả hết tiền cho B thì quan hệ nghĩa vụ dân sự giữa A với B chấm dứt, quan hệ nghĩa vụ dân sự giữa A với C và A với D vẫn còn
  • nghĩa vụ liên đới: quan hệ nghĩa vụ chỉ chấm dứt khi toàn bộ nghĩa vụ được thực hiện xong. VD: ông A cần 1 khoản tiền và đến nhờ B, C, D giúp đỡ, B C D bàn nhau và cùng góp tiền cho A vay, khi đó thì dù A có trả hết khoản tiền B đã góp để A vay thì khi đó A vẫn chưa hết nghĩa vụ dân sự với B và B vẫn có quyền đòi A trả hết số tiền mà B C D cùng góp cho A vay.

Câu hỏi: Phân biệt nghĩa vụ dân sự riêng rẽ với nghĩa vụ dân sự liên đới.

– Căn cứ vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ:

+ nghĩa vụ gốc

+ nghĩa vụ phái sinh:

  • Nghĩa vụ hoàn lại: VD: A vay tiền của B C D , B đứng ra nhận tiền A trả lại, sau đó B có nghĩa vụ hoàn lại cho C và D
  • Nghĩa vụ bổ sung: để hoàn thiện thêm nghĩa vụ gốc. VD: A mua hàng của B, sau đó A lại yêu cầu thêm việc B vận chuyển hàng đến địa điểm A yêu cầu

– Căn cứ vào việc có phân được nghĩa vụ theo từng phần hay không (theo sự thỏa thuận của các bên chủ thể):

+ nghĩa vụ từng phần: VD thuê xây nhà, chia thành các hạng mục như xây móng, xây thô, cất mái, …

+ nghĩa vụ toàn bộ: VD hợp đồng trọn gói

Chú ý: có những công việc không thể chia theo phần, đó thường là những công việc có điều kiện, VD: đỡ đẻ, cấp cứu bệnh nhân

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật dân sự 2: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dan-su-2?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.