Sơ đồ bài viết
Ngành luật là một trong số ít ngành có tính ứng dụng cao trong hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Trở thành luật sư không phải là con đường duy nhất sau khi tốt nghiệp ngành luật để các bạn sinh viên lựa chọn. Vậy, có bằng cư nhân luật nên làm gì? Triển vọng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành luật là như thế nào? Hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Ngành luật là gì?
Ngành luật được hiểu là một đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng nội dung, tính chất thuộc về một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định.
Các trường đào tạo ngành luật phân ngành luật thành các chuyên ngành chính như: luật dân sự, luật hình sự, luật đất đai, luật hành chính,….Tuỳ vào mỗi chuyên ngành mà sinh viên khi theo học sẽ được trang bị những kiến thức khác nhau.
Ngành luật và những cơ hội việc làm
Khi nhắc đến ngành luật, sẽ không ít người chỉ nghỉ sau khi tốt nghiệp ngành luật thì làm luật sư, tuy nhiên không chỉ có vậy, cử nhân ngành luật sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau như: Thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, chuyên viên pháp lý…Có bằng cử nhân luật nên làm gì? Có lẽ là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều bạn đang theo ngành học này. Và câu trả lời là bạn không chỉ làm việc tại các bộ, các phòng ban của cơ quan nhà nước mà hoàn toàn có thể mở một văn phòng luật/công ty luật hoặc tư vấn tại các doanh nghiệp.
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế, nhân sự ngành luật đang ngày càng tăng cao và mở rộng cơ hội làm việc cho tất cả các bạn sinh viên học luật.
Có bằng cử nhân luật nên làm gì?
Các bạn sinh viên ngành luật sau khi tốt nghiệp có bằng cử nhân luật có thể làm việc tại các vị trí sau:
Chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên pháp lý là một công việc có cơ hội việc làm cao trong ngành luật. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể lựa chọn làm việc tại các công ty luật/văn phòng luật, công việc chủ yếu của chuyên viên pháp lý là tư vấn, giải quyết những vấn đề liên quan đến pháp luật. Bên cạnh đó, họ phải nghiên cứu các quy định pháp luật, soạn thảo, hoàn thiện các văn bản, hồ sơ pháp lý.
Trợ lý luật sư
Cũng giống như công việc của chuyên viên pháp chế. Trợ lý luật sư là bạn làm việc tại các văn phòng luật/công ty luật, bạn có vai trò là trợ giúp luật sư trong các công việc. Bạn có trách nhiệm nghe theo luật sư và thực hiện các công việc theo sự phân công của luật sư. Các công việc chính của trợ lý luật sư có thể là nghiên cứu các văn bản pháp luật, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tóm tắt hồ sơ vụ án, đánh bút lục, soạn thảo các văn bản pháp lý, sao chụp các hồ sơ, tài liệu,…
Luật sư
Trở thành luật sư có lẽ là niềm ao ước của tất cá các bạn sinh viên ngành luật. Tuy nhiên, không phải bạn có bằng cử nhân luật là trở thành luật sư. Để trở thành luật sư bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức chuyên sâu, và trải qua quá trình học tập, thi cử. Bạn phải đăng ký tham gia khoá đào tạo nghiệp vụ luật sư tại Học viện tư pháp, phải đăng ký tập sự luật sư tại các văn phòng luật/công ty luật, và phải trải qua kì thi kết thúc tập sự luật sư. Sau khi bạn đã đi được đến bước này rồi thì bạn phải đăng ký cấp thẻ luật sư theo quy định của Luật luật sư.
Công chứng viên
Công chứng viên là người có trách nhiệm tư vấn, thẩm định công chứng cho khách hàng; công chứng và chịu trách nhiệm về hợp đồng, giao dịch, hồ sơ theo quy định pháp luật; hỗ trợ việc soạn thảo, tư vấn các vấn đề liên quan thẩm định tính pháp lý của hồ sơ.
Để trở thành công chứng viên, điều kiện trước hết là bạn phải có bằng cử nhân luật, có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan tổ chức.
Ngoài những công việc nêu trên, sinh viên học luật có thể tìm hiểu về các vị trí công việc làm tại cơ quan nhà nước như: Thư ký toà án, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Công an,…và các chức danh tư pháp khác.
Có bằng cử nhân luật làm chuyên viên pháp chế được không?
Pháp chế doanh nghiệp được biết đến là một nghề liên quan đến pháp luật. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành luật có đam mê với nghề pháp chế thì hoàn toàn có thể ứng tuyển vị trí làm việc này.
Tuy nhiên, với bằng cấp thôi thì chưa đủ, để trở thành chuyên viên pháp chế, các doanh nghiệp khi tuyển dụng sẽ đưa ra những tiêu chí nhất định, do đó, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành luật cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
Thứ nhất, có kiến thức về pháp luật, đặc biệt là kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực doanh nghiệp;
Thứ hai, am hiểu pháp luật và có khả năng vận dụng pháp luật vào thực tế để giải quyết các công việc;
Thứ ba, có tư duy logic, nhạy bén, xử lý tình huống nhanh, chính xác;
Thứ tư, tác phong làm việc chuyên nghiệp, năng động, có khả năng làm việc độc lập;
Thứ năm, thành thạo các kỹ năng cơ bản như: soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý nội bộ, kỹ năng tư vấn, thuyết trình, đàm phán,…
Như vậy, bên cạnh những công việc như luật sư, trợ lý luật sư, nhân viên pháp lý,…thì các bạn sinh viên chuyên ngành luật hoàn toàn có thể lựa chọn con đường làm pháp chế tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn ở Việt Nam với cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến cao trong công việc.
Khoá đào tạo pháp chế tại Học viện đào tạo pháp chế ICA
Pháp chế doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, tạo ra và vận hành theo các chính sách nội bộ của doanh nghiệp, điều tiết, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Pháp chế doanh nghiệp giúp đảm bảo tính tuân thủ pháp luật trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động trong hành lang pháp lý an toàn. Bộ phận pháp chế giúp doanh nghiệp tránh mọi rủi ro pháp lý đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp.
Học viện đào tạo pháp chế ICA giúp học viên định hướng rõ ràng về bản đồ tư duy pháp lý doanh nghiệp, ngân hàng, định hình đầy đủ những khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp, từ đó xác định hành trang cần thiết để phục vụ cho nghề pháp chế doanh nghiệp.
Học viện đào tạo pháp chế ICA giúp học viên trang bị bài bản về kiến thức nghiệp vụ pháp lý đa dạng cho học viên pháp chế và các đối tượng khác có mong muốn tìm hiểu về các kiến thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh nói chung.
Thông tin đăng ký khoá học pháp chế tại ICA:
Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:
- Liên hệ qua SĐT: 0564.646.646
- Liên hệ qua Mail: [email protected]
- Liên hệ qua Facebook
- Liên hệ qua YouTube
- Liên hệ qua TikTok
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về nội dung: “Có bằng cử nhân luật nên làm gì?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Hệ thống pháp luật Việt Nam có 12 ngành luật: Luật Hiến pháp, luật Hành chính, luật Hình sự, luật Tố tụng hình sự, luật Dân sự, luật Tố tụng dân sự, luật Hôn nhân và gia đình, luật Kinh tế, luật Tài chính, luật Ngân hàng, luật Đất đai, luật Lao động.
Thời gian đào tạo nghề luật sư là 12 tháng. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư. Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư thì được tập sự hành nghề luật sư tại các cơ sở hành nghề luật sư.