fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Các ví dụ về môn pháp luật đại cương thường gặp

Pháp luật được biết đến là một phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như quy định về nghĩa vụ mà công dân cần phải thực hiện. Dựa vào pháp luật, giúp con người năng động, sáng tạo và có ý chí vươn lên, đồng thời cũng góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay pháp luật được đưa vào các môn học để học sinh có thể làm quen sớm với các quy định. Tại các trường Cao đẳng, đại học không chuyên về luật sẽ có môn học Pháp luật đại cương. Vậy chi tiết về môn học này ra sao?  Học viện đào tạo pháp chế ICA mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết “Các ví dụ về môn pháp luật đại cương thường gặp” dưới đây để nắm được quy định về vấn đề này nhé!

Pháp luật đại cương là môn học như thế nào?

Pháp luật đại cương là một môn học có nội dung rất phong phú, môn học nghiên cứu về các khái niệm cơ bản, các phạm trù cơ bản nhất về Nhà nước và pháp luật dưới góc độ khoa học pháp lý. Có thể thấy rằng, Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người nhưng Nhà nước và pháp luật được tổ chức, thiết lập theo ý chí của con người để phục vụ chính ý muốn của con người. Theo đó, trong đời sống xã hội, Nhà nước và pháp luật có vai trò rất quan trọng. Pháp luật được áp dụng giải quyết hầu hết các quan hệ trong xã hội. Biết và hiểu được Nhà nước và pháp luật giúp mọi người ứng xử, chấp hành tốt các chính sách của Nhà nước cũng như các quy định pháp luật, đảm bảo kỷ cương xã hội. 

Trên cơ sở đó môn học cung cấp cho người học những nội dung cơ bản về Nhà nước và pháp luật, những nội dung cơ bản của các ngành luật gốc như Hiến pháp, Hành chính, Dân sự, Hình sự,… trong hệ thống pháp luật Việt Nam, từ đó giúp người học nâng cao sự hiểu biết về vai trò và sự quan trọng của Nhà nước và pháp luật trong đời sống, để luôn có thái độ tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước, có ý thức đầy đủ về bổn phận và nghĩa vụ của một công dân đối với quốc gia, biết áp dụng pháp luật trong cuộc sống làm việc của mình, nhất là đối với người học trong các ngành học thuộc khoa học xã hội, vừa cần những lý luận cơ bản về pháp luật, vừa cần những kiến thức pháp luật chuyên ngành. Môn học được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là môn học cơ bản, quan trọng và cần thiết trang bị cho người học ở bậc đại học. 

Môn học pháp luật đại cương có mục tiêu như thế nào?

Môn pháp luật đại cương có mục tiêu như:

  • Hiểu được những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật: nguồn gốc hình thành, bản chất, hình thức, các kiểu nhà nước và pháp luật;
  • Hiểu được những kiến thức pháp lý cơ bản về : quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa;
  • Nắm được cấu trúc và hình thức biểu hiện của hệ thống pháp luật Việt Nam;
  • Hiểu được khái niệm và các chế định cơ bản của một số bộ luật, một số luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam;
  • Phát hiện và hiểu biết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn
  • Vận dụng các kiến thức pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý
  • Phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn.
  • Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.
  • Hình thành kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý cho quần chúng nhân dân.
  • Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo tìm tòi; năng lực đánh giá và tự đánh giá.
  • Phát triển kỹ năng sử dụng và khai thác, xử lý tài liệu của môn học một cách hiệu quả;
  • Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chấp hành kỷ luật và phê phán các hành vi vi phạm kỷ luật.
  • Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chấp hành pháp luật và phê phán, lên án các hành vi làm trái quy định pháp luật.

Môn học Pháp luật đại cương có những nội dung gì?

Môn học Pháp luật đại cương có những nội dung như sau:

  • Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật
  • Quy phạm pháp luật, Văn bản  quy phạm pháp luật, Quan hệ pháp luật
  • Thực hiện pháp luật, Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
  • Hệ thống pháp luật – Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam 
  • Luật Nhà nước
  • Luật Hành chính
  • Luật Dân sự và tố tụng dân sự
  • Luật Hình sự và tố tụng hình sự
  • Luật Lao động
  • Luật Hôn nhân và gia đình
  • Một số chuyên đề về pháp luật
Các ví dụ về môn pháp luật đại cương thường gặp

Các ví dụ về môn pháp luật đại cương thường gặp

Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi ví dụ về môn học pháp luật đại cương như sau:

Câu 1: Trả lời ngắn gọn những ý sau đây?

Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau tại Việt Nam được đăng ký tại đâu?

Hình phạt cao nhất áp dụng cho người 15 tuổi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng?

Người bắt đầu có năng lực hành vi dân sự là bao nhiêu tuổi?

Đáp án:

Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau tại Việt Nam được đăng ký tại: UBND xã, phường, thị trấn, nơi cư trú của một trong các bên đăng ký

Hình phạt cao nhất áp dụng cho người 15 tuổi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng là: 12 năm tù giam

Người bắt đầu có năng lực hành vi dân sự là bao nhiêu tuổi: Đủ 6 tuổi trở lên

Câu 2: Cho một ví dụ về hành vi vi phạm pháp luật hình sự và phân tích cấu thành tội phạm trong ví dụ đã cho.

Đáp án:

Trong câu hỏi này Sinh viên có thể đưa ra một ví dụ về một vụ án hình sự bất kỳ.

Trong nội dung phân tích cấu thành tội phạm thì sinh viên phải làm rõ được các ý sau:

Mặt chủ thể của tội phạm; Mặt chủ quan của tội phạm; Mặt khách quan của tội phạm; Mặt khách thể của tội phạm.

Câu 3: Các nhận định dưới đây đúng hay sai? Giải thích?

1.Bản chất của Nhà nước không chỉ có tính giai cấp mà còn có tính xã hội.

2.Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân chỉ chấm dứt khi cá nhân đó chết.

3.Chỉ có cá nhân mới là chủ thể của vi phạm pháp luật.

4.Chủ thể của tội phạm là cá nhân và tổ chức.

5.Con dâu có quyền hưởng thừa kế của cha mẹ chồng ở hàng thừa kế thứ nhất.

6.Việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau được tiến hành tại UBND xã

phường, thị trấn nơi cư trú của một trong các bên.

Đáp án:

1. Bản chất của Nhà nước không chỉ có tính giai cấp mà còn có tính xã hội.

Trả lời: đúng, bởi vì bản chất của nhà nước mang 2 thuộc tính, tính giai cấp và tính xã hội.

2. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân chỉ chấm dứt khi cá nhân đó chết.

Trả lời: sai, bởi vì, năng lực hành vi của cá nhân có thể bị mất đi khi cá nhân đó chưa chết, cụ thể cá nhân bi mất năng lực hành vi dân sự.

3. Chỉ có cá nhân mới là chủ thể của vi phạm pháp luật.

Trả lời: sai, bởi vì, chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân và tổ chức.

4. Chủ thể của tội phạm là cá nhân và tổ chức.

Trả lời: sai, bởi vì, tổ chức không phải chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam.

5. Con dâu có quyền hưởng thừa kế của cha mẹ chồng ở hàng thừa kế thứ nhất.

Trả lời: sai, bởi vì, con dâu không được hưởng thừa kế theo pháp luật, do vậy không thể xét theo hàng thừa kế thứ nhất.

6. Việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau được tiến hành tại UBND xã phường, thị trấn nơi cư trú của một trong các bên.

Trả lời: sai, bởi vì, Việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau được tiến hành tại UBND xã phường, thị trấn nơi cư trú của một trong các bên chỉ được áp dụng trong trường hợp kết hôn tại Việt Nam, còn kết hôn tại nước ngoài thì đăng ký tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước đó

Câu 4: Phân tích về vai trò của pháp luật?

– Pháp luật là phương diện để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Duy trì thiết lập củng cố tăng cường quyền lực nhà nước.

– Pháp luật là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân. Pháp luật góp phần tạo dựng mối quan hệ mới tăng cường mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia.

– Bảo vệ và quyền lợi ích hợp pháp của mọi người dân trong xã hội

– Pháp luật được xây dựng dựa trên hoàn cảnh lịch sử địa lý của dân tộc

– Nhà nước thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ các quyền của công dân, ngăn ngừa những biểu hiện lộng quyền, thiếu trách nhiệm đối với công dân. Đồng thời đảm bảo cho mỗi công dân thực hiện đầy đủ quyền và các nghĩa vụ đối với nhà nước và các công dân khác.

Như vậy, bằng việc quy định trong pháp luật các quyền và nghĩa vụ của công dân mà pháp luật trở thành phương tiện để:

Công dân thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khỏi sự xâm hại của người khác, kể cả từ phía nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước.

Câu 5: Quan hệ pháp luật là gì? Phân tích thành phần của quan hệ pháp luật (Lấy ví dụ minh họa).

Quan hệ pháp luật:

– Là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội. Hình thức pháp lý này xuất hiện trên cơ sở điều chỉnh của quy phạm pháp luật đối với quan hệ xã hội tương ứng và các bên tham gia quan hệ pháp luật đó đều mang những quyền và nghĩa vụ pháp lý được quy phạm pháp luật nói trên quy định.

Thành phần của quan hệ pháp luật:

– Chủ thể của quan hệ pháp luật

– Nội dung của quan hệ pháp luật

– Khách thể của quan hệ pháp luật

– Người là cá nhân có thể là công dân nước ta hoặc cũng có thể là người nước ngoài đang cư trú ở nước ta muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật. Trong một số quan hệ pháp luật, còn đòi hỏi một người trở thành chủ thể phải là người có trình độ văn hóa, chuyên môn nhất định,…

VD: Muốn trở thành chủ thể của quan hệ lao động trong việc sản xuất, dịch vụ về thực phẩm đòi hỏi người đó không mắc bệnh truyền nhiễm.

– Đối với tổ chức, muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật về kinh tế đòi hỏi tổ chức đó phải được thành lập một cách hợp pháp và có tài sản riêng để hưởng quyền và làm nghĩa vụ về tài sản trong quan hệ pháp luật về kinh tế.

– Bao gồm quyền và nghĩa vụ của chủ thể :

+ Quyền của chủ thể là khả năng được hành động trong khuôn khổ do quy phạm pháp luật xác định trước.

+ Quyền của chủ thể là khả năng yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ của họ

VD: quyền của chủ thể bên kia trả tiền đúng ngày giờ theo quy định của hợp đồng cho vay.

+ Quyền của chủ thể là khả năng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với bên kia để họ thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp quyền của mình bị chủ thể bên kia vi phạm.

VD: như ví dụ trên, nếu bên vay không trả tiền đúng hạn, người cho vay có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

– Nghĩa vụ pháp lý là sự bắt buộc phải có những xử sự nhất định do quy phạm pháp luật quy định.

– Sự bắt buộc phải có xử sự bắt buộc nhằm thục hiện quyền cua chủ thể bên kia.

– Trong trường hợp này chủ thể không thực hiện nghĩa vụ pháp lý,nhà nước đảm bảo bằng sự cưỡng chế.

VD : một công dân nào đó đến ngã tư gặp đèn đỏ mà vẫn qua đường thì bị công an phạt – nghĩa vụ pháp lý trong trường hợp này là phải dừng lại không sang ngang nếu vẫn sang ngang thì sẽ bị xử lý hành chính.

– Khách thể của quan hệ pháp luật là cái mà các chủ thể của quan hệ đó hướng tới để tác động.

– Các chủ thể trong quan hệ pháp luật thông qua hành vi của mình hướng tới các đối tượng vật chất, tinh thần, hoặc thục hiện các chính trị như ứng cử bầu cử,…

– Đối tượng mà hình vi các chủ thể trong quan hệ pháp luật thường hướng tới để tác động có thé là lợi ích vật chất, giá trị tinh thần hoặc lợi ích chính trị.

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Pháp luật đại cương: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-phap-luat-dai-cuong?ref=lnpc

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nội dung “Các ví dụ về môn pháp luật đại cương thường gặp năm 2023“. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc, khi có thắc mắc hay có nhu cầu tìm hiểu về Khóa học pháp chế, bạn có thể liên hệ với chúng tôi nhé!

Câu hỏi thường gặp:

Pháp luật đại cương trong tiếng anh là gi?

Pháp luật đại cương trong tiếng Anh là: Introduction to laws hoặc General law
Studying the most basic concepts and categories about government and law in the aspect of legal science. This is an important subject that must be included in the basic education curriculum, important and necessary for foundation knowledge at the general school level that the Ministry of Education and Training requires.
State and law are two social phenomena that have a relationship with each other, existing independent of human will. The basic purpose of the state and the law is to serve the needs of the people. Legal science is a subject that studies basic concepts and categories about the state and law from a legal perspective.

Vận dụng kiến thức pháp luật đại cương vào đời sống như thế nào?

Pháp luật đại cương là môn học gắn liền với đời sống của chúng ta, chính vì thế việc vận dụng các kiến thức đã học vào đời sống hằng ngày là điều vô cùng cần thiết và quan trọng.
Pháp luật là lĩnh vực gắn liền với đời sống xã hội và môn học pháp luật đại cương cũng phần nào thể hiện được những sự cần thiết đó. Chính vì thế, sinh viên cần chú tâm hơn vào việc học môn này.

5/5 - (1 bình chọn)

1 comments on “Các ví dụ về môn pháp luật đại cương thường gặp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết