Sơ đồ bài viết
Năm 2025, nhiều quy định mới về kế toán sẽ chính thức có hiệu lực, tác động trực tiếp đến công tác ghi chép, lập báo cáo và quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Việc nắm rõ các quy định kế toán cần biết năm 2025 là điều bắt buộc đối với kế toán viên và lãnh đạo doanh nghiệp nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật, tránh rủi ro xử phạt. Bài viết dưới đây của Pháp chế ICA sẽ tổng hợp những điểm mới nổi bật, hướng dẫn áp dụng và các lưu ý quan trọng giúp bạn chủ động thích ứng với những thay đổi trong hệ thống kế toán năm nayv
Các quy định kế toán cần biết năm 2025
Những hành vi bị pháp luật cấm trong lĩnh vực thuế
Để giúp các anh/chị đang làm công tác kế toán trong doanh nghiệp, tổ chức cập nhật kịp thời các quy định pháp luật hiện hành, mình đã tổng hợp danh sách các văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến lĩnh vực kế toán, thuế, hóa đơn, bảo hiểm, tiền lương, chuẩn mực và chế độ kế toán. Dưới đây là hệ thống các văn bản theo từng nhóm lĩnh vực:
1. Luật và các văn bản hướng dẫn về kế toán
- Luật Kế toán 2015
- Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kế toán
- Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
2. Các luật thuế có liên quan đến công tác kế toán
- Luật Thuế TNDN 2008, sửa đổi 2013
- Luật Thuế GTGT 2008, sửa đổi 2013
- Luật Thuế TNCN 2007, sửa đổi 2012
- Luật Thuế TTĐB 2008, sửa đổi 2014
- Luật Quản lý thuế 2006, sửa đổi 2012
- Luật sửa đổi các luật thuế năm 2014, 2016
- Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016
3. Văn bản về hóa đơn – chứng từ
- Nghị định 51/2010/NĐ-CP; 04/2014/NĐ-CP; 119/2018/NĐ-CP
- Thông tư 32/2011/TT-BTC (hóa đơn điện tử), 39/2014/TT-BTC, 26/2015/TT-BTC, 37/2017/TT-BTC
- Thông tư 191/2010/TT-BTC (vận tải), 16/2012/TT-BTC (hóa đơn dự trữ), 71/2010/TT-BTC (ô tô – xe máy)
- Quyết định 1403/QĐ-TCT năm 2015 (quy trình kiểm tra hóa đơn)
4. Văn bản về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán – hóa đơn – giá
- Nghị định 109/2013/NĐ-CP, Nghị định 49/2016/NĐ-CP
- Thông tư 10/2014/TT-BTC, 176/2016/TT-BTC, 31/2014/TT-BTC, 153/2016/TT-BTC
5. Hệ thống văn bản về chuẩn mực kế toán Việt Nam
- Quyết định 149/2001/QĐ-BTC, 165/2002/QĐ-BTC, 234/2003/QĐ-BTC, 12/2005/QĐ-BTC, 100/2005/QĐ-BTC
- Thông tư 161/2007/TT-BTC
6. Hướng dẫn về chế độ kế toán áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp và đơn vị
- Doanh nghiệp: Thông tư 200/2014/TT-BTC, 75/2015/TT-BTC, 53/2016/TT-BTC
- DN nhỏ và vừa: Thông tư 133/2016/TT-BTC
- DN siêu nhỏ: Thông tư 132/2018/TT-BTC
- Hành chính sự nghiệp: Thông tư 107/2017/TT-BTC
- Bảo hiểm: Thông tư 102/2018/TT-BTC, 199/2014/TT-BTC, 177/2015/TT-BTC
- Chứng khoán: Thông tư 210/2014/TT-BTC
- Hợp tác xã: Thông tư 24/2017/TT-BTC
- Quỹ ETF: Thông tư 181/2015/TT-BTC
7. Văn bản liên quan đến lao động – bảo hiểm – tiền lương
- Bộ luật Lao động 2012
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- Các văn bản hướng dẫn chi tiết về tiền lương, chi phí hợp lý, bảo hiểm bắt buộc…
8. Một số văn bản khác liên quan đến nghề kế toán – kiểm toán
- Thông tư 91/2017/TT-BTC (chứng chỉ kế toán – kiểm toán)
- Thông tư 70/2015/TT-BTC (chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp)
- Thông tư 202/2014/TT-BTC (báo cáo tài chính hợp nhất)
- Thông tư 45/2013/TT-BTC (quản lý, trích khấu hao tài sản cố định)
- Thông tư 228/2009/TT-BTC, 89/2013/TT-BTC (dự phòng kế toán)
- Thông tư 09/2015/TT-BTC (giao dịch tài chính theo NĐ 222/2013/NĐ-CP)
- Các thông tư 292, 296, 297, 271/2016/TT-BTC về cấp giấy hành nghề kế toán, cập nhật kiến thức
9. Quy định liên quan đến thanh toán bằng tiền mặt
- Nghị định 222/2013/NĐ-CP
- Thông tư 33/2014/TT-NHNN, 35/2014/TT-NHNN
Lưu ý: Danh sách trên sẽ được cập nhật thêm nếu có các văn bản mới, sửa đổi hoặc thay thế. Nếu bạn có thắc mắc về bất kỳ nội dung nào trong hệ thống văn bản này, hãy để lại bình luận hoặc câu hỏi để cùng trao đổi.
Những hành vi trong lĩnh vực kế toán bị pháp luật cấm
Trong hoạt động quản lý và thực thi nghĩa vụ thuế, pháp luật Việt Nam quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm nhằm bảo đảm tính minh bạch, công bằng và hiệu quả của hệ thống thuế. Theo Điều 6 Luật Quản lý thuế năm 2019, các hành vi sau đây bị cấm tuyệt đối:
- Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức thuế để thực hiện các hành vi gian lận thuế như chuyển giá, trốn thuế.
- Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế trong quá trình thực hiện thủ tục thuế.
- Chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi từ ngân sách nhà nước.
- Cố tình không kê khai hoặc kê khai sai lệch thông tin về nghĩa vụ thuế, làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp.
- Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế thuế.
- Lạm dụng hoặc sử dụng sai mã số thuế, bao gồm việc sử dụng mã số thuế của người khác hoặc để người khác sử dụng mã số thuế của mình trái pháp luật.
- Bán hàng, cung cấp dịch vụ không lập hóa đơn, sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn không hợp pháp, hoặc sử dụng hóa đơn sai quy định.
- Làm sai lệch, truy cập trái phép, phá hoại hệ thống thông tin thuế hoặc sử dụng sai mục đích thông tin của người nộp thuế.
Những hành vi nêu trên không chỉ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước mà còn làm suy giảm niềm tin vào tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế. Vì vậy, mọi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật thuế, đồng thời không tiếp tay hoặc bao che cho các hành vi vi phạm.
Tuân thủ quy định thuế là trách nhiệm bắt buộc để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo các chế tài hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ.
Những hành vi trong lĩnh vực kế toán bị pháp luật cấm
Luật Kế toán 2015 quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm nhằm đảm bảo tính trung thực, minh bạch và chính xác trong hoạt động kế toán của mọi tổ chức, doanh nghiệp. Theo Điều 13 của Luật này, các hành vi bị cấm bao gồm:
- Làm giả, khai man hoặc thông đồng trong chứng từ kế toán: Gồm việc tạo ra tài liệu kế toán giả mạo, sai lệch số liệu hoặc thông đồng để hợp thức hóa chứng từ không đúng thực tế.
- Cố ý làm sai lệch thông tin kế toán: Cung cấp số liệu không đúng hoặc cố tình báo cáo sai nhằm che giấu vi phạm hoặc trục lợi.
- Ẩn giấu tài sản hoặc nợ phải trả ngoài sổ kế toán: Không ghi nhận tài sản, công nợ trong sổ sách kế toán, làm sai lệch tình hình tài chính của đơn vị.
- Hủy hoặc làm hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ: Vi phạm quy định về lưu trữ tài liệu kế toán tối thiểu theo quy định tại Điều 41 Luật Kế toán.
- Ban hành chuẩn mực kế toán không đúng thẩm quyền: Chỉ cơ quan có thẩm quyền mới được công bố chế độ, chuẩn mực kế toán.
- Mua chuộc, đe dọa, trù dập người làm kế toán: Ép buộc người làm kế toán thực hiện hành vi trái quy định pháp luật.
- Người quản lý vừa làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ: Gây xung đột lợi ích, thiếu minh bạch trong quản lý tài chính.
- Bố trí hoặc thuê người không đủ tiêu chuẩn làm kế toán: Vi phạm quy định tại Điều 51 và 54 của Luật Kế toán về tiêu chuẩn, điều kiện của người làm kế toán và kế toán trưởng.
- Thuê, mượn hoặc cho thuê chứng chỉ hành nghề kế toán: Là hành vi nghiêm cấm nhằm tránh tình trạng hành nghề trái phép.
- Lập hai hệ thống sổ kế toán hoặc báo cáo tài chính không thống nhất: Gây nhiễu thông tin, sai lệch báo cáo tài chính trong cùng kỳ kế toán.
- Kinh doanh dịch vụ kế toán không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện: Mọi tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán bắt buộc phải có giấy phép hành nghề hợp lệ.
- Sử dụng cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi không đúng quy định: Không được dùng tên gọi này nếu không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
- Thuê người hoặc tổ chức không đủ điều kiện hành nghề kế toán: Hành vi này làm phát sinh rủi ro pháp lý và tài chính cho doanh nghiệp sử dụng dịch vụ.
- Thông đồng giữa kế toán viên và doanh nghiệp kế toán để cung cấp thông tin sai sự thật: Là hành vi nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến tính minh bạch của hệ thống tài chính.
- Các hành vi vi phạm khác theo pháp luật về phòng, chống tham nhũng: Bao gồm mọi hành vi làm sai lệch, trục lợi từ thông tin kế toán, bị nghiêm cấm theo các quy định chuyên ngành khác.
Những quy định này không chỉ bảo vệ quyền lợi của đơn vị kế toán mà còn bảo đảm tính minh bạch, công khai trong quản lý tài chính. Vi phạm sẽ bị xử lý theo các chế tài hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng.
Mời bạn xem thêm: