fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Học luật làm trái ngành gì?

Ngành Luật vẫn luôn là một ngành “hot” bởi nhu cầu về nhân sự đối với ngành nghề này ngày càng nhiều. Thông thường, mọi người sẽ thường có suy nghĩ rằng học luật để trở thành luật sư, tuy nhiên không phải là như vậy mà học luật cũng có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác, tại các khối cơ quan nhà nước hay các khối tư nhân đều cần có nhân sự có am hiểu về pháp luật. Khi tốt nghiệp cử nhân luật sẽ là điều kiện cần để hoạt động công tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau, theo đó mà sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cử nhân luật lựa chọn học tiếp các khóa đào tạo chuyên sâu để đủ điều kiện hành nghề và cũng có những cứ nhân luật lựa chọn làm trái ngành. Vậy học luật làm trái ngành gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại nội dung bài viết sau:

Công việc chuyên ngành Luật nào cần có bằng Cử nhân Luật?

Các công việc yêu cầu cần có bằng cử nhân luật hiện nay bao gồm:

(1) Luật sư

Theo Điều 10 Luật luật sư 2006 quy định:

“Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.”

(2) Công chứng viên

Theo Điều 8 Luật Công chứng 2014 quy định:

“Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

1. Có bằng cử nhân luật;

2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.”

(3) Trợ giúp viên pháp lý

Theo Điều 19 Luật trợ giúp pháp lý 2017 quy định:

“Điều 19. Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý

Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:

1. Có phẩm chất đạo đức tốt;

2. Có trình độ cử nhân luật trở lên;

3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;

4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;

5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.”

(4) Quản tài viên

Theo Điều 12 Luật phá sản 2014 quy định:

“1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:

a) Luật sư;

Học luật làm trái ngành gì?

b) Kiểm toán viên;

c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.

2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.”

Công việc trong cơ quan Nhà nước nào cần có bằng “Cử nhân Luât”?

(5) Thẩm phán

Khoản 2 Điều 67 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định:

“1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.”

(6) Kiểm sát viên

Theo Khoản 2 Điều 75 Luật tổ chức kiểm sát nhân dân 2014 quy định:

“1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2. Có trình độ cử nhân luật trở lên”

(7) Điều tra viên vụ việc cạnh tranh

Điều 52 Luật cạnh tranh 2018 quy định:

“Điều 53. Tiêu chuẩn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh

1. Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực.

2. Là công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

3. Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính và công nghệ thông tin.

4. Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 05 năm trong một hoặc một số lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra.”

(8) Thành viên Ủy ban cạnh tranh Quốc gia

Theo Điều 49 Luật cạnh tranh 2018 quy định:

“Điều 49. Tiêu chuẩn của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

1. Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực.

2. Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính.

3. Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 09 năm trong một hoặc một số lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này.”

(9) Chấp hành viên

Theo Khoản 1 điều 18 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định:

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.

(10) Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng trại giam

Theo khoản 4 Điều 17 Luật thi hành án hình sự 2019

“Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định.”

(11) Báo cáo viên pháp luật

Khoản 2 điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012

“Báo cáo viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

a) Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;

b) Có khả năng truyền đạt;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm”

(12) Người làm công tác pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học

Theo Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định:

– Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.

Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên.

– Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất 05 năm trực tiếp làm công tác pháp luật.

(13) Tư vấn viên pháp luật

Theo Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định:

“Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

b) Có Bằng cử nhân luật;

c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên”

(14) Kiểm tra viên ngành Kiểm sát

Theo Quyết định 73/2005/QĐ-BNV

– Là cử nhân Luật trở lên;

… và các tiêu chuẩn khác theo Quyết định.

(15) Người được bổ nhiệm làm Thừa phát lại

Theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về Thừa phát lại như sau:

– Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

– Không có tiền án;

– Có bằng cử nhân luật;

(16) Công chức làm công tác hộ tịch

Theo Điều 72 Luật hộ tịch 2014

Công chức làm công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.

(17) Thư ký Tòa án

Theo Điều 92 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014:

Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.

(18) Ủy viên Ban Giải quyết khiếu nại thuộc Bộ phận pháp chế của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam

Theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010:

Các Ủy viên Ban Giải quyết khiếu nại phải có bằng cử nhân luật.

Học luật làm trái ngành gì?

Bên cạnh những ngành nghề truyền thống theo quy định pháp luật nêu trên, cử nhân Luật sau khi tốt nghiệp cũng có thể làm tại các vị trí như:

  • Trợ giúp viên pháp lý, Trợ lý luật sư
  • Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
  • Điều tra viên vụ việc cạnh tranh
  • Người làm công tác pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học
  • Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng trại giam
  • Ủy viên Ban Giải quyết khiếu nại thuộc Bộ phận pháp chế của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam

Làm trái ngành được những gì?

Gia tăng cơ hội việc làm chính là lợi ích quyết định khiến số lượng người làm trái ngành đạt đến con số to lớn như hiện tại. Công việc đem lại nguồn lợi ích về tài chính, nuôi sống người lao động cho đến khi họ tìm được công việc phù hợp với ngành học trước đây.

Giảm tỷ lệ cạnh tranh: Người làm trái ngành làm việc trong môi trường tiếp xúc với những người có chuyên môn khác, nhờ đó áp lực về sự cạnh tranh trong công việc cũng giảm bớt. Tương tự, làm trái ngành hạn chế sự cạnh tranh về cơ hội việc làm với những người có cùng chuyên môn.

Làm việc ở một ngành nghề khác giúp chúng ta được tiếp xúc với nhiều tri thức mới. Thúc đẩy tự học hỏi tìm tòi về lĩnh vực mới, qua đó nâng tầm hiểu biết của bản thân.

Đối với những người đã từng không thành công trên lĩnh vực chuyên môn của mình thì việc rẽ hướng sang một công việc khác là một bước đi đầy hứa hẹn. Làm việc đa ngành nghề giúp chúng ta tìm được lĩnh vực phù hợp với bản thân nhất, tiến gần đến thành công.

Trên đây là tư vấn của Học viện đào tạo pháp chế ICA về nội dung “Học luật làm trái ngành gì?“. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Làm trái ngành xuất phát từ nguyên do nào?

Trong bối cảnh hiện nay, nghề nghiệp ngày càng theo xu hướng đa, xuyên lĩnh vực, tạo điều kiện cho sinh viên ra trường làm được nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Bên cạnh đó các lý do thuộc về năng lực ngành nghề, nguyện vọng làm trái ngành, không thành công ở lĩnh vực chuyên ngành,… của sinh viên cũng góp phần đẩy số lượng sinh viên làm trái ngành sau đại học tăng lên.

Làm trái ngành có những thách thức gì?

Bên cạnh những lợi ích thì làm việc không đúng sở trường ẩn chứa nhiều thử thách và rủi ro.
Hạn chế của việc làm trái ngành là thiếu kiến thức nền tảng. Người mới bắt đầu sẽ mang tâm lý chán nản khi phải tiếp xúc với quá nhiều điều mới mẻ, đòi hỏi sự học tập và trao dồi nghiêm túc. Cũng vì lý do thiếu kiến thức, hiệu quả công việc trong giai đoạn đầu cũng khó đạt được như mong đợi.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết