Bài giảng môn học Công pháp quốc tế chương VII: Luật tổ chức quốc tế cung cấp những kiến thức cơ bản về khái niệm, bản chất và vai trò của các tổ chức quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc tế. Chương này giải thích các nguyên tắc hoạt động, cấu trúc và thẩm quyền của các tổ chức quốc tế quan trọng như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Qua đó, người học sẽ hiểu rõ hơn về cách thức các tổ chức này thúc đẩy hợp tác và giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Bài giảng môn học Công pháp quốc tế chương VII
Vấn đề 7: Luật tổ chức quốc tế
Tự nghiên cứu. Chú ý nghiên cứu 2 tổ chức là Liên hợp quốc và WTO
Vấn đề 8: Giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế
I. Khái niệm tranh chấp quốc tế
1. Khái niệm
– Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó các chủ thể tham gia có những quan điểm trái ngược nhau hoặc mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu, hay đòi hỏi lề lợi ích trái ngược nhau, cần được giải quyết một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
– Phân biệt giữa “tình thế” và “tranh chấp quốc tế”:
+ tình thế: là hoàn cảnh thực tế mà các chủ thể có quan điểm trái ngược nhau nhưng không có xung đột về mặt lợi ích
Như vậy có những tình thế sẽ dẫn đến tranh chấp quốc tế, và có những tình thế chỉ là tình thế mà thôi.
Ví dụ: về cách hiểu “nội luật hóa” và “áp dụng trực tiếp” luật quốc tế có sự khác nhau giữa các quốc gia. Như trường hợp Nghị quyết 71 của Quốc hội VN quy định áp dụng trực tiếp luật quốc tế khi tham gia WTO, với VN thì coi đó là “áp dụng trực tiếp” luật quốc tế (cụ thể ở đây là các cam kết khi gia nhập WTO); trong khi với một số nước khác thì “áp dụng trực tiếp” là không ban hành bất kỳ văn bản PL nào, và do đó với trường hợp Nghị quyết 71 của VN sẽ được coi là “nội luật hóa” ==> có sự trái ngược nhau về quan điểm ==> là 1 tình thế. Tuy nhiên sự khác nhau về quan điểm này không ảnh hưởng gì đến lợi ích của các chủ thể (dù hiểu “nội luật hóa” theo cách nào thì vẫn thực hiện đầy đủ các cam kết) ==> không dẫn đến tranh chấp quốc tế
Ví dụ: Công ước LHQ về luật biển 1982 có định nghĩa đảo, đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm, … gây ra những cách hiểu khác nhau giữa Trung Quốc và Philippin ==> cách hiểu về chủ quyền và quyền chủ quyền khác nhau ==> xung đột về lợi ích ==> dẫn đến tranh chấp quốc tế.
– Phân biệt giữa “tranh chấp quốc tế” và “tranh chấp có tính chất quốc tế” (khác nhau ở chủ thể)
+ tranh chấp có tính chất quốc tế: là tranh chấp có liên quan giữa 2 hay nhiều quốc gia
Ví dụ: tranh chấp giữa Hiệp hội nạn nhân chất độc màu da cam với các công ty hóa chất Hoa Kỳ
2. Phân loại tranh chấp quốc tế
– Căn cứ vào số lượng các bên tham gia tranh chấp:
+ tranh chấp song phương
+ tranh chấp đa phương:
- Tranh chấp có tính chất khu vực
- Tranh chấp có tính chất toàn cầu
– Căn cứ vào lĩnh vực: tranh chấp về thương mại, tranh chấp về biên giới lãnh thổ, …
– Căn cứ vào tính chất của tranh chấp:
+ tranh chấp mang tính chính trị: là các tranh chấp liên quan đến vấn đề lãnh thổ, vấn đề thực hiện chủ quyền quốc gia
+ tranh chấp mang tính pháp lý: là các tranh chấp liên quan đến giải thích, áp dụng luật pháp quốc tế
Chú ý: phân biệt chính trị hay pháp lý chỉ mang tính tương đối. VD tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippin về cách hiểu đảo, đá, … trên biển Đông vừa mang tính pháp lý (giải thích luật biển 1982), vừa mang tính chính trị (tranh chấp chủ quyền biển đảo)
II. Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
1. Biện pháp đàm phán trực tiếp
– Là biện pháp phổ biến nhất, hầu như được sử dụng đầu tiên khi có tranh chấp
– Ưu điểm:
+ nhanh chóng
+ chi phí ít
+ giữ gìn được uy tín, bí mật của mỗi bên
+ không để bên thứ 3 xen vào ==> tránh được sự ảnh hưởng của bên thứ 3
+ giữ gìn được mối quan hệ hòa bình, hợp tác giữa 2 bên
– Nhược điểm: cả 2 bên cần thái độ thiện chí thì mới đàm phán được, chỉ cần 1 bên không thiện chí thì biện pháp đàm phán không thực hiện được
2. Biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba
– Gồm:
+ môi giới
+ trung gian
+ hòa giải
+ thông qua ủy ban điều tra
+ thông qua ủy ban hòa giải
– Môi giới, trung gian, hòa giải đều giống nhau là có sự tham gia của bên thứ 3 (bên thứ 3 có thể là quốc gia, tổ chức, thậm chí cá nhân có uy tín), khác nhau về mức độ tham gia của bên thứ 3 vào quá trình giải quyết tranh chấp:
+ với môi giới: chỉ dàn xếp để các bên ngồi vào bàn đàm phán, bên môi giới hoàn toàn không tham gia vào quá trình đàm phán
+ với trung gian: sau khi dàn xếp để các bên ngồi vào bàn đàm phán, bên trung gian có tham gia vào quá trình đàm phán nhưng không nghiên cứu nội dung vụ việc, không quan tâm đến việc giải quyết vụ việc như thế nào, mà chỉ tham gia với vai trò giữ không khí đàm phán hòa bình, hữu nghị giữa các bên
+ với hòa giải: tham gia sâu nhất, dàn xếp để các bên đàm phán, tham gia vào toàn bộ quá trình đàm phán, nghiên cứu nội dung tranh chấp, có thể đề xuất các biện pháp mang tính chất khuyến nghị để các bên tham khảo, thậm chí giữ vai trò chủ trì trong quá trình hòa giải
– Giải quyết tranh chấp thông qua Ủy ban điều tra:
+ ủy ban điều tra được thành lập theo thỏa thuận giữa các bên, với số thành viên là số lẻ. Ví dụ nếu có 2 bên tranh chấp, thì mỗi bên cử 1 người, người thứ 3 sẽ do 2 bên cùng thỏa thuận lựa chọn
+ về mặt thực chất, ủy ban điều tra không giải quyết tranh chấp mà chỉ có chức năng xác minh một cách chính xác và khách quan các sự kiện, các tình tiết có liên quan dẫn đến tranh chấp
+ ủy ban điều tra có quyền yêu cầu các bên tranh chấp đưa ra những chứng cứ, tài liệu liên quan
+ kết luận của ủy ban điều tra chỉ mang tính khuyến nghị, không mang tính bắt buộc, bất kỳ bên nào cũng có thể bác bỏ kết luận của ủy ban điều tra
– Giải quyết tranh chấp thông qua ủy ban hòa giải:
+ ủy ban hòa giải được thành lập theo thỏa thuận giữa các bên, với số lẻ thành viên
+ ủy ban hòa giải có quyền yêu cầu các bên tranh chấp đưa ra những chứng cứ, tài liệu liên quan
+ ủy ban hòa giải xác minh các sự kiện, các tình tiết có liên quan dẫn đến tranh chấp
+ trên cơ sở xác minh các sự kiện và tình tiết, ủy ban hòa giải kiến nghị, đề xuất các biện pháp để giải quyết tranh chấp
+ kết luận của ủy ban hòa giải chỉ mang tính khuyến nghị, không mang tính bắt buộc, bất kỳ bên nào cũng có thể bác bỏ kết luận của ủy ban điều tra
3. Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế
– Tổ chức quốc tế có vai trò ngày càng quan trọng khi quan hệ quốc tế ngày càng phát triển. Tổ chức quốc tế đóng vai trò môi giới, trung gian, hòa giải trong các tranh chấp quốc tế; tạo ra các diễn đàn cho các bên tranh chấp đàm phán, thỏa thuận; xây dựng các cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các thành viên của tổ chức.
– Thực tế, trong quy chế của hầu hết tổ chức quốc tế đều có những cơ chế về giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên
a. Giải quyết tranh chấp trong WTO
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là DSB (đại hội đồng WTO)
– Trình tự:
+ B1: tham vấn để hòa giải, nếu không hòa giải được thì chuyển qua bước 2
+ B2: gửi đơn lên DSB
+ B3: DSB thành lập Panel (hội thẩm) để xem xét và giải quyết
+ B4: Panel đưa ra kết luận để giải quyết tranh chấp, kết luận này được trình lên DSB phê duyệt qua cơ chế đồng thuận phủ quyết.
Nếu các bên không đồng ý với phán quyết thì có thể yêu cầu phúc thẩm.
+ B5: DSB thành lập cơ quan phúc thẩm (SAB). SAB chỉ xem xét lại các khía cạnh pháp lý và giải thích pháp luật trong Báo cáo của Ban hội thẩm chứ không điều tra lại các yếu tố thực tiễn của tranh chấp. Kết quả làm việc của SAB là một báo cáo trong đó Cơ quan này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc đảo ngược lại các kết luận trong báo cáo của Ban hội thẩm. Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được thông qua tại DSB và không thể bị phản đối hay khiếu nại tiếp.
Cơ chế đồng thuận phủ quyết: đây là một nguyên tắc mới theo đó một quyết định chỉ không được thông qua khi tất cả thành viên DSB bỏ phiếu không thông qua. Điều này đồng nghĩa với việc các quyết định của DSB hầu như được thông qua tự động vì khó có thể tưởng tượng một quyết định có thể bị bỏ phiếu chống bởi tất cả các thành viên DSB. Nguyên tắc này khắc phục được nhược điểm cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong GATT 1947 nơi áp dụng nguyên tắc đồng thuận truyền thống – mọi quyết định chỉ được thông qua khi tất cả các thành viên bỏ phiếu thông qua (mỗi thành viên đều có quyền phủ quyết quyết định) – một rào cản trong việc thông qua các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp.
b. Giải quyết tranh chấp trong Liên hợp quốc (UN)
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Hội đồng bảo an, Tòa án quốc tế, Đại hội đồng LHQ
c. Giải quyết tranh chấp trong ASEAN
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Công pháp quốc tế: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-cong-phap-quoc-te?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: