fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Công pháp quốc tế chương VI

Bài giảng môn học Công pháp quốc tế chương VI: Luật ngoại giao – lãnh sự tập trung vào việc giải thích các nguyên tắc cơ bản của luật ngoại giao và lãnh sự, bao gồm quyền và nghĩa vụ của các cơ quan đại diện ngoại giao, quy chế miễn trừ và ưu đãi cho nhân viên ngoại giao, cũng như vai trò của các lãnh sự quán. Chương này cung cấp cái nhìn tổng quan về các quy định quốc tế liên quan đến hoạt động ngoại giao, giúp người học nắm bắt được tầm quan trọng của quan hệ ngoại giao trong việc duy trì hòa bình và ổn định quốc tế.

Bài giảng môn học Công pháp quốc tế chương VI

Chương 6: Luật ngoại giao – lãnh sự

1. Khái niệm

– Luật ngoại giao – lãnh sự là 1 ngành luật trong hệ thống PL quốc tế. Ngành luật ngoại giao – lãnh sự có từ rất sớm trong lịch sử, vì ngay từ khi các quốc gia xuất hiện thì đã xuất hiện nhu cầu quan hệ với nhau. Một trong những chế định cổ điển nhất của luật ngoại giao là chế định về bất khả xâm phạm đối với sứ giả nước ngoài, xuất hiện trong luật Manu của Ấn Độ cổ đại, trong luật La Mã cổ đại, Hy Lạp cổ đại.

Luật về lãnh sự còn xuất hiện trước cả luật ngoại giao, nguyên nhân do nhu cầu thương mại, hàng hải của các nhà nước cổ đại, các nhà nước cổ đại cần bảo vệ những lợi ích của mình, của công dân nước mình khi quan hệ thương mại với các nước khác ==> các chế định về lãnh sự xuất hiện. Sau đó, các cơ quan về ngoại giao mới xuất hiện.

Bài giảng môn học Công pháp quốc tế chương VI
Bài giảng môn học Công pháp quốc tế chương VI

– Nguồn của luật ngoại giao – lãnh sự:

+ Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao

+ Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự

– Đối tượng điều chỉnh: là việc thiết lập quan hệ chính thức giữa các quốc gia. Ví dụ khi VN và Mỹ tuyên bố bình thường hóa quan hệ với nhau, thì hai bên sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau

2. Điều chỉnh pháp lý quốc tế việc thiết lập quan hệ ngoại giao – lãnh sự giữa các quốc gia

– Quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự có sự khác nhau về cấp độ quan hệ, nhưng có mối quan hệ qua lại với nhau:

 Quan hệ ngoại giaoQuan hệ lãnh sự
Cơ sởCông nhận de-jure ==> thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủCông nhận de-facto (mức độ thấp hơn de-jure ==> mới chỉ thiết lập quan hệ lãnh sự mà chưa thiết lập quan hệ ngoại giao)
Phạm vi đại diệnMọi lĩnh vực (kể cả an ninh, quốc phòng, văn hóa, …), trên toàn lãnh thổChỉ hoạt động trong 1 số khu vực và 1 số lĩnh vực (thường là quan hệ kinh tế, thương mại). (được ghi rõ trong Giấy chứng nhận lãnh sự )VD lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Đà Nẵng thì chỉ hoạt động tại Đà Nẵng (và những tỉnh lân cận) và chỉ trong 1 số lĩnh vực nhất định
Tính chấtCó tính chính trị, pháp lýCó tính hành chính, pháp lý
Số lượng1 cơ quan duy nhất (vì là đại diện ngoại giao của quốc gia), là Đại sứ quán, hoặc Công sứ quán hay Đại biện quán (có phạm vi đại diện hẹp hơn Đại sứ quán).Người đứng đầu Đại sứ quán được gọi đầy đủ là Đại sứ đặc mệnh toàn quyềnSố lượng: nhiều cơ quan: Tổng lãnh sự quán; Lãnh sự quán; Phó lãnh sự quán; Quản lý lãnh sự quán.Thông thường ở khu vực nào có đông dân cư của nước mình sinh sống (trên nước sở tại) thì sẽ đặt 1 lãnh sự quán ở đó.
Quan hệ với chính quyền sở tạiTrực tiếp với cơ quan TW (Chính phủ, bộ Ngoại giao)Chỉ quan hệ với chính quyền địa phương. Nếu muốn quan hệ với cơ quan TW thì phải thông qua Đại sứ quán.
Chức năngĐại diện cho quốc gia (khi 2 nước có tranh chấp, nước sở tại thường triệu đại sứ của nước kia đến để phản đối hoặc yêu cầu)Bảo vệ, bảo hộ cá nhân, pháp nhân nước mình tại nước sở tại

So sánh thành viên của cơ quan ngoại giao và của cơ quan lãnh sự :

Thành viên cơ quan ngoại giaoThành viên cơ quan lãnh sự
Gồm:+ đại sứ: do nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm+ công sứ: do nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm+ đại biện: do bộ trưởng ngoại giao bổ nhiệm+ trưởng đoàn đại diện+ tham tán, bí thư, tùy viênGồm:+ tổng lãnh sự: do bộ trưởng ngoại giao bổ nhiệm+ lãnh sự: do bộ trưởng ngoại giao bổ nhiệm+ trưởng phòng lãnh sự của đại sứ quán+ tham tán, bí thư, tùy viên lãnh sự
Phân biệt: hàm, cấp, chức vụ:+ cấp bậc ngoại giao: đại sứ, công sứ, đại biện+ hàm ngoại giao: đại sứ, công sứ, tham tán, bí thư, tùy viên+ chức vụ: đại sứ / công sứ đặc mệnh toàn quyền, đại biện, trưởng đoàn đại diện (tại các tổ chức quốc tế liên chính phủ), tham tán, bí thư, tùy viênPhân biệt: hàm, cấp, chức vụ:+ cấp bậc lãnh sự: tổng lãnh sự, lãnh sự, trưởng phòng lãnh sự+ hàm lãnh sự: tổng lãnh sự, lãnh sự, tham tán, bí thư, tùy viên+ chức vụ: tổng lãnh sự, lãnh sự, trưởng phòng lãnh sự (của đại sứ quán), tham tán, bí thư, tùy viên
Phân loại:+ viên chức ngoại giao: là những người có hàm, có cấp ngoại giao (phải được bổ nhiệm vào bậc, ngạch ngoại giao), có vai trò đại diện cho quốc gia (gọi là có thân phận ngoại giao, được cấp hộ chiếu ngoại giao)+ nhân viên hành chính – kỹ thuật: làm việc trong cơ quan ngoại giao nhưng không được bổ nhiệm viên chức, không là đại diện cho quốc gia, như phiên dịch, tài vụ, văn thư, …+ nhân viên phục vụ: như bảo vệ, lái xe, nấu ăn, tạp vụ, …Phân loại:+ viên chức lãnh sự: là những người có hàm, có cấp lãnh sự (phải được bổ nhiệm vào bậc, ngạch), có vai trò đại diện cho quốc gia (gọi là có thân phận ngoại giao, được cấp hộ chiếu ngoại giao)+ nhân viên hành chính – kỹ thuật: làm việc trong cơ quan lãnh sự nhưng không được bổ nhiệm viên chức, không đại diện cho quốc gia+ nhân viên phục vụ
Đoàn ngoại giao:+ theo nghĩa hẹp, đoàn ngoại giao gồm tất cả những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của các nước khác tại nước nhận đại diện+ theo nghĩa rộng: đoàn ngoại giao gồm tất cả những người có hộ chiếu ngoại giao và thẻ ngoại giao do nước nhận đại diện cấpChức năng: đoàn ngoại giao không phải là 1 tổ chức, không hoạt động hàng ngày, mà chỉ thực hiện chức năng lễ tân trong hoạt động tại nước sở tại. Trưởng đoàn ngoại giao là người có cấp bậc ngoại giao cao nhất và công tác lâu nhất ở nước sở tại. VD nhân ngày quốc khánh 2/9, đoàn ngoại giao tại VN, đứng đầu là đại sứ Lào, người đã có 5 nhiệm kỳ tại VN (lâu nhất trong số các đại sứ) đứng đầu đã đến phủ Chủ tịch nước chúc mừng nhân dân VN.

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Công pháp quốc tế: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-cong-phap-quoc-te?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.