fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi trắc nghiệm về quyền thừa kế

Di chúc và quyền thừa kế là những vấn đề thường gây tranh cãi. Thừa kế là quyền rất quan trọng được pháp luật dân sự quy định. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những quy định này. Qua bộ câu hỏi trắc nghiệm về quyền thừa kế thường gặp. Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến ​​thức cơ bản ngắn gọn dễ hiểu về thừa kế để bạn đọc có cái nhìn tổng quan về các vấn đề pháp lý xung quanh di chúc và quyền thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành.

Câu hỏi trắc nghiệm về quyền thừa kế

Câu 1. Thời điểm mở thừa kế là:

A. Là thời điểm người có tài sản vừa chết

B. Là thời điểm những người được thừa kế nhận được di sản thừa kế

C. Là thời điểm người có tài sản đã chết (không bao gồm trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết)

D. Là thời điểm khai nhận thừa kế

Câu 2. Nhận định nào sau đây về thời điểm mở thừa kế là đúng?

A. Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

B. Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền sử dụng, định đoạt tải sản của người chết để lại.

C. Kể từ thời điểm mở thừa kế, phát sinh quyền của những người thừa kế. Trường hợp những người này đồng ý nhận nghĩa vụ thì phát sinh nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

D. Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có quyền lựa chọn, trao đổi các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Câu 3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trong thời gian bao lâu kể từ thời điểm mở thừa kế?

A. Ngay tại thời điểm mở thừa kế

B. Sau 01 năm kể từ ngày mở thừa kế

C. Sau 06 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế

D. Trước thời điểm phân chia di sản

Câu 4. Những người nào sau đây không được hưởng di sản chia theo pháp luật?

A. Người có hành vi đánh cha mẹ

B. Người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người để lại di sản

C. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản

D. Tất cả các trường hợp trên

Câu hỏi trắc nghiệm về quyền thừa kế

Câu 5. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là khi nào?

A. 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế

B. 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế

C. 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm khai nhận di sản

D. 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế

Câu 6. Người lập di chúc có những quyền nào dưới đây?

A. Dành toàn bộ khối di sản để thờ cúng.

B. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

C. Chỉ định người thừa kế.

D. Tất cả các quyền trên.

Câu 7. Di chúc bằng văn bản có mấy loại?

A. 3 loại

B. 4 loại

C. Chỉ có 1 loại duy nhất

D. 2 loại

Câu 8. Những người nào không được làm chứng cho việc lập di chúc?

A. Những người thừa kế theo di chúc của người lập di chúc.

B. Những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc.

C. Người không có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

D. Tất cả những người trên.

Câu 9. Khi người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc sẽ như thế nào?

A. Di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau.

B. Di chúc nào có lợi cho người thừa kế được ưu tiên sử dụng.

C. Phần di chúc sau sẽ thay thể hoàn di chúc trước.

D. Nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

Câu 10. Những người nào là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?

A. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng của người lập di chúc

B. Em chưa thành niên của người lập di chúc

C. Con thành niên mà không có khả năng lao động

D. Anh chị em ruột của người để lại di chúc

Câu 11. Những trường hợp nào sẽ phải thừa kế theo pháp luật?

A. Không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp.

B. Những người thừa kế theo di chúc chết ngay sau ngày người lập di chúc chết.

C. Người để lại di chúc giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

Câu 12. Hàng thừa kế theo pháp luật nào dưới đây là đúng quy định?

A. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

B. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

C. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

D. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội;

Câu 13. Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự ra sao (tính ưu tiên từ trái qua phải)?

A. Chi bảo tồn di sản; Tiền cấp dưỡng thiếu; ; Trợ cấp cho người phụ thuộc; Tiền công lao động; Bồi thường thiệt hại; Chi phí mai táng hợp lý theo phong tục; Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân và pháp nhân; tiền phạt, chi phí khác.

B. Chi phí mai táng hợp lý theo phong tục; Tiền cấp dưỡng thiếu; Chi bảo tồn di sản; Trợ cấp cho người phụ thuộc; Tiền công lao động; Bồi thường thiệt hại; Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân và pháp nhân; tiền phạtchi phí khác.

C. Chi phí mai táng hợp lý theo phong tục; Tiền công lao động; Chi bảo tồn di sản; Trợ cấp cho người phụ thuộc; Tiền công lao động; Bồi thường thiệt hại; Tiền cấp dưỡng còn thiếu; Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân và pháp nhân; tiền phạt; chi phí khác.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm về quyền thừa kế

CâuĐáp án
Câu 1C
Câu 2A
Câu 3D
Câu 4C
Câu 5D
Câu 6D
Câu 7B
Câu 8D
Câu 9A, D
Câu 10A
Câu 11A
Câu 12B
Câu 13B

Câu hỏi thường gặp:

Anh em trong một gia đình có người không đồng ý trong việc phân chia di sản thì giải quyết như thế nào?

Trong trường hợp chia di sản có đồng thừa kế hoặc những người có xung đột về quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì pháp luật luôn ưu tiên cho các bên tự thỏa thuận. Nếu không thể tự thỏa thuận được thì có thể nhờ bên thứ ba hòa giải hoặc khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền.
Những người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản bằng hiện vật, nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và chia theo giá trị hiện vật.

Khi nào di chúc bằng văn bản không công chứng, chứng thực được coi là hợp pháp?

Di chúc hợp pháp là khi người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt khi viết di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức của di chúc không trái với quy định của pháp luật.
Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực được coi là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện về nội dung và hình thức được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, các điều kiện như: nội dung di chúc, người làm chứng, hoàn cảnh viết di chúc, v.v.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết