Sơ đồ bài viết
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp ở nước ta đã tăng trưởng mạnh mẽ để cùng phát triển với nền kinh tế quốc tế. Để phòng, chống những rủi ro pháp lý và nắm bắt những quy định của pháp luật để vận dụng những chính sách đó vào sản xuất kinh doanh thì không chỉ các doanh nghiệp lớn mà cả những doanh nghiệp nhỏ đã có tổ chức bộ phận pháp chế của riêng mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể yên tâm hoạt động kinh doanh mà không trái quy định pháp luật. Vậy nhân viên pháp chế doanh nghiệp phải làm những công việc gì để có thể giúp doanh nghiệp an tâm phát triển, vững vàng hoạt động kinh doanh? Để tìm hiểu chi tiết hơn về công việc của nhân viên pháp chế, hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA khám phá những thông tin được chia sẻ trong bài viết “Mô tả công việc của nhân viên pháp chế” dưới đây!
Nhân viên pháp chế là gì?
Bạn có thể hiểu đơn giản nhân viên pháp chế là người chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và pháp chế của doanh nghiệp. Họ đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và hướng dẫn theo luật để bảo vệ danh tiếng, uy tín cho doanh nghiệp, đồng thời cung cấp tư vấn pháp lý cho ban lãnh đạo của doanh nghiệp về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh, phát triển của doanh nghiệp.
Mô tả công việc của nhân viên pháp chế chi tiết
Những công việc mà nhân viên pháp chế phải làm trong doanh nghiệp đó là:
Soạn thảo, kiểm tra hợp đồng
Nhân viên pháp chế thực hiện soạn thảo các hợp đồng mẫu hoặc các hợp đồng khác phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Soát xét, kiểm tra tính pháp lý hợp đồng phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ, công văn, văn bản, biểu mẫu, tài liệu
Nhân viên pháp chế thực hiện các hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, chấm dứt địa điểm kinh doanh và các thủ tục pháp lý có liên quan khác;
Soạn các công văn, văn bản gửi các Sở, ban, ngành;
Soạn thảo văn bản liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi có yêu cầu hoặc phát sinh tùy thời điểm;
Soạn các hồ sơ pháp lý khác khi có phát sinh hoặc theo chỉ đạo trực tiếp từ ban lãnh đạo doanh nghiệp;
Tư vấn pháp lý
Cung cấp các ý kiến pháp lý đối với các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp;
Cảnh báo các rủi ro pháp lý có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Nghiên cứu những quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động của công ty
Nhân viên pháp chế phải thường xuyên nghiên cứu các thông tư, nghị định, luật,…để đảm bảo việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với quy định pháp luật, nắm bắt được những ưu đãi, chính sách cho doanh nghiệp.
Đại diện cho doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp
Nhân viên pháp chế phải chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và tham gia giải quyết tranh chấp liên quan đến kinh doanh của doanh nghiệp như tham gia hòa giải, tham gia tố tụng tại tòa án, đại diện doanh nghiệp làm việc với các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Yêu cầu trình độ và kỹ năng với nhân viên pháp chế
Chuyên viên pháp chế là vị trí đòi hỏi người làm phải có trình độ chuyên môn theo ngành nghề. Vì vậy, nếu có ý định ứng tuyển vào vị trí nhân viên pháp chế doanh nghiệp, bạn cần tang bị cho mình những kỹ năng và điều kiện sau:
Trình độ học vấn: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật; Nắm vững hệ thống pháp luật Nhà nước: luật doanh nghiệp, luật kinh tế, luật lao động, luật đầu tư, xây dựng,…
Trình độ ngoại ngữ/tin học: Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (words, excel, duyệt mail,…)
Kỹ năng:
– Có kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện;
– Kỹ năng giao tiếp và phối hợp làm việc nhóm tốt, phân tích và xử lý vấn đề, quản lý nhóm làm việc;
– Kỹ năng đàm phán, có khả năng làm việc độc lập trong công việc, biết duy trì, thiết lập các mối quan hệ, thành thạo tin học văn phòng;
Ngoài ra, nhân viên pháp chế còn phải: có đạo đức nghề nghiệp và tính chính trực.
Môi trường làm việc của nhân viên pháp chế
Hầu hết các nhân viên pháp chế làm việc toàn thời gian trong văn phòng của doanh nghiệp. Tùy thời điểm mà có thể nhân viên pháp chế phải dành thêm thời gian làm thêm để đảo bảo tiến độ công việc. Ví dụ như: sắp xếp hồ sơ, nghiên cứu vụ kiện một cách chi tiết, kỹ lưỡng để đảm bảo hoàn thành công việc tốt nhất.
Tương tự như các vị trí nhân sự khác, nhân viên pháp chế phải có kỹ năng tổ chức mạnh mẽ và có kiến thức thực tế về các thủ tục hành chinsh. Hàng ngày, nhân viên pháp chế sẽ thực hiện các công việc văn phòng như: đặt lịch hẹn, trả lời điện thoại, email. Bên cạnh đó, còn phải soạn hợp đồng khi có yêu cầu, hỗ trợ thông tin các vụ việc, nghiên cứu quy định pháp luật và thu thập thông tin liên quan đến vụ kiện.
Ngoài ra, nhân viên pháp chế còn tư vấn, xử lý các rắc rối liên quan đến pháp luật.
Chính vì đặc tính công việc như vậy, nên khi tuyển dụng nhân viên pháp chế các doanh nghiệp luôn đòi hỏi nhân sự phải có kiến thức chuyên môn cao và một số kỹ năng bắt buộc.
Vì vậy, để trang bị cho mình những kiến thức và tự tin ứng tuyển vị trí nhân viên pháp chế hoặc để được thăng tiến trong công việc, bạn có thể đăng ký tham gia khóa học đào tạo pháp chế doanh nghiệp do ICA tổ chức. Tham gia buổi học bạn sẽ có nhiều thông tin hữu ích cũng như những kỹ năng chuyên môn về nghề pháp chế.
Thông tin liên hệ đăng ký khóa học pháp chế doanh nghiệp tại ICA
Để nhanh tay đăng ký khóa học pháp chế, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:
- Liên hệ qua SĐT: 0564.646.646
- Liên hệ qua Mail: [email protected]
- Liên hệ qua Facebook
- Liên hệ qua YouTube
- Liên hệ qua TikTok
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mô tả công việc của nhân viên pháp chế”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Câu hỏi thường gặp
Là người hỗ trợ, xử lý những vấn đề liên quan đến pháp luật của doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật. Đảm bảo sự phát triển ổn định, mạnh mẽ, thuận lợi và tránh những trường hợp tranh chấp, kiện tụng trong quá trình hoạt động, hợp tác giữa doanh nghiệp với đối tác.
Trường phòng pháp chế là người đứng đầu bộ phận pháp chế của doanh nghiệp, chuyên tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp luật của doanh nghiệp.