Sơ đồ bài viết
Kinh tế phát triển kéo theo mức sống, nhu cầu của con người ngày càng cao, các quy định của pháp luật được quan tâm nhiều hơn để bảo vệ lợi ích của mình, và luật sư luôn là mục tiêu hàng đầu được mọi người nghĩ đến tư vấn và hỗ trợ. Cái duyên với nghề luật, theo nghề và sống bằng nghề chưa bao giờ là câu chuyện dễ dàng. Nghề luật sư là nghề đặc biệt, nghề luật sư thể hiện đầy đủ các đặc điểm của nghề luật. Khi muốn trở thành một luật sư thì phải trải qua khóa đào tạo luật sư. Vậy Học phí học lớp luật sư là bao nhiêu tiền? Cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu nhé
Các điều kiện cơ bản để trở thành một Luật sư
Luật sư là người hành nghề trong lĩnh vực pháp luật, tuân thủ các tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề được thiết lập bởi pháp luật của mỗi quốc gia. Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Điều làm nên sự khác biệt của nghề luật sư so với các nghề khác nói chung là ngoài những yêu cầu về kiến thức, trình độ chuyên môn, yêu cầu hành nghề luật sư còn phải tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Đây là một đặc thù của nghề luật sư và có ảnh hưởng không nhỏ đến kỹ năng hành nghề của luật sư, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của họ. Hoạt động nghề nghiệp của luật sư bao gồm 3 tính chất: trợ giúp, tư vấn và phản biện.
Thứ nhất, phải có bằng cử nhân Luật
Muốn trở thành luật sư thì điều kiện đầu tiên là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật hoặc khoa Luật của trường Đại học (thông thường chương trình đào tạo là 4 năm học)
Thứ hai, tốt nghiệp lớp đào tạo Luật sư
Lớp học luật sư được đào tạo tại Học viện tư pháp (thời gian học trong 12 tháng), sau đó đạt kết quả qua kỳ thi tốt nghiệp của Học viện tư pháp, và được cấp bằng tốt nghiệp lớp Luật sư.
Thứ ba, tập sự tại Tổ chức hành nghề Luật sư:=
Sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo Luật sư, học viên bắt buộc phải đăng ký tập sự luật sư tại một tổ chức hành nghề Luật sư với thời gian 12 tháng.
Thứ tư, hoàn thành đợt tập sự hành nghề Luật sư
Sau khi hoàn thành thời gian tập sự luật sư, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra nếu kết quả đạt thì được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư. Nếu không đạt được kết quả như quy định thì sẽ phải tham gia kỳ kiểm tra lại ở lần kế tiếp.
Thứ năm, Cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn Luật sư, cấp thẻ hành nghề Luật sư:
Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư, thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp, xin gia nhập một Đoàn Luật sư và xin cấp thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.
Thứ sáu, Hành nghề Luật sư:
Sau khi được cấp chứng chỉ, gia nhập đoàn luật sư, được cấp thẻ hành nghề Luật sư thì Luật sư được lựa chọn tổ chức hành nghề Luật sư để hành nghề, hoặc hành nghề với tư cách cá nhân và phải đăng ký với Sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.
Học phí học lớp luật sư bao nhiêu?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định 1706/QĐ-HVTP năm 2023, mức thu học phí đối với chương trình đào tạo nghề luật sư được quy định như sau:
– Đối với các khóa học tổ chức vào buổi tối các ngày trong tuần và thứ bảy, chủ nhật: 25.190.000 đồng/học viên/khoá học (Hai mươi lăm triệu một trăm chín mươi nghìn đồng chẵn).
– Đối với các khóa học tổ chức vào giờ hành chính: 20.150.000 đồng/học viên/khoá học (Hai mươi triệu một trăm năm mươi nghìn đồng chẵn).
2) Đối với chương trình đào tạo nghề luật sư phục vụ hội nhập quốc tế
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 1 Quyết định 1706/QĐ-HVTP năm 2023, mức thu học phí đối với chương trình đào tạo nghề luật sư phục vụ hội nhập quốc tế được quy định như sau:
– Đối với các khóa học tổ chức vào buổi tối các ngày trong tuần và thứ bảy, chủ nhật: 45.940.000 đồng/học viên/khóa học (Bốn mươi lăm triệu chín trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn).
– Đối với các khóa học tổ chức vào giờ hành chính: 36.770.000 đồng/học viên/khoá học (Ba mươi sáu triệu bẩy trăm bảy mươi nghìn đồng chẵn).
(3) Đối với chương trình đào tạo nghề luật sư chất lượng cao
Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 1 Quyết định 1706/QĐ-HVTP năm 2023, mức thu học phí đối với chương trình đào tạo nghề luật sư chất lượng cao được quy định như sau:
– Đối với các khóa học tổ chức vào buổi tối các ngày trong tuần và thứ bảy, chủ nhật: 29.950.000 đồng/học viên/khoá học (Hai mươi chín triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng chẵn).
– Đối với các khóa học tổ chức vào giờ hành chính: 23.960.000 đồng/học viên/khoá học (Hai mươi ba triệu chín trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn).
(4) Đối với chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư
Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 1 Quyết định 1706/QĐ-HVTP năm 2023, mức thu học phí đối với chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư được quy định như sau:
– Đối với các khóa học tổ chức vào buổi tối các ngày trong tuần và thứ bảy, chủ nhật: 37.790.000 đồng/học viên/khoá học (Ba mươi bẩy triệu bẩy trăm chín mươi nghìn đồng chẵn).
– Đối với các khóa học tổ chức vào giờ hành chính: 30.240.000 đồng/học viên/khoá học (Ba mươi triệu hai trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn).
Chúng tôi đã tư vấn về vấn đề “Học phí học lớp luật sư năm 2023 bao nhiêu?” . Nếu bạn đọc quan tâm mời bạn đọc tham khảo các bài viết khác của chúng tôi nhé
- Pháp chế có cần thẻ luật sư hay không?
- Trang phục của Luật sư khi tham gia phiên tòa
- Pháp chế in-house và pháp chế dịch vụ khác nhau thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu TP-LS-01 ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-BTP;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe;
+ Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
+ Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật Luật sư.
Theo khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 về cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định những trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, trong đó bao gồm:
Người đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
Như vậy, căn cứ quy định trên, người đang là công chức nhà nước thì không được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.