fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài tập Bán Trắc nghiệm Luật hình sự quốc tế

Bạn đang tìm kiếm Bài tập Bán Trắc nghiệm Luật Hình sự Quốc tế để ôn luyện và nâng cao kiến thức? Bộ bài tập này được thiết kế với dạng câu hỏi kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận, giúp bạn hiểu sâu hơn về các nguyên tắc, quy phạm và thực tiễn áp dụng của Luật Hình sự Quốc tế. Nội dung bám sát chương trình học, phù hợp cho sinh viên luật, nghiên cứu sinh và những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Hãy cùng khám phá ngay để củng cố kiến thức vững chắc!

Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Luật hình sự quốc tế: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-quoc-te?ref=lnpc

Bài tập Bán Trắc nghiệm Luật hình sự quốc tế

Câu 1: Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự quốc tế chủ yếu là các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình các quốc gia hợp tác đấu tranh ngăn chặn và trừng trị tội phạm quốc tế.
A. Đúng
B. Sai

Câu 2: Nguồn của luật hình sự quốc tế cũng bao gồm các loại hình nguồn giống như nguồn của luật quốc tế.
A. Đúng
B. Sai

Câu 3: Tập quán quốc tế là nguồn cơ bản và quan trọng nhất của luật hình sự quốc tế.
A. Đúng
B. Sai

Câu 4: Tòa án hình sự quốc tế là thành quả to lớn và quan trọng của cộng đồng quốc tế trong đấu tranh chống tội phạm quốc tế (tội ác quốc tế).
A. Đúng
B. Sai

Câu 5: Điều ước quốc tế là thực tiễn xử sự được các quốc gia sử dụng nhiều lần trong thời gian dài xác định trong các quan hệ pháp lý quốc tế về hình sự và được các chủ thể công nhận là có hiệu lực pháp lý ràng buộc.
A. Đúng
B. Sai

Câu 6: Các tập quán quốc tế của luật hình sự quốc tế chỉ xuất hiện trong lĩnh vực hình sự.
A. Đúng
B. Sai

Câu 7: Tội phạm trong khoa học luật quốc tế được phân thành hai loại là tội phạm quốc tế và tội phạm có tính chất quốc tế.
A. Đúng
B. Sai

Câu 8: Tội phạm quốc tế là mối nguy hiểm nhất đối với toàn thể nhân loại.
A. Đúng
B. Sai

Câu 9: Tội phạm có tính chất quốc tế chỉ xâm hại đến quyền lợi của các cộng đồng quốc tế.
A. Đúng
B. Sai

Câu 10: Tội phạm hình sự chung không xâm phạm đến trật tự pháp lý quốc tế nên không cần sự trợ giúp của các nước khác.
A. Đúng
B. Sai

Câu 11: Hoạt động hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm chỉ nhằm trừng trị tội phạm ra khỏi đời sống quốc gia.
A. Đúng
B. Sai

Câu 12: Các quốc gia có thể tự xét xử các tội phạm chiến tranh theo luật hình sự của nước mình.
A. Đúng
B. Sai

Câu 13: Tội phạm có tính chất quốc tế cũng là tội phạm hình sự chung nhưng chứa đựng “thành phần nước ngoài”.
A. Đúng
B. Sai

Bài tập Bán Trắc nghiệm Luật hình sự quốc tế
Bài tập Bán Trắc nghiệm Luật hình sự quốc tế

Câu 14: Chỉ có ký kết các điều ước quốc tế đa phương mới thể hiện hợp tác quốc tế để đấu tranh phòng chống tội phạm.
A. Đúng
B. Sai

Câu 15: Hoạt động hợp tác giữa các quốc gia đấu tranh phòng chống tội phạm là cần thiết để đảm bảo một thế giới ổn định, bền vững và phát triển tốt đẹp.
A. Đúng
B. Sai

Câu 16: Chuẩn mực quốc tế của luật hình sự có 2 loại phù hợp với 2 cấp độ hiệu lực pháp luật khác nhau.
A. Đúng
B. Sai

Câu 17: Tội phạm có tính chất quốc tế và tội phạm quốc tế có nội hàm khái niệm như nhau.
A. Đúng
B. Sai

Câu 18: Theo quy chế Rome, Tòa án hình sự quốc tế là một cơ quan thường trực và bổ sung quyền tài phán hình sự quốc gia.
A. Đúng
B. Sai

Câu 19: Theo quy chế Rome, Tòa án không có địa vị pháp nhân.
A. Đúng
B. Sai

Câu 20: Theo quy chế Rome, Tòa án có thẩm quyền tài phán đối với mọi loại tội phạm.
A. Đúng
B. Sai

Câu 21: Theo quy chế Rome, tội diệt chủng chỉ bao gồm duy nhất một hành vi giết các thành viên của nhóm nhằm tiêu diệt toàn bộ hay một bộ phận nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo.
A. Đúng
B. Sai

Câu 22: Theo quy chế Rome, tội ác chống nhân loại có thể là hành vi giết người được thực hiện như một phần của sự tấn công có hệ thống hoặc trên diện rộng nhằm vào bất kỳ một cộng đồng dân thường nào, với nhận biết về sự tấn công đó.
A. Đúng
B. Sai

Câu 23: Theo quy chế Rome, tấn công nhằm vào bất kỳ cộng đồng dân cư nào chỉ bao gồm hành vi phân biệt chủng tộc được thực hiện nhiều lần chống lại bất kỳ cộng đồng dân thường nào, theo hoặc nhằm thúc đẩy chính của một quốc gia hay tổ chức về việc thực hiện các cuộc tấn công đó.
A. Đúng
B. Sai

Câu 24: Nếu sự đau đớn hoặc đau khổ về thể xác hoặc tinh thần xuất phát, gắn liền hoặc liên quan đến các hình phạt hợp pháp thì không bị coi là tra tấn theo quy chế Rome.
A. Đúng
B. Sai

Câu 25: Theo quy chế Rome, tội ác chiến tranh có thể là tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo, kể cả những thí nghiệm sinh học.
A. Đúng
B. Sai

Câu 26: Theo quy chế Rome, chỉ có quốc gia thành viên mới có thể đề xuất sửa đổi các yếu tố cấu thành tội phạm.
A. Đúng
B. Sai

Câu 27: Theo quy chế Rome, Tòa án không có quyền tài phán hồi tố.
A. Đúng
B. Sai

Câu 28: Theo quy chế Rome, Tòa án quyết định không thụ lý vụ việc chỉ khi vụ việc đang được một quốc gia có quyền tài phán điều tra hoặc truy tố.
A. Đúng
B. Sai

Câu 29: Vụ việc không đủ mức nghiêm trọng cần tòa án giải quyết không phải là nguyên nhân để Tòa án quyết định không thụ lý vụ án.
A. Đúng
B. Sai

Câu 30: Theo quy chế Rome, Tòa án tự xác định về quyền tài phán của mình đối với bất kỳ vụ việc nào được đưa ra tòa.
A. Đúng
B. Sai

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.