fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Tình huống tranh chấp tài sản hôn nhân gia đình

Tài sản chung của vợ chồng trong hôn nhân bao gồm các tài sản và thu nhập mà cả hai đã tích lũy và tạo ra trong quá trình sống chung. Những khoản thu nhập này bao gồm tiền lương từ lao động, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như những lợi tức phát sinh từ các tài sản riêng hoặc thu nhập hợp pháp khác mà cả hai vợ chồng thu được trong thời gian hôn nhân. Việc tạo lập và quản lý tài sản chung trong hôn nhân đòi hỏi sự công bằng và sự hiểu biết, đồng thời cần sự thống nhất và sự đồng lòng giữa hai bên. Tuy nhiên, hiện nay không thể tránh khỏi việc tranh chấp tài sản trong hôn nhân, dưới đây là một số Tình huống tranh chấp tài sản hôn nhân gia đình được Học viện đào tạo pháp chế chia sẻ đến bạn đọc

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Bộ luật Dân sự năm 2015

Tình huống tranh chấp tài sản hôn nhân gia đình số 1

Tranh chấp giữa ông A, bà B và cháu C xoay quanh việc quản lý số tiền 100 triệu đồng mà cháu C nhận được từ ông bà nội. Điều này phản ánh một mâu thuẫn thường gặp trong gia đình khi các bên có quan điểm khác nhau về quản lý tài sản cho người thừa kế còn nhỏ tuổi. Ông A và bà B đưa ra lý lẽ rằng cháu C còn chưa đủ trưởng thành và không có khả năng quản lý số tiền lớn như vậy. Họ lo ngại rằng việc để cháu C quản lý số tiền này có thể gây ra những rủi ro và không an toàn cho tài sản. Do đó, ông A và bà B cho rằng việc quyết định về số tiền này nên do ba mẹ, những người có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cháu C, định đoạt. Trong trường hợp này, Hòa giải viên sẽ thực hiện hòa giải như thế nào?

Lời giải:

Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự như sau:

1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

2. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

3. Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.

Như vậy, hòa giải viên căn cứ quy định tại Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình để giải thích cho ông A và bà B hiểu là đến nay cháu C đã 16 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng. Tuy nhiên, trong trường hợp này cháu Bông dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ.

Tình huống tranh chấp tài sản hôn nhân gia đình số 2

Anh A và chị B kết hôn với nhau được hơn 12 năm và có 01 con trai và 01 con gái. Quá trình chung sống hai vợ chồng anh chị có ngôi nhà và diện tích đất 300m2. Một thời gian sau, anh A làm ăn thua lỗ, nên nợ một số tiền lớn. Anh A đã thực hiện chia tài sản chung với vợ nhằm để trốn việc trả nợ. Việc chia tài sản này có bị vô hiệu hay không?

Lời giải:

Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu như sau:

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Tình huống tranh chấp tài sản hôn nhân gia đình

1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm trốn tránh việc trả nợ của anh A bị vô hiệu.

Tình huống tranh chấp tài sản hôn nhân gia đình số 3

Anh A và chị B đã kết hôn với nhau được gần 15 năm. Anh A được anh chị em ruột cho anh một số tiền. Vì vậy, ngoài tài sản chung của vợ chồng, anh A cũng muốn có tài sản riêng của mình. Anh A muốn biết tài sản riêng của vợ chồng là những tài sản nào?

Lời giải:

Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 10, Điều 11 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:

– Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia đình; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình.

– Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.

– Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật, gồm:

– Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

– Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

– Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, tài sản riêng của vợ chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định; tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng.

Trên đây là nội dung tư vấn về chủ đề “Tình huống tranh chấp tài sản hôn nhân gia đình“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là gì?

Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:
+ Vợ chồng tự thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung;
+ Vợ chồng yêu cầu tòa giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng ( trong trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được).

Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là gì?

Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân :
+ Tài sản chung đã chia trở thành tài sản riêng của vợ, chồng.
+ Từ thời điểm chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi; lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.
+ Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu thập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết