fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Trang phục Thư ký Toà án

Khi đã trở thành Cử nhân Luật, các bạn có thể làm việc tại nhiều vị trí việc làm và nhiều công việc khác nhau. Lúc này tùy theo khả năng, năng lực cũng như là kinh nghiệm làm việc mà bản thân có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân. Các công việc mà Cử nhân Luật quan tâm đến như: Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư hoặc làm việc tại các vị trí tại doanh nghiệp như nhân sự doanh nghiệp và pháp chế doanh nghiệp. Trong đó, Thư lý Tòa án là một vị trí việc làm mà nhiều cử nhân Luật hướng đến sau khi tốt nghiệp, đây là một chức danh không còn xa lạ với mọi người. Có nhiều thắc mắc về trang phục của Thư ký Tòa án như thế nào? Hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Quyết định 1738/QĐ-TANDTC năm 2017

Quy định về trang phục Thư ký Tòa án năm 2023

Thư ký tòa án là chức danh được Tòa án bổ nhiệm và đào tạo nghiệp vụ thư ký, thực hiện các nhiệm vụ tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự được phân và các quyền hạn khác theo luật. Pháp luật hiện hành có quy định về trang phụ của Thư ký Tòa như thế nào?

Tại Điều 9 Quy chế cấp phát, sử dụng và quản lý trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 1738/QĐ-TANDTC năm 2017 về Quy chế cấp phát, sử dụng và quản lý trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân có quy định như sau:

Cấp trang phục

Việc cấp trang phục được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 1214/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ, Quốc hội về trang phục của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân; Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm và Nghị quyết số 221/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 09 tháng 01 năm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trang phục đối với cán bộ, công chức Tòa án nhân dân, cụ thể:

1. Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc cấp trang phục cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức, viên chức, người lao động, tại Tòa án nhân dân tối cao;

2. Tòa án quân sự Trung ương thực hiện việc cấp trang phục nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, cán bộ, nhân viên tại các Tòa án quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng;

3. Tòa án nhân dân cấp cao thực hiện việc cấp trang phục cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức, người lao động tại Tòa án nhân dân cấp cao;

Quy định về trang phục Thư ký Tòa án năm 2023 như thế nào?

4. Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp trang phục cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức, người lao động tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh.

Theo quy định nêu trên, Thư ký tòa án sẽ được Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án quân sự Trung ương; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân cấp tỉnh cấp trang phục tùy vào nơi công tác của Thư ký tòa án.

Thư ký tòa án được sử dụng lễ phục trong những trường hợp nào?

Tại Điều 11 Quy chế cấp phát, sử dụng và quản lý trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 1738/QĐ-TANDTC năm 2017 có quy định về việc sử dụng lễ phục như sau:

Sử dụng lễ phục

1. Thẩm phán, Công chức, viên chức sử dụng lễ phục trong các trường hợp sau:

a) Lễ mít tinh kỷ niệm do Đảng, Nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao tổ chức;

b) Lễ công bố và trao các quyết định bổ nhiệm;

c) Lễ vinh danh Thẩm phán tiêu biểu, Thẩm phán mẫu mực;

d) Hội nghị tổng kết và triển khai công tác năm;

đ) Đại hội Đảng toàn quốc;

e) Họp Quốc hội;

g) Lễ đón nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước.

2. Việc sử dụng lễ phục trong các trường hợp khác quy định tại khoản 1 Điều này do Trưởng ban tổ chức Hội nghị hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.

3. Khi sử dụng lễ phục, Thẩm phán, công chức, viên chức được đeo huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, huy hiệu của Đảng, Nhà nước, của Tòa án nhân dân ở ngực áo bên trái theo thứ tự hạng bậc từ cao đến thấp, từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.

The đó, Thư ký tòa án được xem là công chức trong ngành tòa án. chính vì vậy, Thư ký tòa án được sử dụng lễ phục trong những trường hợp sau:

– Lễ mít tinh kỷ niệm do Đảng, Nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao tổ chức;

– Lễ công bố và trao các quyết định bổ nhiệm;

– Lễ vinh danh Thẩm phán tiêu biểu, Thẩm phán mẫu mực;

– Hội nghị tổng kết và triển khai công tác năm;

– Đại hội Đảng toàn quốc;

– Họp Quốc hội;

– Lễ đón nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước.

Việc sử dụng lễ phục trong các trường hợp khác sẽ do Trưởng ban tổ chức Hội nghị hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.

Những trường hợp nào không bắt buộc thư ký tòa án sử dụng đúng trang phục?

Tại Điều 13 Quy chế cấp phát, sử dụng và quản lý trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 1738/QĐ-TANDTC năm 2017 có quy định về những trường hợp không bắt buộc sử dụng đúng trang phục như sau:

Những trường hợp không bắt buộc sử dụng đúng trang phục

1. Do yêu cầu công tác, tiếp khách quốc tế, hội thảo quốc tế hoặc tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, hoạt động xã hội.

2. Nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thời gian mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định phải sử dụng trang phục.

Theo đó, những trường hợp không bắt buộc thư ký tòa án sử dụng đúng trang phục như:

– Do yêu cầu công tác, tiếp khách quốc tế, hội thảo quốc tế hoặc tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, hoạt động xã hội.

– Nữ thư ký trong thời gian mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định phải sử dụng trang phục.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “Quy định về trang phục Thư ký Tòa án năm 2023 như thế nào?“. Hi vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Thư ký Tòa án có nhiệm vụ gì?

Thư ký Toà án hiện nay được hiểu là công chức làm việc tại Toà án. Thư ký Toà án có nhiệm vụ ghi chép, tống đạt văn bản tố tụng, nhận, giữ, sắp xếp, chuyển hồ sơ; hướng dẫn, phổ biến cho đương sự; và làm những công việc khác đảm bảo cho Thẩm phán Toà án thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.  Thư ký Toà án còn là người giúp việc cho Thẩm phán để thực hiện những tác nghiệp trong quá trình giải quyết vụ án. Thư ký Toà án phải chịu sự giám sát, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn của Thẩm phán nhằm thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của Thư ký Tòa án là gì?

Căn cứ vào quyết định 1253/2008/QĐ-TCCB về Quy tắc ứng xử chung của cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân thì trách nhiệm của Thư ký Tòa án bao gồm những quy tắc ứng xử chung sau:
Thực sự “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”;
Thực hiện đúng pháp luật của nhà nước, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng.
Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện đúng các quy chế, quy định làm việc và nội quy cơ quan;

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết