Sơ đồ bài viết
Bài giảng môn học Tâm lý học tội phạm Chương III: Phân tích tâm lý hành vi phạm tội cung cấp kiến thức chuyên sâu về các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi phạm tội, từ động cơ, mục đích đến quá trình ra quyết định của tội phạm. Chương này giúp người học nhận diện dấu hiệu tâm lý, phân loại hành vi tội phạm và áp dụng trong điều tra, xét xử cũng như phòng ngừa tội phạm. Cùng khám phá nội dung chi tiết trong bài giảng dưới đây!
Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Tâm lý học tội phạm: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-tam-ly-hoc-toi-pham?ref=lnpc
Bài giảng môn học Tâm lý học tội phạm chương III
Chương 3: Phân tích tâm lý hành vi phạm tội
1. Nguyên nhân tâm lý xã hội của hành vi phạm tội
1.1. Hành vi phạm tội
– Khái niệm: Hành vi phạm tội là 1 hành động có ý thức của 1 con người cụ thể xâm hại đến các quy định chung mà pháp luật nghiêm cấm được thể hiện rõ trong Bộ luật hình sự.
1.2. Nguyên nhân tâm lý xã hội của hành vi phạm tội
– Là tập hợp các đặc điểm tâm lý tiêu cực, hình thành và phát triển do hậu quả của những điều kiện xã hội không thuận lợi trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể là nguyên nhân đưa con người đến chỗ phạm tội.
==> nguyên nhân tâm lý xã hội của hành vi phạm tội được thể hiện qua 2 nhóm:
+ đặc điểm tâm lý tiêu cực
+ điều kiện và hoàn cảnh cụ thể
– Quá trình xã hội hóa cá nhân là quá trình 1 con người cụ thể chuyển biến thành 1 thành viên của xã hội hiện tại, tiếp nhận, kế tục và phát triển các giá trị văn hóa xã hội, các quy phạm đạo đức xã hội cũng như lĩnh hội ngôn ngữ và các kỹ năng thiết yếu trong sự tác động giữa cá nhân và xã hội.
1.3. Các nguyên nhân hình thành đặc điểm tâm lý tiêu cực trong tâm lý nhân cách
a. Quá trình thực hiện vai trò xã hội
– Cá nhân không có đủ các phẩm chất tâm – sinh lý mà vai trò xã hội của họ đòi hỏi: chán nản, chây lười, thụ động trong công việc
– Cá nhân có thái độ tiêu cực đối với vai trò xã hội của bản thân: thái độ vô trách nhiệm với công việc, lạm dụng quyền hạn của mình vì lợi ích cá nhân, làm giảm tính tích cực và tính sáng tạo của họ trong công việc, nảy sinh tính vô kỷ luật và thiếu ý thức trách nhiệm
b. Quá trình tiếp thu kinh nghiệm xã hội
– Cá nhân không tích cực, không tự giác tiếp thu kinh nghiệm xã hội: lệch lạc trong nhận thức, thái độ và hình thành những đặc điểm tâm lý tiêu cực ở cá nhân
– Trong các kinh nghiệm mà cá nhân tiếp thu có những khiếm khuyết lệch lạc nhất định
– Cá nhân chỉ quan tâm tiếp thu những kinh nghiệm mà nhờ đó có thể thỏa mãn nhu cầu của bản thân
c. Hệ thống giao tiếp
– Các quan hệ giao tiếp cơ bản trong đời sống và hoạt động của cá nhân không thực hiện được đầy đủ chức năng của mình
– Cá nhân tham gia vào các quan hệ giao tiếp ở những nhóm không chuẩn mực, có hoạt động không lành mạnh, có mục đích chống đối xã hội: hình thành ở cá nhân những lệch lạc trong chuẩn mực đạo đức và hành vi, làm hình thành những quan điểm sống và định hướng giá trị tiêu cực
d. Quá trình kiểm tra xã hội
– Nguyên nhân khách quan là những yếu tố, những sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội, ngoài ý muốn chủ quan của cá nhân như: thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, … làm cho NN và XH không thể duy trì chế độ kiểm tra ở mức độ bình thường.
– Nguyên nhân chủ quan: tồn tại trong nhận thức, đánh giá của cá nhân
e. Quá trình thích nghi xã hội
– Sự thích nghi của xã hội phụ thuộc vào:
+ mức độ biến đổi của môi trường xã hội
+ đặc điểm tâm lý của cá nhân: khí chất, tính cách, xu hướng, thói quen, năng lực, tình cảm, …
+ nhận thức và thái độ của cá nhân đối với sự thay đổi của môi trường xã hội
– Cá nhân không thích nghi: sự mâu thuẫn, bất đồng với xã hội, làm giảm ý thức PL của cá nhân
2. Cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội
2.1. Nhu cầu và lợi ích
a. Nhu cầu
– Nhu cầu là trạng thái thiếu thốn về cái gì đó và còn người phải tìm cách hành động để bù đắp.
– Nhu cầu là cội nguồn, là nguyên nhân sâu xa bên trong của hành vi của con người. Mọi hành động của con người đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu.
– Nhu cầu của con người xuất hiện, phát triển trong quá trình sống và hoạt động của con người, chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội.
– Nhu cầu của người phạm tội có nhiều điểm khác biệt so với nhu cầu của người bình thường, thường có những đặc trưng sau:
+ tính nghèo nàn, hạn hẹp của hệ thống nhu cầu
+ sự đòi hỏi quá cao của các nhu cầu mức độ thấp (nhu cầu sinh lý, nhu cầu vật chất)
+ tính suy đồi và thiếu lành mạnh
– Chú ý: không tồn tại nhu cầu phạm tội. Một người bị coi là phạm tội không phải vì người đó cần phải thỏa mãn nhu cầu nào đó của mình, mà bởi vì họ đã lựa chọn phương thức thỏa mãn nó bằng việc thực hiện 1 hành vi nguy hiểm cho xã hội, trong khi họ có đủ điều kiện để quyết định 1 hành vi khác phù hợp với chuẩn mực xã hội.
==> do đó sự lựa chọn phương thức hành động được quy định không phải bởi nhu cầu, mà bởi các đặc điểm nhân cách của con người.
b. Lợi ích
– Lợi ích là sự nhận thức nhu cầu và so sánh nó với những điều kiện và công cụ thực hiện đang có.
– Lợi ích con người thể hiện ở mối quan hệ của cá nhân với điều kiện hiện tại, với cái ước muốn ở kế hoạch hoạt động sống của nó trong tương lai.
2.2. Động cơ, mục đích, ý đồ phạm tội
a. Động cơ phạm tội
– Động cơ phạm tội là các yếu tố tâm lý bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. VD thù hằn cá nhân có thể đưa đến hành vi cố ý gây thương tích, giết người
– Động cơ phạm tội là nguyên nhân bên trong, trực tiếp đưa con người đến quyết định thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, biểu hiện mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và của nhân cách người phạm tội.
– Nếu phạm tội với lỗi cố ý thì luôn tồn tại động cơ phạm tội, nếu phạm tội với lỗi vô ý thì chỉ tồn tại động cơ ứng xử, không đóng vai trò thúc đẩy hành vi phạm tội
– Chú ý: động cơ và hành vi do nó thúc đẩy có thể không cùng tính chất. Một động cơ tốt cũng có thể dẫn đến hành vi phạm tội. VD vì bảo vệ cho con mình mà đánh đến mức gây thương tích cho con nhà khác
b. Mục đích phạm tội
– Là kết quả mà người phạm tội mong muốn đạt được bằng việc thực hiện hành vi phạm tội.
– Không phải hành vi phạm tội nào cũng có mục đích phạm tội. VD phạm tội do lỗi vô ý
– Mục đích được xác định trên cơ sở động cơ. Trong thực tế thường khó phân biệt động cơ và mục đích, tuy nhiên chúng là 2 hiện tượng tâm lý khác nhau:
+ chức năng chủ yếu của động cơ là động lực thúc đẩy hành vi
+ chức năng chủ yếu của mục đích là định hướng và điều khiển hành vi
Từ 1 động cơ, con người có thể đặt ra nhiều mục đích, và ngược lại 1 mục đích có thể được xác định trên cơ sở của nhiều động cơ thúc đẩy khác nhau
– Mục đích phạm tội biểu hiện mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
c. Mối quan hệ giữa động cơ và mục đích phạm tội
– Việc lựa chọn mục đích là do động cơ quyết định
– Động cơ là động lực thúc đẩy hành vi cá nhân
– Động cơ và mục đích phạm tội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: nhờ động cơ thúc đẩy nên người phạm tội mới hành động quyết liệt để đạt mục đích
– Động cơ và mục đích đôi khi được dùng thay thế cho nhau
– Tất cả phạm tội cố ý đều do động cơ nhất định thúc đẩy. Chỉ có trường hợp phạm tội vô ý do cẩu thả thì mới không có động cơ rõ ràng
2.3. Quyết định thực hiện hành vi phạm tội
– Sau khi đã có động cơ, mục đích và lập kế hoạch thực hiện, người phạm tội thường cân nhắc 1 lần nữa: có thực hiện hành vi phạm tội không ?
– Quyết định thực hiện hành vi phạm tội là sự lựa chọn cuối cùng của người phạm tội về mục đích, phương án phương tiện phạm tội, thể hiện ý chí và lý trí của người phạm tội, thái độ của họ đối với hành vi phạm tội và hậu quả của nó
– Quyết định thực hiện hành vi phạm tội có thể là quyết định có cơ sở, hợp lý, tối ưu hoặc là quyết định nông nổi, manh động, thiếu cơ sở
2.4. Phương thức thực hiện hành vi phạm tội
– Là dấu hiệu cơ bản để đánh giá về tội phạm.
– Làm rõ phương thức thực hiện hành vi phạm tội cho thấy tội phạm được thực hiện do cố ý, được chuẩn bị trước hay bất ngờ, cái gì được sử dụng, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi
2.5. Điều kiện, hoàn cảnh phạm tội
– Là điều kiện, hoàn cảnh cụ thể về không gian, thời gian và những sự kiện có liên quan xảy ra trong tình huống cá nhân thực hiện hành vi phạm tội
– Vai trò của điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài thể hiện ở chỗ: hoặc kích thích, hoặc cản trở con người thực hiện hành vi phạm tội
– Sự thay đổi của điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài có thể làm thay đổi ý đồ của người phạm tội và làm xuất hiện ý đồ mới
* Tóm lại: cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội gồm:
Nhu cầu vụ lợi, lợi ích hẹp hòi
==> Mục đích, động cơ, ý đồ phạm tội
==> Hình thành quyết định và chương trình định hướng hành vi
==> Điều kiện khách quan của hành vi
==> Thực hiện hành vi phạm tội
==> Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội
3. Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội
3.1. Trạng thái tâm lý
– Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, trạng thái tâm lý của người phạm tội thường có xu hướng trở nên căng thẳng và phức tạp. Điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau:
+ sự xuất hiện của những xúc cảm căng thẳng, những ấn tượng, ám ảnh ở người phạm tội. Vì trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội không chỉ hành động mà còn tri giác về diễn biến và hậu quả của nó, VD người phạm tội thường xuyên nhớ lại, ám ảnh bởi những hành vi đã thực hiện ==> gây ra những cảm xúc nặng nề như ghê rợn, sợ hãi, căng thẳng
+ người phạm tội nhận thức dược ý nghĩa và hậu quả của hành vi phạm tội, họ có thể có những ăn năn, hối hận
+ người phạm tội lo lắng cho sự an toàn của bản thân, lo sợ bị phát hiện và trừng trị
+ sự hoạt động tích cực của tư duy để tìm cách đối phó với cơ quan điều tra, hòng che dấu hành vi phạm tội: khi thấy hành vi của mình chưa bị lôi ra ánh sáng, người phạm tội hy vọng rằng họ có thể lẩn tránh được sự phát hiện và trừng trị của PL ==> họ tìm mọi cách để che dấu và lẩn trốn, họ cố gắng lý giải các tình huống nếu bị hỏi đến, luôn phán đoán, nhận định về hoạt động của cơ quan điều tra ==> dẫn đến người phạm tội luôn căng thẳng
3.2. Hành vi
– Xuất phát từ sự căng thẳng tâm lý, hành vi của người phạm tội thường có những biểu hiện:
+ hành vi của người phạm tội trở nên thụ động, họ dễ bị kích động, không làm chủ được bản thân
+ người phạm tội có thể tìm đến những hình thức như sử dụng các chất kích thích (rượu, ma túy, …) hoặc tìm cảm giác mạnh ở các trò tiêu khiển
+ người phạm tội có xu thế muốn tìm hiểu, thăm dò các thông tin về quá trình điều tra. Thông thường sau khi gây án, người phạm tội thường rời bỏ địa bàn cư trú để lẩn trốn, nghe ngóng động tĩnh
+ người phạm tội có sự mâu thuẫn trong xu hướng hành vi: một mặt họ muốn đầu thú vì biết rằng không sớm thì muộn cũng sẽ bị phát hiện và bị trừng phạt, một mặt họ lại muốn lẩn trốn với hy vọng mong manh rằng hành vi của mình sẽ không bị phát hiện
– Nếu người phạm tội không bị phát hiện hoặc không bị trừng trị nghiêm khắc thì họ sẽ trở nên chai dạn, kinh nghiệm và nguy hiểm hơn cho xã hội
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành hành vi người phạm tội
– Các yếu tố bẩm sinh di truyền
– Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành hành vi phạm tội
Mời bạn xem thêm: